Có nhất thiết phải thực hiện niêm yết giá bằng cách dán giá niêm yết lên từng sản phẩm được bán hay không?

Bên công ty em sắp tới sẽ giảm giá hàng hóa. Em muốn biết có cần phải niêm yết giá của những hàng haó này hay không? Thay vì em dán từng giá lên sản phẩm để niêm yết, em có thể tạo danh sách giá bán niêm yết để tại quầy bán hàng được không ạ?

Công ty hạ giá bán hàng hóa thì có phải tiến hành niêm yết giá của hàng hóa đó hay không?

Căn cứ khoản 6 Điều 11 Luật Giá 2012 có quy định như sau:

"Điều 11. Quyền của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh
[...]
6. Hạ giá bán hàng hóa, dịch vụ mà không bị coi là vi phạm pháp luật về cạnh tranh và pháp luật chống bán phá giá hàng nhập khẩu, đồng thời phải niêm yết công khai tại nơi giao dịch về mức giá cũ, mức giá mới, thời hạn hạ giá đối với các trường hợp sau:
a) Hàng tươi sống;
b) Hàng hóa tồn kho;
c) Hàng hóa, dịch vụ theo mùa vụ;
d) Hàng hóa, dịch vụ để khuyến mại theo quy định của pháp luật;
đ) Hàng hóa, dịch vụ trong trường hợp doanh nghiệp phá sản, giải thể; thay đổi địa điểm, ngành nghề sản xuất, kinh doanh;
e) Hàng hóa, dịch vụ khi thực hiện chính sách bình ổn giá của Nhà nước."

Như vậy, trường hợp hạ giá bán hàng hóa phù hợp với quy định của pháp luật, thuộc những hàng hóa theo quy định trên thì công ty bạn phải niêm yết công khai tại nơi giao dịch về mức giá cũ, mức giá mới, thời hạn hạ giá cụ thể.

Có nhất thiết phải thực hiện niêm yết giá bằng cách dán giá niêm yết lên từng sản phẩm được bán hay không?

Có nhất thiết phải thực hiện niêm yết giá bằng cách dán giá niêm yết lên từng sản phẩm được bán hay không?

Có nhất thiết phải thực hiện niêm yết giá bằng cách dán giá niêm yết lên từng sản phẩm được bán hay không? (Hình từ internet)

Căn cứ Điều 18 Nghị định 177/2013/NĐ-CP có quy định về cách thức niêm yết giá như sau:

"Điều 18. Cách thức niêm yết giá
1. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực hiện niêm yết giá theo các hình thức thích hợp, rõ ràng và không gây nhầm lẫn cho khách hàng về mức giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bằng cách in, dán, ghi giá trên bảng, trên giấy hoặc trên bao bì của hàng hóa hoặc bằng hình thức khác tại nơi giao dịch hoặc nơi chào bán hàng hóa, dịch vụ để thuận tiện cho việc quan sát, nhận biết của khách hàng, cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Đối với hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá thì tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh phải niêm yết đúng giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định và mua, bán đúng giá niêm yết. Đối với hàng hóa, dịch vụ không thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá thì niêm yết theo giá do tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh quyết định và không được bán cao hơn hoặc mua thấp hơn giá niêm yết.
2. Đồng tiền niêm yết giá là Đồng Việt Nam trừ trường hợp pháp luật có quy định riêng.
3. Giá niêm yết là giá hàng hóa, dịch vụ đã bao gồm các loại thuế, phí và lệ phí (nếu có) của hàng hóa, dịch vụ đó."

Căn cứ quy định trên thì việc niêm yết giá không nhất thiết phải thực hiện theo phương pháp dán trên từng sản phẩm. Công ty chị có thể niêm yết giá bằng cách ghi giá trên bảng hoặc niêm yết giá theo danh sách tại quầy hàng như cách công ty bạn đang thực hiện.

Công ty kinh doanh hàng hóa niêm yết giá không đúng quy định bị xử phạt như thế nào?

Căn cứ quy định tại Điều 12 Nghị định 109/2013/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Nghị định 49/2016/NĐ-CP, một số hành vi vi phạm liên quan đến niêm yết giá được quy định như sau:

"Điều 12. Hành vi vi phạm quy định về công khai thông tin về giá hàng hóa, dịch vụ
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ tại địa điểm phải niêm yết giá theo quy định của pháp luật;
b) Niêm yết giá không rõ ràng gây nhầm lẫn cho khách hàng.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này trong trường hợp vi phạm nhiều lần; tái phạm;
b) Niêm yết giá không đúng giá cụ thể hoặc không nằm trong khung giá hoặc cao hơn mức giá tối đa hoặc thấp hơn mức giá tối thiểu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi bán cao hơn giá niêm yết hàng hóa, dịch vụ do tổ chức, cá nhân định giá không thuộc Khoản 5 Điều này.
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi không công khai thông tin về giá hàng hóa, dịch vụ bằng hình thức khác theo quy định của pháp luật ngoài hình thức niêm yết giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá; Danh mục hàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ổn giá, kê khai giá.
5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi bán cao hơn giá niêm yết đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục bình ổn giá, hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hạn chế kinh doanh hoặc kinh doanh có điều kiện.
6. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi không công khai về Quỹ bình ổn giá theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
7. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc trả lại cho khách hàng số tiền đã thu cao hơn giá niêm yết đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 3 và Khoản 5 Điều này, trường hợp không xác định được khách hàng để trả lại thì nộp vào ngân sách nhà nước."

Vì bạn không nêu cụ thể hành vi vi phạm liên quan đến niêm yết giá là gì nên bài viết hiện chỉ cung cấp cho bạn một số mức xử phạt vi phạm có liên quan. Bạn có thể đối chiếu quy định này với thông tin thực tế để xác định mức phạt cụ thể là bao nhiêu.

Vì mức phạt áp dụng đối với tổ chức bằng hai lần mức phạt áp dụng đối với cá nhân (căn cứ điểm a khoản 5 Điều 3 Nghị định 109/2013/NĐ-CP) nên nếu công ty vi phạm một trong những hành vi trên thì có thể bị xử phạt từ 1 triệu đồng đến 80 triệu đồng. Ngoài ra còn có thể bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả như quy định trên.

Niêm yết giá
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Niêm yết giá là gì? Trách nhiệm của cá nhân, tổ chức kinh doanh trong việc niêm yết giá được quy định ra sao tại Luật Giá 2023?
Pháp luật
Từ ngày 01/7/2024 việc kê khai giá, niêm yết giá được thực hiện như thế nào? Có được bán cao hơn giá niêm yết không?
Pháp luật
Công ty bán mỹ phẩm công khai giá niêm yết trên website bán hàng không bắt buộc in giá lên bao bì mỹ phẩm tại cửa hàng đúng không?
Pháp luật
Cá nhân kinh doanh trong chợ không niêm yết giá bán hàng hóa rõ ràng thì bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Trường hợp niêm yết giá không rõ ràng gây nhầm lẫn cho khách hàng đồng thời đưa tin không đúng sự thật về tình hình thị trường bị xử phạt vi phạm hành chính ra sao?
Pháp luật
Người bán được phép hạ giá hàng hóa mà không bị coi là vi phạm quy định của pháp luật trong trường hợp nào?
Pháp luật
Sửa đổi quy định về niêm yết giá, nguyên tắc niêm yết giá và trách nhiệm của các đối tượng trong hoạt động niêm yết giá (Dự kiến)?
Pháp luật
Doanh nghiệp không thực hiện nghĩa vụ niêm yết giá hoặc niêm yết giá không đúng so với giá cụ thể thì bị xử phạt như thế nào?
Pháp luật
Có nhất thiết phải thực hiện niêm yết giá bằng cách dán giá niêm yết lên từng sản phẩm được bán hay không?
Pháp luật
Doanh nghiệp sản xuất hàng hóa được phép niêm yết giá do doanh nghiệp mình quyết định hay không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Niêm yết giá
3,828 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Niêm yết giá
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào