Có giới hạn về phương tiện vận chuyển vật liệu cháy nổ công nghiệp hay không? Nếu có thì phương tiện nào được phép vận chuyển?

Cho tôi hỏi trong việc vận chuyển vật liệu cháy nổ công nghiệp thì có bị giới hạn về phương tiện vận chuyển hay không? Nếu có thì đó là các phương tiện nào? Quy định cụ thể của các loại phương tiện như thế nào?

Có giới hạn về phương tiện vận chuyển vật liệu cháy nổ công nghiệp hay không?

Tại khoản 3 Điều 24 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01:2019/BCT về An toàn trong sản xuất, thử nghiệm, nghiệm thu, bảo quản, vận chuyển, sử dụng, tiêu hủy vật liệu nổ công nghiệp và bảo quản tiền chất thuốc nổ quy định về phương tiện vận chuyển như sau:

"Điều 24. Quy định chung về vận chuyển VLNCN
...
3. Chỉ được sử dụng các phương tiện quy định tại khoản 10, 11, 12 Điều này để vận chuyển VLNCN.
Không được vận chuyển VLNCN cùng với chất dễ cháy hoặc các loại hàng hóa khác.
Cho phép vận chuyển chung thuốc nổ cùng với phụ kiện nổ khi đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 26 của Quy chuẩn này.
..."

Theo đó các phương tiện vận chuyển vật liệu cháy nổ công nghiệp sẽ bị giới hạn, và các phương tiện được cho phép gồm các phương tiện sau:

- Vận chuyển bằng đường sắt, đường thủy

- Xe ô tô, tời, xe thồ, xe súc vật kéo

- Vận chuyển bằng đường sắt, monoray trong hầm lò

Tuy nhiên cũng có trường hợp được vận chuyển bằng máy bay nếu được cơ quan có thẩm quyền cho phép theo quy định pháp luật về hàng không dân dụng và pháp luật liên quan về vận chuyển hàng nguy hiểm, được quy định tại Điều 27 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01:2019/BCT.

Có giới hạn về phương tiện vận chuyển vật liệu cháy nổ công nghiệp hay không? Nếu có thì phương tiện nào được phép vận chuyển?

Có giới hạn về phương tiện vận chuyển vật liệu cháy nổ công nghiệp hay không? Nếu có thì phương tiện nào được phép vận chuyển?

Quy định về vận chuyển vật liệu cháy nổ công nghiệp bằng đường sắt, đường thủy thế nào?

Về các quy định chung được quy định tại khoản 10 Điều 24 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01:2019/BCT như sau:

"Điều 24. Quy định chung về vận chuyển VLNCN
...
10. Vận chuyển bằng đường sắt, đường thủy
a) Phải kiểm tra kỹ để phát hiện, sửa chữa các hư hỏng của sàn tàu, vỏ tàu, khoang tàu, thùng toa và cửa trước khi sử dụng toa tàu, khoang tàu, xà lan, thuyền và làm sạch các chất kiềm, a xít, dầu mỡ, sản phẩm dầu hỏa, vôi sống trước khi vận chuyển VLNCN.
b) Chỉ được bốc dỡ, chuyển VLNCN từ phương tiện này sang phương tiện khác theo thứ tự từng phương tiện một.
c) Phải xếp đều trên toàn bộ diện tích sàn chứa khi xếp các hòm, bao VLNCN lên toa tàu, khoang tàu hoặc thuyền; phải buộc chặt các hòm, bao để không bị xô đẩy, va đập vào nhau khi phương tiện di chuyển.
d) Không được đứng trên hòm, bao chứa VLNCN khi xếp thành nhiều lớp. Trường hợp không xếp đầy toa tàu, khoang chứa thì phải có biện pháp chống sập, đổ các khối VLNCN.
đ) Trường hợp phải bốc dỡ một phần VLNCN xuống các ga, bến trung gian, sau mỗi lần bốc dỡ phải xếp, buộc lại các bao, hòm VLNCN để không gây nguy cơ sập đổ các bao hòm khi phương tiện tiếp tục vận chuyển. Chỉ được xếp thêm VLNCN cùng nhóm vào khoảng trống của toa tàu hoặc khoang tàu.
e) Khi VLNCN được vận chuyển đến ga tàu hoặc bến thì người trưởng ga hoặc trưởng bến có trách nhiệm:
- Thông báo cho chủ hàng VLNCN đến tiếp nhận và tổ chức bốc dỡ kịp thời;
- Tổ chức bảo vệ đến khi bốc dỡ xong;
- Phải kiểm tra bên ngoài trước khi mở cửa toa tàu, khoang tàu. Phải có mặt người áp tải khi mở khóa hoặc kẹp chì. Trường hợp phát hiện các bao, hòm VLNCN bị hư hỏng hoặc thiếu, phải lập biên bản, đồng thời đưa các bao, hòm hư hỏng ra cách chỗ bốc dỡ 50 m để đóng gói lại.
g) Vị trí bốc dỡ và đỗ của tàu chở VLNCN phải:
- Cách xa nhà ở, nhà công nghiệp, kho hàng hóa, vị trí đang bốc dỡ và bảo quản hàng hóa khác không nhỏ hơn 100 m, cách xa đường ga chính không nhỏ hơn 50 m;
- Cách bến tàu, cảng bốc dỡ và bảo quản các hàng hóa khác, các công trình công nghiệp và dân dụng không nhỏ hơn 250 m. Các tàu thủy chở VLNCN phải đỗ cách lạch tàu không nhỏ hơn 25 m.
Đối với trường hợp không đáp ứng các quy định trên, phải ngừng hoạt động khác khi bốc dỡ VLNCN.
Cho phép xếp VLNCN thành từng khối trên bờ hoặc cách xa đường sắt không nhỏ hơn 25 m để bảo quản ít hơn 05 ngày đối với trường hợp không có nhà riêng để bảo quản VLNCN tại nhà ga, bến cảng. VLNCN phải xếp trên các bục kê, che bạt kín và phải bố trí lực lượng bảo vệ canh gác. Vị trí xếp VLNCN phải đảm bảo các điều kiện về an ninh, an toàn, PCCC."

Về quy định cụ thể anh/chị tham khảo tại Điều 25 cùng Quy chuẩn này.

Quy định về vận chuyển vật liệu cháy nổ công nghiệp bằng ô tô, tời, xe thồ, xe súc vật kéo như thế nào?

Về các quy định chung đối với vận chuyển vật liệu cháy nổ bằng phương tiện này được quy định tại khoản 11 Điều 24 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01:2019/BCT như sau:

"Điều 24. Quy định chung về vận chuyển VLNCN
...
11. Vận chuyển bằng ô tô, tời, xe thồ, xe súc vật kéo
a) Phải có người áp tải khi vận chuyển VLNCN bằng phương tiện ô tô, xe thồ, xe súc vật kéo. Trường hợp xe ô tô đi thành đoàn (02 xe trở lên), phải có không nhỏ hơn 02 người áp tải. Người áp tải thứ nhất phải luôn ở trong cabin xe đi đầu tiên và người áp tải thứ hai ngồi trong cabin của xe cuối cùng.
b) Không được sử dụng các phương tiện sau để vận chuyển VLNCN:
- Ô tô chạy bằng gas;
- Ô tô buýt công cộng, xe ray điện;
- Ô tô chạy điện vận chuyển kíp điện, kíp vi sai điện;
- Ô tô tự đổ;
- Rơ moóc do ô tô kéo khi vận chuyển kíp, thuốc nổ đen, các loại thuốc nổ có chứa ni tro este lỏng;
- Tời để vận chuyển kíp và các loại thuốc nổ không thuộc nhóm 1.4D, 1.5D.
c) Chỉ được dừng, đỗ cách khu vực dân cư đông người, công trình quan trọng không nhỏ hơn 200 m. Khi dừng, đỗ phải tắt động cơ, tháo súc vật kéo ra khỏi càng xe và có biện pháp chèn chống trôi, trượt xe.
d) Trường hợp gặp đám cháy trên đường vận chuyển VLNCN, phương tiện vận chuyển VLNCN phải dừng lại ở khoảng cách không nhỏ hơn 200 m kể từ đám cháy và 50 m kể từ ngọn lửa trần. Chỉ được đi qua sau khi đám cháy được dập tắt.
đ) Không được vận chuyển chung VLNCN với các hàng hóa khác trên cùng phương tiện vận chuyển, trừ máy nổ mìn, dụng cụ phục vụ nổ mìn được để trong hòm và buộc để tránh va đập vào hòm chứa VLNCN.
e) Tốc độ tối đa của xe ô tô vận chuyển VLNCN, tiền chất thuốc nổ thực hiện theo quy định của Luật Giao thông đường bộ. Khi đi trên đường cao tốc, tốc độ tối đa không được vượt quá 80km/h.
g) Trường hợp phương tiện vận chuyển đi thành đoàn (02 phương tiện trở lên), khoảng cách giữa các phương tiện vận chuyển được quy định như sau:
Khi đi trên đường bằng và lúc dừng:
- 10 m đối với xe súc vật kéo;
- 20 m đối với xe thồ;
- 50m đối với xe ô tô.
Khi xuống hoặc lên dốc:
- 50 m đối với xe súc vật kéo;
- 100 m đối với xe thồ;
- 300 m đối với xe ô tô.
Các phương tiện vận chuyển VLNCN trên không được dừng, đỗ trên đoạn đường dốc. Trường hợp gặp sự cố ở những đoạn đường này phải chèn lốp xe và tìm cách khắc phục ngay.
..."

Về các quy định cụ thể được quy định tại Điều 26 Quy chuẩn này.

Quy định về vận chuyển vật liệu cháy nổ công nghiệp bằng đường sắt, monoray trong hầm lò như thế nào?

Về nội dung quy định chung được quy định tại khoản 12 Điều 24 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01:2019/BCT như sau:

"Điều 24. Quy định chung về vận chuyển VLNCN
...
12. Vận chuyển bằng đường sắt, monoray trong hầm lò
a) Thành và đáy toa xe chở VLNCN phải được lót bằng vật liệu mềm.
b) Trường hợp vận chuyển chung thuốc nổ và phụ kiện nổ trong một đoàn tàu, phải để thuốc nổ, phụ kiện nổ trong các toa xe khác nhau và cách nhau bằng các toa xe rỗng.
c) Phải xếp lần lượt VLNCN từng toa xe một. Cho phép xếp chồng các hòm, bao bì thuốc nổ lên nhau. Không được xếp chồng các hòm chứa kíp nổ lên nhau; phải chèn khít các khe hở giữa hòm kíp và thành toa để tránh va đập.
d) Phải trang bị các bình dập lửa trong quá trình bốc xếp, vận chuyển trên các toa xe vận chuyển VLNCN ở các đường lò bằng trong hầm lò.
13. Khi vận chuyển VLNCN, phương tiện vận chuyển phải có giấy phép vận chuyển, biểu trưng, báo hiệu theo quy định. Trong trường hợp phương tiện vận chuyển gặp sự cố, tai nạn, cháy nổ hoặc bị cản trở giao thông, người áp tải, người điều khiển phương tiện phải khoanh vùng an toàn, thiết lập cảnh báo ngăn chặn sự tụ tập, xâm nhập trái phép tránh nguy hiểm cho người đang tham gia giao thông. Thông báo với chính quyền địa phương khu vực có sự cố để được hỗ trợ, xử lý."
Vật liệu cháy nổ
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Quy định về bảo quản vật liệu cháy nổ công nghiệp sau sản xuất thế nào? Đóng gói xuất xưởng các vật liệu này phải tuân thủ quy định gì?
Pháp luật
Có thể hủy vật liệu cháy nổ công nghiệp bằng các phương pháp nào? Quy định cụ thể từng phương pháp ra sao?
Pháp luật
Có giới hạn về phương tiện vận chuyển vật liệu cháy nổ công nghiệp hay không? Nếu có thì phương tiện nào được phép vận chuyển?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Vật liệu cháy nổ
2,425 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Vật liệu cháy nổ

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Vật liệu cháy nổ

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào