Có được tính vào thời giờ làm việc nếu công ty làm việc theo ca liên tục có thời gian nghỉ giữa giờ là 1 tiếng không?

Có được tính vào thời giờ làm việc nếu công ty làm việc theo ca liên tục có thời gian nghỉ giữa giờ là 1 tiếng không? Công ty chúng tôi có chế độ làm ca 12 tiếng cho công nhân, 1 ngày có 2 ca: 12 giờ ban ngày và 12 giờ ban đêm. Thời gian nghỉ giữa ca hiện nay: 2 lần, mỗi lần 1 giờ. Công ty cần chấm công số giờ làm việc bình thường và số giờ tăng ca của mỗi loại ca làm việc như thế nào thì phù hợp? Ví dụ: Ca 12 tiếng đêm: từ 18 giờ - 6 giờ Cách chấm 1: 4 giờ tăng ca (trước 22 giờ) + 8h (sau 22 giờ) Cách chấm 2: 4 giờ (trước 22 giờ) + 4 giờ (sau 22h) + 2h75p (tăng ca sau 22 giờ). Chú ý: 75p là thời gian nghỉ được tính vào giờ làm việc.

Thời giờ làm việc được quy định như thế nào?

Căn cứ theo Điều 105 Bộ luật Lao động 2019 quy định thời giờ làm việc bình thường như sau:

"1. Thời giờ làm việc bình thường không quá 08 giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ trong 01 tuần.
2. Người sử dụng lao động có quyền quy định thời giờ làm việc theo ngày hoặc tuần nhưng phải thông báo cho người lao động biết; trường hợp theo tuần thì thời giờ làm việc bình thường không quá 10 giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ trong 01 tuần.
Nhà nước khuyến khích người sử dụng lao động thực hiện tuần làm việc 40 giờ đối với người lao động.
3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm giới hạn thời gian làm việc tiếp xúc với yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại đúng theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và pháp luật có liên quan."

Theo quy định trên thì doanh nghiệp được lựa chọn thời gian làm việc theo ngày hoặc theo tuần:

- Nếu chọn làm việc theo ngày thì thời gian làm việc bình thường không quá 08 giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ trong 01 tuần.

- Nếu chọn làm việc theo tuần thì thời gian làm việc bình thường không quá 10 giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ trong 01 tuần.

Thời giờ làm việc

Thời giờ làm việc (Hình từ Internet)

Thời giờ được tính vào thời giờ làm việc được hưởng lương quy định như thế nào?

Căn cứ theo Điều 58 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định thời giờ được tính vào thời giờ làm việc được hưởng lương như sau:

"1. Nghỉ giữa giờ quy định khoản 2 Điều 64 Nghị định này.
2. Nghỉ giải lao theo tính chất của công việc.
3. Nghỉ cần thiết trong quá trình lao động đã được tính trong định mức lao động cho nhu cầu sinh lý tự nhiên của con người.
4. Thời giờ nghỉ đối với lao động nữ khi mang thai hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trong thời gian hành kinh theo quy định tại khoản 2 và khoản 4 Điều 137 của Bộ luật Lao động.
5. Thời giờ phải ngừng việc không do lỗi của người lao động.
6. Thời giờ hội họp, học tập, tập huấn do yêu cầu của người sử dụng lao động hoặc được người sử dụng lao động đồng ý.
7. Thời giờ người học nghề, tập nghề trực tiếp hoặc tham gia lao động theo quy định tại khoản 5 Điều 61 của Bộ luật Lao động.
8. Thời giờ mà người lao động là thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở được sử dụng để thực hiện nhiệm vụ theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 176 của Bộ luật Lao động.
9. Thời giờ khám sức khỏe, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp, giám định y khoa để xác định mức độ suy giảm khả năng lao động do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, nếu thời giờ đó được thực hiện theo sự bố trí hoặc do yêu cầu của người sử dụng lao động.
10. Thời giờ đăng ký, khám, kiểm tra sức khỏe nghĩa vụ quân sự, nếu thời giờ đó được hưởng nguyên lương theo quy định của pháp luật về nghĩa vụ quân sự."

