Có những khóa đào tạo vô tuyến điện viên hàng hải nào? Việc tổ chức đào tạo vô tuyến điện viên hàng hải được thực hiện như thế nào?
Có những khóa đào tạo vô tuyến điện viên hàng hải nào?
Theo quy định tại Điều 3 Thông tư 40/2016/TT-BTTTT về các khóa đào tạo vô tuyến điện viên hàng hải như sau:
Các khóa đào tạo vô tuyến điện viên hàng hải
Các khóa đào tạo vô tuyến điện viên hàng hải hệ GMDSS bao gồm:
1. Vô tuyến điện viên hàng hải - Hạng hạn chế.
2. Vô tuyến điện viên hàng hải - Hạng tổng quát.
3. Vô tuyến điện viên hàng hải - Hạng hai.
4. Vô tuyến điện viên hàng hải - Hạng nhất.
Theo đó, các khóa đào tạo vô tuyến điện viên hàng hải hệ GMDSS bao gồm:
- Vô tuyến điện viên hàng hải - Hạng hạn chế.
- Vô tuyến điện viên hàng hải - Hạng tổng quát.
- Vô tuyến điện viên hàng hải - Hạng hai.
- Vô tuyến điện viên hàng hải - Hạng nhất.
Lưu ý: Hệ thống cấp cứu và an toàn hàng hải toàn cầu (GMDSS) là hệ thống thông tin hàng hải được hội nghị các nước thành viên của Tổ chức hàng hải Quốc tế thông qua năm 1988 trên cơ sở bổ sung, sửa đổi chương IV, Công ước quốc tế về an toàn sinh mạng con người trên biển - SOLAS 74 (sau đây gọi là GMDSS) (Theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư 40/2016/TT-BTTTT).
Có những khóa đào tạo vô tuyến điện viên hàng hải nào? Việc tổ chức đào tạo vô tuyến điện viên hàng hải được thực hiện như thế nào? (Hình từ Internet)
Việc tổ chức đào tạo vô tuyến điện viên hàng hải được thực hiện như thế nào?
Theo quy định tại Điều 4 Thông tư 40/2016/TT-BTTTT về tổ chức đào tạo vô tuyến điện viên hàng hải như sau:
Tổ chức đào tạo vô tuyến điện viên hàng hải
1. Bộ Thông tin và Truyền thông (Vụ Tổ chức cán bộ) chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan thực hiện đào tạo vô tuyến điện viên hàng hải.
2. Cơ quan, tổ chức phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông thực hiện đào tạo vô tuyến điện viên hàng hải (sau đây gọi là cơ sở đào tạo vô tuyến điện viên hàng hải) phải đáp ứng các quy định của Công ước quốc tế về tiêu chuẩn huấn luyện, cấp chứng chỉ và trực ca của thuyền viên năm 1978, sửa đổi năm 2010 về cơ sở vật chất, trang thiết bị, tài liệu giảng dạy, giáo viên tham gia giảng dạy (chi tiết tại Phụ lục I của Thông tư này) và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Theo đó, việc tổ chức đào tạo vô tuyến điện viên hàng hải được thực hiện như sau:
- Bộ Thông tin và Truyền thông (Vụ Tổ chức cán bộ) chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan thực hiện đào tạo vô tuyến điện viên hàng hải.
- Cơ quan, tổ chức phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông thực hiện đào tạo vô tuyến điện viên hàng hải (sau đây gọi là cơ sở đào tạo vô tuyến điện viên hàng hải) phải đáp ứng các quy định của Công ước quốc tế về tiêu chuẩn huấn luyện, cấp chứng chỉ và trực ca của thuyền viên năm 1978, sửa đổi năm 2010 về cơ sở vật chất, trang thiết bị, tài liệu giảng dạy, giáo viên tham gia giảng dạy (chi tiết tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 40/2016/TT-BTTTT) và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Thi tốt nghiệp và đánh giá kết quả thi tốt nghiệp các khóa đào tạo vô tuyến điện viên hàng hải được quy định thế nào?
Theo quy định tại Điều 6 Thông tư 40/2016/TT-BTTTT về thi tốt nghiệp và đánh giá kết quả thi tốt nghiệp như sau:
Thi tốt nghiệp và đánh giá kết quả thi tốt nghiệp
1. Học viên tham dự ít nhất 90% thời lượng của khóa học mới được tham gia thi tốt nghiệp. Trường hợp học viên không đảm bảo thời lượng tham dự khóa học nhưng có lý do chính đáng học viên được bảo lưu thời lượng đã học và học tiếp tại khóa học kế tiếp của cùng một cơ sở đào tạo vô tuyến điện viên hàng hải.
2. Thi tốt nghiệp khóa đào tạo được chia thành hai phần: phần thi lý thuyết và phần thi thực hành theo quy định hiện hành của Tổ chức hàng hải quốc tế (IMO). Điểm thi của mỗi phần được chấm theo thang điểm 10.
3. Các bài thi theo hình thức tự luận có điểm đạt từ điểm 5 trở lên. Các bài thi theo hình thức trắc nghiệm có điểm đạt từ điểm 7 trở lên.
4. Đối với các phần thi chưa đạt, học viên được tham gia thi lại 01 lần trong kỳ thi tốt nghiệp kế tiếp.
5. Học viên có điểm đạt ở cả hai phần thi mới đạt yêu cầu khóa học và được xét tốt nghiệp.
6. Cơ sở đào tạo vô tuyến điện viên hàng hải công nhận tốt nghiệp cho các học viên đạt yêu cầu khóa học.
Theo đó, việc thi tốt nghiệp và đánh giá kết quả thi tốt nghiệp các khóa đào tạo vô tuyến điện viên hàng hải được quy định như sau:
- Học viên tham dự ít nhất 90% thời lượng của khóa học mới được tham gia thi tốt nghiệp. Trường hợp học viên không đảm bảo thời lượng tham dự khóa học nhưng có lý do chính đáng học viên được bảo lưu thời lượng đã học và học tiếp tại khóa học kế tiếp của cùng một cơ sở đào tạo vô tuyến điện viên hàng hải.
- Thi tốt nghiệp khóa đào tạo được chia thành hai phần: phần thi lý thuyết và phần thi thực hành theo quy định hiện hành của Tổ chức hàng hải quốc tế (IMO). Điểm thi của mỗi phần được chấm theo thang điểm 10.
- Các bài thi theo hình thức tự luận có điểm đạt từ điểm 5 trở lên. Các bài thi theo hình thức trắc nghiệm có điểm đạt từ điểm 7 trở lên.
- Đối với các phần thi chưa đạt, học viên được tham gia thi lại 01 lần trong kỳ thi tốt nghiệp kế tiếp.
- Học viên có điểm đạt ở cả hai phần thi mới đạt yêu cầu khóa học và được xét tốt nghiệp.
- Cơ sở đào tạo vô tuyến điện viên hàng hải công nhận tốt nghiệp cho các học viên đạt yêu cầu khóa học.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cây nêu ngày Tết: Cây nêu có ý nghĩa gì? Sự tích cây nêu ngày Tết? Hình ảnh cây nêu ngày Tết? Cây nêu treo gì?
- Viết đoạn văn nói về tình cảm của em với một người bạn lớp 3? Học sinh tiểu học có những nhiệm vụ gì?
- Trao Huy hiệu Đảng đợt 3 2: Mẫu Kế hoạch trao Huy hiệu Đảng? Mức tặng thưởng kèm theo Huy hiệu Đảng?
- Bãi bỏ 9 văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành từ 2025 theo Thông tư 06/2025/TT-BCA?
- Tháng 12 âm lịch 2024 có 29 hay 30 ngày? Người lao động được nghỉ Tết Âm lịch 2025 vào ngày nào?