Có mấy hình thức bán tài sản tại cơ quan của Đảng? Thủ tướng Chính phủ được quyết định bán loại tài sản nào?
Tài sản tại cơ quan của Đảng được bán trong những trường hợp nào?
Căn cứ Điều 26 Nghị định 165/2017/NĐ-CP quy định như sau:
Bán tài sản tại cơ quan của Đảng
1. Tài sản tại cơ quan của Đảng được bán trong các trường hợp sau đây:
a) Tài sản bị thu hồi theo quy định tại Điều 24 Nghị định này được xử lý theo hình thức bán;
b) Cơ quan của Đảng được giao sử dụng tài sản không còn nhu cầu sử dụng hoặc giảm nhu cầu sử dụng do thay đổi về tổ chức hoặc thay đổi về chức năng, nhiệm vụ và nguyên nhân khác mà không xử lý theo hình thức thu hồi hoặc điều chuyển;
c) Thực hiện sắp xếp lại việc quản lý, sử dụng tài sản của cơ quan của Đảng theo quy định tại Nghị định của Chính phủ quy định việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công;
d) Tài sản được thanh lý theo quy định tại Điều 27 Nghị định này được xử lý theo hình thức bán.
...
Chiếu theo quy định này thì tài sản tại cơ quan của Đảng được bán trong những trường hợp sau:
- Tài sản bị thu hồi theo quy định tại Điều 24 Nghị định 165/2017/NĐ-CP được xử lý theo hình thức bán;
- Cơ quan của Đảng được giao sử dụng tài sản không còn nhu cầu sử dụng hoặc giảm nhu cầu sử dụng do thay đổi về tổ chức hoặc thay đổi về chức năng, nhiệm vụ và nguyên nhân khác mà không xử lý theo hình thức thu hồi hoặc điều chuyển;
- Thực hiện sắp xếp lại việc quản lý, sử dụng tài sản của cơ quan của Đảng theo quy định tại Nghị định của Chính phủ quy định việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công;
- Tài sản được thanh lý theo quy định tại Điều 27 Nghị định 165/2017/NĐ-CP được xử lý theo hình thức bán.
Có mấy hình thức bán tài sản tại cơ quan của Đảng? Thủ tướng Chính phủ được quyết định bán loại tài sản nào? (hình từ Internet)
Thủ tướng Chính phủ được quyền quyết định bán loại tài sản nào tại cơ quan của Đảng?
Căn cứ khoản 2 Điều 26 Nghị định 165/2017/NĐ-CP quy định như sau:
Bán tài sản tại cơ quan của Đảng
...
2. Thẩm quyền quyết định bán tài sản tại cơ quan của Đảng trong trường hợp quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này:
a) Thủ tướng Chính phủ quyết định bán tài sản quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 8 Nghị định này có nguyên giá từ 500 tỷ đồng trở lên của cơ quan của Đảng ở trung ương theo đề nghị của Chánh Văn phòng Trung ương Đảng Bộ trưởng Bộ Tài chính và ý kiến của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có tài sản bán;
b) Chánh Văn phòng Trung ương Đảng quyết định bán tài sản quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 8 Nghị định này có nguyên giá dưới 500 tỷ đồng sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ Tài chính và được cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định của Đảng phê duyệt; quyết định hoặc phân cấp thẩm quyền quyết định bán tài sản khác tại cơ quan của Đảng ở trung ương;
c) Ban thường vụ tỉnh ủy quyết định bán tài sản quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 8 Nghị định này sau khi có ý kiến của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định hoặc phân cấp thẩm quyền quyết định bán tài sản khác tại cơ quan của Đảng là đơn vị dự toán cấp dưới trực thuộc Văn phòng tỉnh ủy;
d) Ban thường vụ huyện ủy quyết định bán tài sản được hình thành từ nguồn quỹ dự trữ ngân sách Đảng tại cơ quan của Đảng là đơn vị dự toán thuộc ngân sách nhà nước cấp huyện;
đ) Thẩm quyền quyết định bán tài sản trong trường hợp không thuộc phạm vi quy định tại các điểm a, b, c và d khoản này thực hiện theo quy định của pháp luật áp dụng đối với cơ quan nhà nước.
3. Thẩm quyền quyết định thanh lý tài sản tại cơ quan của Đảng theo hình thức bán được thực hiện theo quy định tại Điều 27 Nghị định này.
Theo đó, Thủ tướng Chính phủ quyết định bán tài sản quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 8 Nghị định 165/2017/NĐ-CP có nguyên giá từ 500 tỷ đồng trở lên của cơ quan của Đảng ở trung ương theo đề nghị của Chánh Văn phòng Trung ương Đảng Bộ trưởng Bộ Tài chính và ý kiến của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có tài sản bán, cụ thể gồm 02 loại tài sản sau:
- Nhà làm việc, nhà công vụ và tài sản khác gắn liền với đất thuộc trụ sở làm việc, nhà ở công vụ, nhà khách (trừ nhà khách giao cho đơn vị sự nghiệp hoặc doanh nghiệp của Đảng quản lý).
- Quyền sử dụng đất thuộc trụ sở làm việc, nhà ở công vụ, nhà khách.
Có mấy hình thức bán tài sản tại cơ quan của Đảng theo quy định hiện hành?
Tại khoản 4 Điều 26 Nghị định 165/2017/NĐ-CP quy định như sau:
Bán tài sản tại cơ quan của Đảng
...
4. Hình thức bán tài sản tại cơ quan của Đảng được thực hiện quy định tại khoản 1 Điều 24, khoản 1 Điều 26 và khoản 1 Điều 27 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP.
5. Trình tự, thủ tục và việc tổ chức bán tài sản tại cơ quan của Đảng thực hiện theo quy định của pháp luật áp dụng đối với cơ quan nhà nước.
Theo đó, việc bán tài sản tại cơ quan của Đảng được thực hiện thông qua 03 hình thức sau:
- Hình thức đấu giá được quy định tại Điểu 24 Nghị định 151/2017/NĐ-CP.
- Hình thức niêm yết giá được quy định tại Điều 26 Nghị định 151/2017/NĐ-CP.
- Hình thức chỉ định được quy định tại Điều 27 Nghị định 151/2017/NĐ-CP.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tố tụng hình sự là gì? Ai ban hành Bộ luật Tố tụng Hình sự? 27 nguyên tắc cơ bản trong Bộ luật Tố tụng Hình sự?
- Tốc độ tối đa của xe buýt từ 2025 theo Thông tư 38/2024 là bao nhiêu? Có những loại xe cơ giới nào?
- Thời điểm bổ nhiệm tổ trưởng tổ chuyên môn trường trung học cơ sở? Tổ chuyên môn có tham gia đánh giá, xếp loại giáo viên không?
- Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến hay, chọn lọc? Năm học 2024 2025, học sinh các cấp sẽ học theo chương trình mới đúng không?
- Trầm cảm là gì? Dấu hiệu trầm cảm là gì? Biến chứng nguy hiểm nhất của trầm cảm là gì theo Bộ Y tế?