Có được tính vào thời giờ làm việc nếu công ty làm việc theo ca liên tục có thời gian nghỉ giữa giờ là 1 tiếng không?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 109 Bộ luật Lao động 2019 quy định nghỉ trong giờ làm việc như sau:

"1. Người lao động làm việc theo thời giờ làm việc quy định tại Điều 105 của Bộ luật này từ 06 giờ trở lên trong một ngày thì được nghỉ giữa giờ ít nhất 30 phút liên tục, làm việc ban đêm thì được nghỉ giữa giờ ít nhất 45 phút liên tục.
Trường hợp người lao động làm việc theo ca liên tục từ 06 giờ trở lên thì thời gian nghỉ giữa giờ được tính vào giờ làm việc.
2. Ngoài thời gian nghỉ quy định tại khoản 1 Điều này, người sử dụng lao động bố trí cho người lao động các đợt nghỉ giải lao và ghi vào nội quy lao động."

Và căn cứ theo Điều 63 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định ca làm việc và tổ chức làm việc theo ca như sau:

"1. Ca làm việc là khoảng thời gian làm việc của người lao động từ khi bắt đầu nhận nhiệm vụ cho đến khi kết thúc và bàn giao nhiệm vụ cho người khác, bao gồm cả thời gian làm việc và thời gian nghỉ giữa giờ.
2. Tổ chức làm việc theo ca là việc bố trí ít nhất 02 người hoặc 02 nhóm người thay phiên nhau làm việc trên cùng một vị trí làm việc, tính trong thời gian 01 ngày (24 giờ liên tục).
3. Trường hợp làm việc theo ca liên tục để được tính nghỉ giữa giờ vào giờ làm việc quy định tại khoản 1 Điều 109 của Bộ luật Lao động là trường hợp tổ chức làm việc theo ca quy định tại khoản 2 Điều này khi ca làm việc đó có đủ các điều kiện sau:
a) Người lao động làm việc trong ca từ 06 giờ trở lên;
b) Thời gian chuyển tiếp giữa hai ca làm việc liền kề không quá 45 phút."

Theo thông tin bạn cung cấp thì:

- Người lao động làm việc theo ca 12 tiếng đã thỏa điều kiện tại điểm a khoản 3 Điều 63 Nghị định 145/2020/NĐ-CP.

- Bên bạn có 2 ca làm việc liền kề nhau, không có thời gian chuyển tiếp => đã thỏa điều kiện tại điểm b khoản 3 Điều 63 Nghị định 145/2020/NĐ-CP.

Như vậy, thời gian nghỉ giữa giờ 1 tiếng tại công ty bạn sẽ tính vào thời gian làm việc.

Khi tính chấm công cho ca đêm 12 tiếng (12 này đã bao gồm thời gian làm việc và thời gian nghỉ giữa giờ) thì sẽ 8 giờ làm việc bình thường + 4 giờ tăng ca nếu bên bạn lựa chọn thời giờ làm việc bình thường theo ngày.

Nếu lựa chọn thời gian bình thường theo tuần thì sẽ 10 giờ làm việc bình thường + 2 giờ tăng ca.

Nếu bạn muốn không tính thời gian nghỉ giữa giờ vào thời gian làm việc thì 2 ca làm việc của bạn phải cách nhau hơn 45 phút.

Thời giờ làm việc
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Thời giờ làm việc bình thường của người lao động không quá bao nhiêu giờ trong ngày và không quá bao nhiêu giờ trong tuần?
Pháp luật
Thời gian tối đa của mỗi ca làm việc theo tuần là bao lâu? Thời gian đó có thể kéo dài hay không?
Pháp luật
Tổ chức làm việc theo ca là gì? Tổ chức làm việc theo ca như thế nào cho đúng quy định của pháp luật?
Pháp luật
Thời gian người lao động nghỉ giải lao có được được tính vào thời giờ làm việc được hưởng lương không?
Pháp luật
Lịch làm việc bệnh viện mắt Thành phố Hồ Chí Minh? Bệnh viện có làm việc vào thứ Bảy và Chủ nhật không?
Pháp luật
Thời giờ làm việc đối với người lao động làm công việc sản xuất có tính thời vụ, công việc gia công theo đơn đặt hàng được pháp luật quy định như thế nào?
Pháp luật
Người lao động có thể thoả thuận về hình thức trả lương theo giờ hay không? Số giờ làm việc tối đa trong một ngày của người lao động là bao nhiêu?
Pháp luật
Trong bối cảnh phòng, chống dịch Covid-19, cho phép người lao động được làm thêm tối đa bao nhiêu giờ?
Pháp luật
Thời giờ làm việc của lao động 17 tuổi làm công việc pha chế đồ uống trong nhà hàng tối đa là bao nhiêu?
Pháp luật
Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với NLĐ làm công việc vận hành, sửa chữa hệ thống đường ống phân phối khí và các công trình khí năm 2022?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Thời giờ làm việc
5,764 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Thời giờ làm việc

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Văn bản liên quan đến Thời giờ làm việc
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào