Có kiểm tra hải quan đối với hành lý cá nhân của viên chức ngoại giao không? Nếu có thì trong trường hợp nào?

Tôi có một câu hỏi liên quan đến quyền của viên chức ngoại giao. Cho tôi hỏi có kiểm tra hải quan đối với hành lý cá nhân của viên chức ngoại giao không? Nếu có thì trong trường hợp nào? Câu hỏi của chị N.T.K ở Lâm Đồng.

Viên chức ngoại giao là ai?

Theo điểm e khoản 1 Điều 4 Pháp lệnh về quyền ưu đãi, miễn trừ dành cho cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự và cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam năm 1993 thì viên chức ngoại giao của cơ quan đại diện ngoại giao là những thành viên của cơ quan có cương vị ngoại giao, kể cả người đứng đầu cơ quan.

Có kiểm tra hải quan đối với hành lý cá nhân của viên chức ngoại giao không? Nếu có thì trong trường hợp nào?

Việc kiểm tra hải quan đối với hành lý cá nhân của viên chức ngoại giao được quy định tại Điều 16 Pháp lệnh về quyền ưu đãi, miễn trừ dành cho cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự và cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam năm 1993 như sau:

1- Cơ quan đại diện ngoại giao và viên chức ngoại giao được nhập khẩu và miễn thuế nhập khẩu, cũng như thuế và lệ phí liên quan khác, trừ phí lưu kho, cước vận chuyển và cước phí về những dịch vụ tương tự, đối với:
a) Đồ vật dùng vào công việc chính thức của cơ quan đại diện ngoại giao;
b) Đồ vật dùng cho cá nhân viên chức ngoại giao, kể cả những đồ vật dùng vào việc bố trí nơi ở của họ.
2- Chủng loại, số lượng và khối lượng các đồ vật được nhập khẩu nói tại khoản 1 Điều này cũng như việc tái xuất hoặc chuyển nhượng các đồ vật đó tại Việt Nam phải phù hợp với quy định của Nhà nước Việt Nam.
3- Hành lý cá nhân của viên chức ngoại giao được miễn kiểm tra hải quan, trừ trường hợp có cơ sở xác đáng để khẳng định hành lý đó chứa đựng những đồ vật không thuộc quy định tại khoản 1 Điều này hoặc bị pháp luật Việt Nam cấm nhập hoặc cấm xuất, hoặc phải kiểm tra theo quy định kiểm dịch của Việt Nam. Việc kiểm tra này chỉ được tiến hành khi có mặt viên chức ngoại giao mang hành lý đó hoặc người được uỷ quyền.

Theo quy định trên, hành lý cá nhân của viên chức ngoại giao được miễn kiểm tra hải quan, trừ trường hợp có cơ sở xác đáng để khẳng định hành lý đó chứa đựng những đồ vật sau:

- Đồ vật không dùng vào công việc chính thức của cơ quan đại diện ngoại giao; và không phải đồ vật dùng cho cá nhân viên chức ngoại giao (kể cả những đồ vật dùng vào việc bố trí nơi ở của họ).

- Đồ vật bị pháp luật Việt Nam cấm nhập hoặc cấm xuất, hoặc phải kiểm tra theo quy định kiểm dịch của Việt Nam.

Lưu ý: việc kiểm tra hải quan này chỉ được tiến hành khi có mặt viên chức ngoại giao mang hành lý đó hoặc người được uỷ quyền.

Viên chức ngoại giao

Viên chức ngoại giao (Hình từ Internet)

Được thực hiện lục soát an ninh hàng không đối với viên chức ngoại giao không?

Theo quy định tại Điều 9 Nghị định 92/2015/NĐ-CP như sau:

Lục soát an ninh hàng không
1. Lực lượng kiểm soát an ninh hàng không tại địa bàn quản lý của cảng hàng không, sân bay thực hiện lục soát an ninh hàng không trong trường hợp cần thiết theo quy định của pháp luật.
2. Việc lục soát an ninh hàng không được thực hiện đối với tàu bay, hành khách, thành viên tổ bay, hành lý, hàng hóa, bưu gửi trên tàu bay trong trường hợp có thông tin trên tàu bay có vật phẩm nguy hiểm mà chưa được phát hiện, xác định trong quá trình kiểm tra, soi chiếu trước khi đưa lên tàu bay.
3. Trường hợp có người trên tàu bay phát ngôn đe dọa an toàn của chuyến bay, việc lục soát an ninh hàng không được thực hiện đối với tàu bay, người có hành vi phát ngôn và hành lý của người đó.
4. Việc lục soát an ninh hàng không được thực hiện khi kiểm tra, soi chiếu, giám sát an ninh hàng không đối với hành khách, thành viên tổ bay, người phục vụ chuyến bay, người khác có liên quan, hành lý, hàng hóa, bưu gửi, phương tiện mà phát hiện dấu hiệu hoặc có thông tin đe dọa đến an ninh, an toàn của chuyến bay.
5. Trường hợp có người tại điểm kiểm tra soi chiếu hoặc trong khu vực hạn chế phát ngôn đe dọa an toàn của chuyến bay, thực hiện ngay việc lục soát an ninh hàng không đối với người có hành vi phát ngôn và hành lý, đồ vật của người đó.
6. Trường hợp tại cảng hàng không, sân bay và các khu vực hạn chế khác phát hiện hành lý, đồ vật không xác định được chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng, thực hiện ngay việc lục soát an ninh hàng không đối với hành lý, đồ vật đó.
7. Không thực hiện lục soát an ninh hàng không đối với trường hợp được hưởng các quyền bất khả xâm phạm thân thể theo quy định của pháp luật.

Bên cạnh đó tại Điều 29 Công ước Viên của Liên hợp quốc ngày 19/04/1961 về quan hệ ngoại giao quy định như sau:

Thân thể của viên chức ngoại giao là bất khả xâm phạm. Họ không thể bị bắt hoặc bị giam giữ dưới bất cứ hình thức nào. Nước tiếp nhận cần có sự đối xử trọng thị xứng đáng với họ và áp dụng mọi biện pháp thích đáng để ngăn chặn mọi hành vi xúc phạm đến thân thể, tự do hay phẩm cách của họ.

Như vậy, viên chức ngoại giao là người được hưởng các quyền bất khả xâm phạm thân thể. Do đó không được thực hiện lục soát an ninh hàng không đối với viên chức ngoại giao.

Viên chức ngoại giao
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Viên chức làm việc trong Đại sứ quán là viên chức ngoại giao hay viên chức lãnh sự? Viên chức ngoại giao được miễn thuế nhập khẩu không?
Pháp luật
Có kiểm tra hải quan đối với hành lý cá nhân của viên chức ngoại giao không? Nếu có thì trong trường hợp nào?
Những vụ kiện dân sự và hành chính nào mà viên chức ngoại giao không được hưởng quyền miễn trừ xét xử?
Những vụ kiện dân sự và hành chính nào mà viên chức ngoại giao không được hưởng quyền miễn trừ xét xử? Viên chức ngoại giao không được miễn loại thuế và lệ phí nào?
Pháp luật
Viên chức ngoại giao có quyền từ bỏ quyền miễn trừ của mình không? Người thân đi cùng viên chức ngoại giao có được hưởng quyền miễn trừ hay không?
Pháp luật
Viên chức ngoại giao chết thì thành viên trong gia đình sống cùng hộ với họ được hưởng quyền ưu đãi và miễn trừ đến khi nào?
Pháp luật
Nhà riêng của viên chức ngoại giao có được hưởng quyền bất khả xâm phạm và được bảo vệ như trụ sở của cơ quan đại diện ngoại giao không?
Pháp luật
Khi thành viên trong gia đình của viên chức ngoại giao không phải là công dân Nước tiếp nhận chết thì những động sản nào của họ được phép mang đi?
Pháp luật
Việc tuyển dụng hay cho thôi việc người phục vụ riêng của viên chức ngoại giao cư trú tại Nước tiếp nhận thì Nước cử có cần phải thông báo cho nước này không?
Pháp luật
Viên chức ngoại giao được hưởng những quyền ưu đãi và miễn trừ tại Nước tiếp nhận kể từ thời điểm nào?
Pháp luật
Viên chức ngoại giao có được tiến hành hoạt động thương mại nhằm mục đích kiếm lợi riêng tại Nước tiếp nhận không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Viên chức ngoại giao
1,173 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Viên chức ngoại giao
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào