CO form VC là gì? Mẫu CO form VC của Việt Nam? Hướng dẫn chi tiết kê khai CO form VC mới nhất hiện nay?
CO form VC là gì? Mẫu CO form VC của Việt Nam là mẫu nào?
CO form VC hay còn gọi là Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa C/O mẫu VC (Certificate of Origin form VC): là loại chứng từ quan trọng dành cho hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam sang Chi Lê theo Quy tắc xuất xứ trong Hiệp định khu vực thương mại tự do Việt Nam - Chi Lê.
Hiện nay, Mẫu CO form VC của Việt Nam được quy định tại Phụ lục I ban hành kèm Thông tư 05/2015/TT-BCT (thay thế mẫu tại Phụ lục IV-A ban hành kèm Thông tư 31/2013/TT-BCT).
TẢI VỀ Mẫu CO form VC của Việt Nam.
CO form VC là gì? Mẫu CO form VC của Việt Nam là mẫu nào? (Hình từ Internet)
Hướng dẫn chi tiết kê khai CO form VC của Việt Nam?
Việc kê khai CO form VC của Việt Nam được hướng dẫn chi tiết tại Phụ lục V ban hành kèm Thông tư 31/2013/TT-BCT như sau:
Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O form VC) phải được khai bằng tiếng Anh và in bằng máy in hoặc bằng các loại máy đánh chữ khác (trừ trường hợp hướng dẫn ở khoản 14 dưới đây). Nội dung kê khai CO form VC cụ thể như sau:
(1) Ô số 1: ghi tên giao dịch của người xuất khẩu, địa chỉ, tên quốc gia xuất khẩu.
(2) Ô số 2: ghi tên người nhận hàng, địa chỉ, tên quốc gia nhập khẩu.
(3) Ô số 3: các thông tin nêu tại ô này có thể được điền dựa trên cơ sở những thông tin có sẵn tại thời điểm đề nghị cấp C/O. Các thông tin cụ thể được ghi như sau:
- Ngày khởi hành: ghi ngày tàu chở hàng rời cảng.
- Tên phương tiện vận tải: nếu gửi hàng bằng đường biển thì ghi tên tàu chuyên chở; nếu gửi hàng bằng máy bay thì ghi “By air”; nếu gửi hàng bằng xe tải thì ghi “By truck”.
- Cảng dỡ hàng: ghi tên cảng dỡ hàng.
(4) Ô số 4:
- Số tham chiếu: do Tổ chức cấp C/O ghi. Số tham chiếu gồm 13 ký tự, chia làm 5 nhóm, với cách ghi cụ thể như sau:
+ Nhóm 1: tên nước thành viên xuất khẩu là Việt Nam, gồm 02 ký tự là “VN”;
+ Nhóm 2: tên nước thành viên nhập khẩu là Chi Lê, gồm 02 ký tự là “CL”;
+ Nhóm 3: năm cấp C/O, gồm 02 ký tự. Ví dụ: cấp năm 2012 sẽ ghi là “12”;
+ Nhóm 4: tên Tổ chức cấp C/O, gồm 02 ký tự. Danh sách các Tổ chức cấp C/O được quy định cụ thể tại Phụ lục VI;
+ Nhóm 5: số thứ tự của C/O, gồm 05 ký tự;
+ Giữa nhóm 1 và nhóm 2 có gạch ngang “-”. Giữa nhóm 3, nhóm 4 và nhóm 5 có dấu gạch chéo “/”.
Ví dụ: Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực thành phố Hồ Chí Minh cấp C/O mang số thứ 6 cho một lô hàng xuất khẩu sang Chi Lê trong năm 2012 thì cách ghi số tham chiếu của C/O này sẽ là: VN-CL 12/02/00006.
- Tại phần được cấp tại, ghi “VIET NAM”.
- Tại phần dành cho cơ quan có thẩm quyền (For Official Use), cơ quan Hải quan nước nhập khẩu sẽ đánh vào ô tương ứng khi cơ quan này xét cho hưởng ưu đãi thuế quan đặc biệt theo Hiệp định khu vực thương mại tự do.
(5) Ô số 5:
- Đánh dấu √ vào ô “Issued Retroactively” trong trường hợp C/O được cấp sau.
- Đánh dấu √ vào ô “Non-Party Invoicing” trong trường hợp hóa đơn thương mại được phát hành bởi một công ty có trụ sở tại một nước thứ ba không phải là nước thành viên. Các thông tin như tên và nước của công ty phát hành hóa đơn đó phải được ghi trên C/O.
- Đánh dấu √ vào ô “Certified True Copy” khi cấp lại bản sao chứng thực C/O đối với trường hợp C/O bị mất cắp, thất lạc hoặc hư hỏng.
(6) Ô số 6 (số thứ tự các mặt hàng): ghi số thứ tự cho từng mặt hàng riêng biệt.
(7) Ô số 7 (ký hiệu và số hiệu của kiện hàng): ghi ký hiệu và số hiệu trên bao bì của kiện hàng.
(8) Ô số 8 (số lượng kiện hàng, loại kiện hàng, mô tả hàng hóa, mã HS hàng hóa): ghi số lượng kiện hàng, loại kiện hàng, tên hàng hóa, mã HS của hàng hóa. Mã HS được ghi ít nhất 6 số đầu tiên. Mô tả hàng hóa trên C/O phải tương tự với mô tả hàng hóa trên hóa đơn, và nếu có thể, tương tự với mô tả của mã HS trong biểu thuế tương ứng.
(9) Ô số 9 (tiêu chí xuất xứ): ghi tiêu chí xuất xứ của hàng hóa theo hướng dẫn dưới đây:
(10) Ô số 10 (trọng lượng cả bì của hàng hóa hoặc số lượng khác): ghi trọng lượng của hàng hóa.
Thương nhân có thể lựa chọn khai hoặc không khai trị giá của lô hàng trên C/O, nhưng phải khai trị giá này trên Đơn đề nghị cấp C/O và phải cung cấp trị giá lô hàng cho tổ chức cấp C/O, cho cơ quan Hải quan khi được yêu cầu.
(11) Ô số 11 (số và ngày của hóa đơn thương mại): ghi số và ngày của hóa đơn thương mại. Hóa đơn này là hóa đơn áp dụng cho việc nhập khẩu vào nước nhập khẩu.
Trường hợp hóa đơn được cấp bởi nước thứ ba, thương nhân phải đánh dấu √ vào ô “Non-Party Invoicing” tại ô số 5. Số của hóa đơn cấp cho việc nhập khẩu vào nước nhập khẩu phải được ghi trên ô số 11. Tên và địa chỉ của công ty hoặc của cá nhân đã phát hành hóa đơn này phải được ghi tại ô số 8.
Trường hợp không biết số hóa đơn do nước thứ ba cấp tại thời điểm cấp C/O, ô số 11 có thể được để trống.
(12) Ô số 12 (xác thực của nhà xuất khẩu):
- Dòng thứ nhất: ghi chữ “VIET NAM”.
- Dòng thứ hai: ghi địa điểm, ngày tháng năm đề nghị cấp C/O, chữ ký của người đề nghị cấp C/O.
(13) Ô số 13 (chứng nhận của tổ chức cấp C/O): ghi ngày tháng năm cấp C/O, chữ ký của cán bộ cấp C/O, con dấu của Tổ chức cấp C/O.
(14) Các hướng dẫn khác:
- Trường hợp số lượng mặt hàng vượt quá khuôn khổ của một trang C/O, các mặt hàng bị vượt quá có thể được ghi tiếp lên các C/O khác nhưng số tham chiếu trên những C/O nối tiếp này phải giống với số tham chiếu của C/O ban đầu. Những C/O nối tiếp này cũng phải được kê khai đầy đủ thông tin theo yêu cầu và phải được ký, đóng dấu tương tự C/O ban đầu.
- Ô số 5 có thể được đánh dấu √ bằng bút mực không phải là màu đỏ hoặc in bằng máy in hoặc bằng các loại máy đánh chữ khác.
CO form VC của Việt Nam được cấp vào thời điểm nào?
Căn cứ Điều 6 Phụ lục III ban hành kèm Thông tư 31/2013/TT-BCT có quy định như sau:
Cấp C/O
1. C/O được cấp trước hoặc tại thời điểm xuất khẩu
2. Trường hợp ngoại lệ C/O có thể được cấp sau nhưng không quá một (01) năm kể từ ngày xếp hàng lên tàu và phải đánh dấu “Issued Retroactively”.
Theo đó, CO form VC của Việt Nam được cấp trước hoặc tại thời điểm xuất khẩu.
Trường hợp ngoại lệ C/O có thể được cấp sau nhưng không quá một (01) năm kể từ ngày xếp hàng lên tàu và phải đánh dấu “Issued Retroactively”.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phần mềm Họp không giấy của Kiểm toán nhà nước được xây dựng nhằm mục đích gì? Được quản lý tập trung ở đâu?
- Lưu học sinh Campuchia hệ đào tạo dài hạn tự lựa chọn phương tiện là xe khách có được hỗ trợ thanh toán giá vé không?
- Vận động viên đe dọa xâm phạm sức khỏe tính mạng trong thi đấu thể thao có bị xử phạt hay không?
- Giới nghiêm là gì? Lệnh giới nghiêm trong hoạt động quốc phòng cần phải xác định những nội dung nào?
- Hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử trong cơ quan nhà nước có số lượng người sử dụng bao nhiêu được xem là có quy mô rất lớn?