Có mấy hình thức phối hợp giữa Tòa án nhân dân tối cao và Bộ Quốc phòng trong việc quản lý các Tòa án quân sự về tổ chức?
- Nguyên tắc phối hợp giữa Tòa án nhân dân tối cao và Bộ Quốc phòng trong việc quản lý các Tòa án quân sự về tổ chức là gì?
- Có mấy hình thức phối hợp giữa Tòa án nhân dân tối cao và Bộ Quốc phòng trong việc quản lý các Tòa án quân sự về tổ chức?
- Việc phối hợp giữa Tòa án nhân dân tối cao và Bộ Quốc phòng trong việc quản lý các Tòa án quân sự về tổ chức gồm nội dung gì?
Nguyên tắc phối hợp giữa Tòa án nhân dân tối cao và Bộ Quốc phòng trong việc quản lý các Tòa án quân sự về tổ chức là gì?
Theo Điều 3 Quy chế phối hợp giữa Tòa án nhân dân tối cao và Bộ Quốc phòng trong việc quản lý các Tòa án quân sự về tổ chức ban hành kèm theo Nghị quyết 333/2017/UBTVQH14 quy định như sau:
Nguyên tắc phối hợp
1. Bảo đảm phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền của từng cơ quan theo quy định của Luật tổ chức Tòa án nhân dân.
2. Chủ động, thường xuyên, chặt chẽ, tạo điều kiện hỗ trợ nhau thực hiện tốt nhiệm vụ.
Căn cứ trên quy định việc phối hợp giữa Tòa án nhân dân tối cao và Bộ Quốc phòng trong việc quản lý các Tòa án quân sự về tổ chức dựa theo các nguyên tắc như sau:
- Bảo đảm phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền của từng cơ quan theo quy định của Luật tổ chức Tòa án nhân dân.
- Chủ động, thường xuyên, chặt chẽ, tạo điều kiện hỗ trợ nhau thực hiện tốt nhiệm vụ.
Có mấy hình thức phối hợp giữa Tòa án nhân dân tối cao và Bộ Quốc phòng trong việc quản lý các Tòa án quân sự về tổ chức?
Theo Điều 4 Quy chế phối hợp giữa Tòa án nhân dân tối cao và Bộ Quốc phòng trong việc quản lý các Tòa án quân sự về tổ chức ban hành kèm theo Nghị quyết 333/2017/UBTVQH14 quy định như sau:
Hình thức phối hợp
1. Ban hành văn bản liên tịch giữa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
2. Cung cấp thông tin, tài liệu.
3. Trao đổi ý kiến, tổ chức cuộc họp hoặc làm việc trực tiếp.
4. Thông báo bằng văn bản.
5. Kiểm tra công tác tổ chức cán bộ của Tòa án quân sự các cấp.
Theo đó, có 05 hình thức phối hợp giữa Tòa án nhân dân tối cao và Bộ Quốc phòng trong việc quản lý các Tòa án quân sự về tổ chức, gồm:
- Ban hành văn bản liên tịch giữa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
- Cung cấp thông tin, tài liệu.
- Trao đổi ý kiến, tổ chức cuộc họp hoặc làm việc trực tiếp.
- Thông báo bằng văn bản.
- Kiểm tra công tác tổ chức cán bộ của Tòa án quân sự các cấp.
Đồng thời theo Điều 9 Quy chế phối hợp giữa Tòa án nhân dân tối cao và Bộ Quốc phòng trong việc quản lý các Tòa án quân sự về tổ chức ban hành kèm theo Nghị quyết 333/2017/UBTVQH14 quy định cụ thể về phương thức phối hợp trong kiểm tra công tác tổ chức cán bộ của Tòa án quân sự các cấp như sau:
Phương thức phối hợp trong kiểm tra công tác tổ chức cán bộ của Tòa án quân sự các cấp
1. Căn cứ vào yêu cầu công tác, Tòa án nhân dân tối cao chủ trì xây dựng dự thảo kế hoạch kiểm tra công tác tổ chức cán bộ của Tòa án quân sự các cấp và gửi đến Bộ Quốc phòng để thống nhất. Bộ Quốc phòng có trách nhiệm trả lời bằng văn bản trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được dự thảo kế hoạch.
2. Trên cơ sở ý kiến bằng văn bản của Bộ Quốc phòng, Tòa án nhân dân tối cao hoàn thiện kế hoạch để lãnh đạo hai cơ quan cùng ký và chỉ đạo tổ chức thực hiện kế hoạch.
Phối hợp giữa Tòa án nhân dân tối cao và Bộ Quốc phòng trong việc quản lý các Tòa án quân sự về tổ chức (Hình từ Internet)
Việc phối hợp giữa Tòa án nhân dân tối cao và Bộ Quốc phòng trong việc quản lý các Tòa án quân sự về tổ chức gồm nội dung gì?
Theo Điều 5 Quy chế phối hợp giữa Tòa án nhân dân tối cao và Bộ Quốc phòng trong việc quản lý các Tòa án quân sự về tổ chức ban hành kèm theo Nghị quyết 333/2017/UBTVQH14 quy định như sau:
Nội dung phối hợp
1. Phối hợp trong công tác tổ chức bộ máy, biên chế, nhân sự của các Tòa án quân sự.
2. Phối hợp trong công tác điều động, luân chuyển Thẩm phán Tòa án quân sự; cử, miễn nhiệm, bãi nhiệm Hội thẩm quân nhân và dự toán kinh phí hoạt động của các Tòa án quân sự.
3. Khi cần thiết, Tòa án nhân dân tối cao và Bộ Quốc phòng trao đổi, phối hợp về các nội dung khác trong việc quản lý các Tòa án quân sự về tổ chức.
Như vậy, việc phối hợp giữa Tòa án nhân dân tối cao và Bộ Quốc phòng trong việc quản lý các Tòa án quân sự về tổ chức gồm nội dung:
- Phối hợp trong công tác tổ chức bộ máy, biên chế, nhân sự của các Tòa án quân sự.
- Phối hợp trong công tác điều động, luân chuyển Thẩm phán Tòa án quân sự; cử, miễn nhiệm, bãi nhiệm Hội thẩm quân nhân và dự toán kinh phí hoạt động của các Tòa án quân sự.
- Khi cần thiết, Tòa án nhân dân tối cao và Bộ Quốc phòng trao đổi, phối hợp về các nội dung khác trong việc quản lý các Tòa án quân sự về tổ chức.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Viết bài văn về Hải Thượng Lãn Ông lớp 4? Mẫu tham khảo viết bài văn về Hải Thượng Lãn Ông lớp 4 trong 2-3 câu?
- Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng mà trước đó thỏa thuận là 60 ngày báo trước thì có đúng luật không?
- Đất công trình cấp nước thoát nước là đất gì? Đất công trình cấp nước thoát nước sử dụng không nhằm mục đích kinh doanh có thu tiền sử dụng đất không?
- Chương trình Đại hội chi bộ có cấp ủy 25 27? Tải về Mẫu Chương trình Đại hội chi bộ có cấp ủy chi tiết, mới nhất?
- Ngày 3 2 được coi là ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam từ khi nào? Ý nghĩa lịch sử sự ra đời Đảng Cộng sản Việt Nam?