Có được thực hiện cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật tại Cơ quan thú y cấp tỉnh không?
- Có được thực hiện cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật tại Cơ quan thú y cấp tỉnh không?
- Hồ sơ cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật tại Cơ quan thú y cấp tỉnh bao gồm những gì?
- Các bước thực hiện đề nghị Giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật tại Cơ quan thú y cấp tỉnh ra sao?
Có được thực hiện cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật tại Cơ quan thú y cấp tỉnh không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 19 Thông tư 24/2022/TT-BNNPTNT về các trường hợp cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật như sau:
Cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật
1. Cơ quan thú y thực hiện việc cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật đối với các trường hợp sau:
a) Cơ sở có Giấy chứng nhận hết hiệu lực theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 18 Thông tư này;
b) Cơ sở có Giấy chứng nhận vẫn còn hiệu lực nhưng bị hỏng, thất lạc hoặc có sự thay đổi, bổ sung thông tin về cơ sở trên Giấy chứng nhận;
c) Cơ sở quy định tại điểm d và điểm đ khoản 2 Điều 18 Thông tư này đã thực hiện các biện pháp khắc phục sai lỗi và thực hiện các biện pháp duy trì điều kiện an toàn dịch bệnh;
d) Cơ sở quy định tại điểm c khoản 2 Điều 18 Thông tư này; đã xử lý dịch bệnh theo quy định và thực hiện giám sát dịch bệnh theo quy định tại Điều 6 Thông tư này.
Đồng thời, Điều 3 Thông tư 24/2022/TT-BNNPTNT có quy định về cơ quan thẩm định và cấp Giấy chứng nhận cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh động vật như sau:
Cơ quan thẩm định và cấp Giấy chứng nhận cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh động vật
1. Cục Thú y thẩm định và cấp Giấy chứng nhận an toàn dịch bệnh động vật (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận) đối với:
a) Cơ sở an toàn dịch bệnh động vật phục vụ xuất khẩu, hỗn hợp xuất khẩu và tiêu dùng trong nước;
b) Vùng an toàn dịch bệnh động vật cấp xã phục vụ xuất khẩu, hỗn hợp xuất khẩu và tiêu dùng trong nước;
c) Vùng an toàn dịch bệnh động vật cấp huyện, cấp tỉnh.
2. Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh thẩm định và cấp Giấy chứng nhận đối với cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh động vật không thuộc phạm vi quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Cơ quan thẩm định và cấp Giấy chứng nhận gọi chung là Cơ quan thú y.
Như vậy, theo các quy định trên thì nếu thuộc trường hợp được thực hiện cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật thì cơ sở có thể thực hiện hồ sơ tại Cơ quan thú y cấp tỉnh nếu không phải cơ sở an toàn dịch bệnh động vật phục vụ xuất khẩu, hỗn hợp xuất khẩu và tiêu dùng trong nước.
Có được thực hiện cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật tại Cơ quan thú y cấp tỉnh không? (Hình từ Internet)
Hồ sơ cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật tại Cơ quan thú y cấp tỉnh bao gồm những gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 19 Thông tư 24/2022/TT-BNNPTNT và khoản c tiểu mục 2 Mục B Phần II Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 554/QĐ-BNN-TY năm 2023. Hồ sơ cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật tại Cơ quan thú y cấp tỉnh bao gồm:
- Đối với cơ sở có Giấy chứng nhận hết hiệu lực hoặc cơ sở có Giấy chứng nhận vẫn còn hiệu lực nhưng bị hỏng, thất lạc hoặc có sự thay đổi, bổ sung thông tin về cơ sở trên Giấy chứng nhận: Đơn đăng ký theo mẫu tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 24/2022/TT-BNNPTNT.
- Đối với cơ sở đã thực hiện các biện pháp khắc phục sai lỗi và thực hiện các biện pháp duy trì điều kiện an toàn dịch bệnh:
+ Đơn đăng ký theo mẫu tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 24/2022/TT-BNNPTNT;
+ Báo cáo khắc phục sai lỗi.
- Đối với cơ sở đã xử lý dịch bệnh và thực hiện giám sát dịch bệnh theo quy định:
+ Đơn đăng ký theo mẫu tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 24/2022/TT-BNNPTNT;
+ Báo cáo xử lý dịch bệnh và kết quả giám sát dịch bệnh.
Các bước thực hiện đề nghị Giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật tại Cơ quan thú y cấp tỉnh ra sao?
Trình tự các bước đề nghị Giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật tại Cơ quan thú y cấp tỉnh được thực hiện theo quy định tại khoản a tiểu mục 2 Mục B Phần II Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 554/QĐ-BNN-TY năm 2023. Cụ thể như sau:
Bước 1: Gửi hồ sơ
Chủ cơ sở đăng ký cấp lại Giấy nhận an toàn dịch bệnh động vật gửi hồ sơ đến Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh.
- Cách thức thực hiện: Hồ sơ gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ công trực tuyến hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính.
- Đối với cơ sở đăng ký cấp lại Giấy chứng nhận do Giấy chứng nhận hết hiệu lực thì chủ cơ sở gửi hồ sơ trong khoảng thời gian 03 tháng trước khi hết hiệu lực của Giấy chứng nhận.
Bước 2: Tiếp nhận, thẩm định hồ sơ và Cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, căn cứ kết quả đánh giá định kỳ hàng năm hoặc báo cáo khắc phục sai lỗi hoặc báo cáo xử lý dịch bệnh và kết quả giám sát dịch bệnh, Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh thẩm định và cấp lại Giấy chứng nhận cho cơ sở.
Trường hợp không cấp lại, Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Xem chi tiết tại Quyết định 554/QĐ-BNN-TY năm 2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tiền trợ cấp nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 178 có đóng thuế TNCN không? Chính sách nghỉ hưu trước tuổi năm 2025 theo Nghị định 178?
- Trường hợp nào không được ứng cử vào Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam? Chủ tịch Liên đoàn Luật sư có nhiệm vụ quyền hạn thế nào?
- Ấn định thuế đối với hàng hóa xuất khẩu có được căn cứ vào bản án kết luận của Toà án hay không?
- Tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi có phải nộp phí bảo hiểm tiền gửi không? Ngân hàng nào không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi?
- Lời nhận xét năng lực phẩm chất theo Thông tư 27 cuối kì 1? Mẫu nhận xét năng lực phẩm chất theo Thông tư 27 học kì 1?