Có được xóa đăng ký thường trú đối với người đã được cơ quan có thẩm quyền tước quốc tịch Việt Nam hay không?
- Có được xóa đăng ký thường trú đối với người đã được cơ quan có thẩm quyền tước quốc tịch Việt Nam hay không?
- Cơ quan nào có thẩm quyền thực hiện việc xóa đăng ký thường trú khi phát hiện công dân thuộc trường hợp bị xóa đăng ký thường trú?
- Nếu cơ quan đăng ký cư trú đã thông báo mà người thuộc diện xóa đăng ký thường trú không nộp hồ sơ làm thủ tục xóa đăng ký thì xử lý thế nào?
Có được xóa đăng ký thường trú đối với người đã được cơ quan có thẩm quyền tước quốc tịch Việt Nam hay không?
Căn cứ khoản 1 Điều 24 Luật Cư trú 2020 quy định về việc xóa đăng ký thường trú như sau:
Xóa đăng ký thường trú
1. Người thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị xóa đăng ký thường trú:
a) Chết; có quyết định của Tòa án tuyên bố mất tích hoặc đã chết;
b) Ra nước ngoài để định cư;
c) Đã có quyết định hủy bỏ đăng ký thường trú quy định tại Điều 35 của Luật này;
d) Vắng mặt liên tục tại nơi thường trú từ 12 tháng trở lên mà không đăng ký tạm trú tại chỗ ở khác hoặc không khai báo tạm vắng, trừ trường hợp xuất cảnh ra nước ngoài nhưng không phải để định cư hoặc trường hợp đang chấp hành án phạt tù, chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng;
đ) Đã được cơ quan có thẩm quyền cho thôi quốc tịch Việt Nam, tước quốc tịch Việt Nam, hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam;
e) Người đã đăng ký thường trú tại chỗ ở do thuê, mượn, ở nhờ nhưng đã chấm dứt việc thuê, mượn, ở nhờ mà sau 12 tháng kể từ ngày chấm dứt việc thuê, mượn, ở nhờ vẫn chưa đăng ký thường trú tại chỗ ở mới, trừ trường hợp quy định tại điểm h khoản này;
...
Theo quy định trên thì người đã được cơ quan có thẩm quyền cho thôi quốc tịch Việt Nam, tước quốc tịch Việt Nam, hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam thuộc trường hợp bị xóa đăng ký thường trú.
Như vậy, người đã được cơ quan có thẩm quyền tước quốc tịch Việt Nam thì có thể bị xóa đăng ký thường trú.
Có được xóa đăng ký thường trú đối với người đã được cơ quan có thẩm quyền tước quốc tịch Việt Nam hay không? (Hình từ Internet)
Cơ quan nào có thẩm quyền thực hiện việc xóa đăng ký thường trú khi phát hiện công dân thuộc trường hợp bị xóa đăng ký thường trú?
Căn cứ khoản 5 Điều 7 Nghị định 62/2021/NĐ-CP quy định về hồ sơ, thủ tục xóa đăng ký thường trú như sau:
Hồ sơ, thủ tục xóa đăng ký thường trú
...
4. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ thì cơ quan đăng ký cư trú phải xóa đăng ký thường trú đối với công dân và cập nhật việc xóa đăng ký thường trú vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú.
5. Cơ quan đăng ký cư trú thực hiện việc xóa đăng ký thường trú đối với công dân khi phát hiện công dân đó thuộc một trong các trường hợp bị xóa đăng ký thường trú. Trước khi thực hiện việc xóa đăng ký thường trú, cơ quan đăng ký cư trú thông báo về việc xóa đăng ký thường trú tới công dân hoặc đại diện hộ gia đình để biết và thực hiện việc nộp hồ sơ làm thủ tục xóa đăng ký thường trú theo quy định tại khoản 2 Điều này.
...
Như vậy, theo quy định thì cơ quan đăng ký cư trú có thẩm quyền thực hiện việc xóa đăng ký thường trú đối với công dân khi phát hiện công dân đó thuộc một trong các trường hợp bị xóa đăng ký thường trú.
Nếu cơ quan đăng ký cư trú đã thông báo mà người thuộc diện xóa đăng ký thường trú không nộp hồ sơ làm thủ tục xóa đăng ký thì xử lý thế nào?
Căn cứ khoản 5 Điều 7 Nghị định 62/2021/NĐ-CP quy định về hồ sơ, thủ tục xóa đăng ký thường trú như sau:
Hồ sơ, thủ tục xóa đăng ký thường trú
...
5. Cơ quan đăng ký cư trú thực hiện việc xóa đăng ký thường trú đối với công dân khi phát hiện công dân đó thuộc một trong các trường hợp bị xóa đăng ký thường trú. Trước khi thực hiện việc xóa đăng ký thường trú, cơ quan đăng ký cư trú thông báo về việc xóa đăng ký thường trú tới công dân hoặc đại diện hộ gia đình để biết và thực hiện việc nộp hồ sơ làm thủ tục xóa đăng ký thường trú theo quy định tại khoản 2 Điều này.
Trường hợp quá 07 ngày kể từ ngày cơ quan đăng ký cư trú thông báo mà người thuộc diện xóa đăng ký thường trú hoặc đại diện hộ gia đình không nộp hồ sơ làm thủ tục xóa đăng ký thường trú thì cơ quan đăng ký cư trú tiến hành lập biên bản về việc công dân, đại diện hộ gia đình không nộp hồ sơ làm thủ tục xóa đăng ký thường trú và thực hiện xóa đăng ký thường trú đối với công dân. Cơ quan đăng ký cư trú thông báo bằng văn bản cho công dân đó hoặc chủ hộ về việc xóa đăng ký thường trú sau khi đã thực hiện.
Như vậy, theo quy định, nếu quá 07 ngày kể từ ngày cơ quan đăng ký cư trú thông báo mà người thuộc diện xóa đăng ký thường trú không nộp hồ sơ làm thủ tục xóa đăng ký thường trú thì cơ quan đăng ký cư trú tiến hành lập biên bản về việc công dân không nộp hồ sơ và thực hiện xóa đăng ký thường trú đối với công dân.
Cơ quan đăng ký cư trú thông báo bằng văn bản cho công dân đó hoặc chủ hộ về việc xóa đăng ký thường trú sau khi đã thực hiện.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi đấu giá theo phương thức đặt giá xuống mà chỉ có một người đăng ký tham gia đấu giá thì cuộc đấu giá thực hiện như nào?
- Chế độ cử tuyển là gì? Người học theo chế độ cử tuyển có trách nhiệm như thế nào khi tốt nghiệp?
- Rối loạn lưỡng cực là gì? Nguyên nhân gây rối loạn lượng cực? Rối loạn lượng cực có tái phát không?
- Trường cao đẳng sư phạm trung ương trực thuộc cơ quan nào? Nội dung quy chế tổ chức của trường cao đẳng sư phạm trung ương?
- Tranh chấp hợp đồng dân sự là gì? Những tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án bao gồm tranh chấp hợp đồng dân sự?