Có được từ chối xét nghiệm HIV khi khám nghĩa vụ quân sự? Kết quả xét nghiệm HIV dương tính có được công khai không?
Có được từ chối xét nghiệm HIV khi thực hiện khám nghĩa vụ quân sự hay không?
Việc khám nghĩa vụ quân sự được quy định tại điểm d khoản 3 Điều 6 Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP như sau:
Khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự
...
3. Quy trình khám sức khỏe
a) Lập danh sách các đối tượng là công dân thuộc diện được gọi nhập ngũ đã qua sơ tuyển sức khỏe trên địa bàn được giao quản lý;
b) Thông báo thời gian, địa điểm tổ chức khám sức khỏe;
c) Tổ chức khám sức khỏe theo các nội dung quy định tại Khoản 2 Điều này;
d) Tổ chức tư vấn và xét nghiệm HIV theo quy định của Luật Phòng, chống HIV/AIDS đối với các trường hợp đạt tiêu chuẩn sức khỏe gọi nhập ngũ hằng năm theo hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng;
đ) Hoàn chỉnh phiếu sức khỏe theo quy định tại Mục II Mẫu 2 Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư này;
e) Tổng hợp, báo cáo kết quả khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự theo Mẫu 3a Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này.
4. Thời gian khám sức khỏe: từ ngày 01 tháng 11 đến hết ngày 31 tháng 12 hằng năm.
5. Tổ chức các phòng khám sức khỏe
a) Việc bố trí các phòng khám phải theo nguyên tắc một chiều, khép kín, thuận lợi cho người khám và bảo đảm đủ điều kiện tối thiểu để khám đối với từng chuyên khoa.
b) Số lượng các phòng khám căn cứ vào số lượng nhân viên y tế của Hội đồng khám sức khỏe và tình hình thực tế để bố trí:
- Phòng khám thể lực;
- Phòng đo mạch, Huyết áp;
- Phòng khám thị lực, Mắt;
- Phòng khám thính lực, Tai - Mũi - Họng;
- Phòng khám Răng - Hàm - Mặt;
- Phòng khám Nội và Tâm thần kinh;
- Phòng khám Ngoại khoa, Da liễu;
- Phòng xét nghiệm;
- Phòng kết luận.
Trường hợp có khám tuyển công dân nữ thực hiện khám sản phụ khoa theo hướng dẫn tại Mục IV Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này.
c) Trang bị, dụng cụ y tế tối thiểu của Hội đồng khám sức khỏe theo Danh mục quy định tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này.
6. Đối với các huyện có Bệnh viện thì Bệnh viện đa khoa huyện chịu trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ quy định tại Điều này.
Theo đó, Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự tổ chức tư vấn và xét nghiệm HIV theo quy định của Luật phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) 2006 đối với các trường hợp đạt tiêu chuẩn sức khỏe gọi nhập ngũ hằng năm theo hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
Như vậy, công dân khi đi khám nghĩa vụ quân sự không được từ chối xét nghiệm HIV.
Có được từ chối xét nghiệm HIV khi thực hiện khám nghĩa vụ quân sự hay không? (Hình từ Internet)
Kết quả xét nghiệm HIV khi đi khám nghĩa vụ quân sự có được công khai hay không?
Theo điểm d khoản 1 Điều 4 Luật Phòng chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) 2006 người nhiễm HIV được giữ bí mật riêng tư liên quan đến HIV/AIDS.
Bên cạnh đó, theo khoản 5 Điều 8 Luật Phòng chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) 2006 nghiêm cấm hành vi công khai tên, địa chỉ, hình ảnh của người nhiễm HIV hoặc tiết lộ cho người khác biết việc một người nhiễm HIV khi chưa được sự đồng ý của người đó.
Trừ trường hợp quy định tại Điều 30 Luật Phòng chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) 2006 sửa đổi bởi Khoản 10 Điều 1 Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) sửa đổi 2020.
Như vậy, tổ chức thực hiện khám nghĩa vụ quân sự phải giữ bí mật riêng tư của người khám nghĩa vụ quân sự, không được phép tiết lộ thông tin về trình trạng nhiễm HIV khi người đó chưa cho phép trừ trường hợp quy định tại Điều 30 Luật Phòng chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) 2006.
Người nhiễm HIV được đánh giá sức khỏe loại nào khi thực hiện khám nghĩa vụ quân sự?
Theo tiết 173 tiểu mục 11 Mục II Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 16/2016/TTLT-BYT-BQP như sau:
Theo đó, bệnh HIV sẽ được đánh giá điểm 6 trong phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự.
Việc phân loại sức khỏe nghĩa vụ quân sự được quy định tại khoản 4 Điều 9 Thông tư liên tịch số 16/2016/TTLT-BYT-BQP như sau:
Phân loại sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự
...
4. Cách phân loại sức khỏe
Căn cứ vào số điểm chấm cho 8 chỉ tiêu ghi trong phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự để phân loại, cụ thể như sau:
a) Loại 1: 8 chỉ tiêu đều đạt điểm 1;
b) Loại 2: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 2;
c) Loại 3: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 3;
d) Loại 4: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 4;
đ) Loại 5: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 5;
e) Loại 6: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 6.
...
Theo đó, người nhiễm HIV sẽ được xếp vào nhóm sức khỏe số 6 khi thực hiện khám nghĩa vụ quân sự.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Sản phẩm phái sinh là gì? Kinh doanh ngoại hối và sản phẩm phái sinh của ngân hàng thương mại như thế nào?
- Tháng 12 âm lịch 2024 kết thúc vào ngày nào? Xem lịch âm tháng 12/2024 chi tiết, đầy đủ nhất?
- Thiệp chúc mừng năm mới khách hàng đối tác 2025 Ất Tỵ? Thiệp chúc mừng năm mới 2025 khách hàng, đối tác?
- Năm 2025, xe khách không thực hiện đúng về giá cước, giá dịch vụ niêm yết bị phạt bao nhiêu tiền?
- 'Tam giác vàng' là gì? Buôn bán thuốc phiện tại Việt Nam thì hình phạt nặng nhất là gì? Nhẹ nhất là gì?