Có được thỏa thuận khấu trừ tiền vay vào tiền lương người lao động theo quy định của pháp luật hay không?
Doanh nghiệp có được thỏa thuận khấu trừ số tiền vay bao gồm nợ gốc và lãi vào tiền lương của người lao động hay không?
Doanh nghiệp có được thỏa thuận khấu trừ số tiền vay bao gồm nợ gốc và lãi vào tiền lương của người lao động hay không? (Hình từ Internet)
Căn cứ tại Điều 17 Bộ luật Lao động 2019 về Hành vi người sử dụng lao động không được làm khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động cụ thể như sau:
Hành vi người sử dụng lao động không được làm khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động
1. Giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động.
2. Yêu cầu người lao động phải thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động.
3. Buộc người lao động thực hiện hợp đồng lao động để trả nợ cho người sử dụng lao động.
Thêm vào đó, theo quy định tại Điều 102 Bộ luật lao động 2019 về khấu trừ tiền lương cụ thể như sau:
Khấu trừ tiền lương
1. Người sử dụng lao động chỉ được khấu trừ tiền lương của người lao động để bồi thường thiệt hại do làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị, tài sản của người sử dụng lao động theo quy định tại Điều 129 của Bộ luật này.
2. Người lao động có quyền được biết lý do khấu trừ tiền lương của mình.
3. Mức khấu trừ tiền lương hằng tháng không được quá 30% tiền lương thực trả hằng tháng của người lao động sau khi trích nộp các khoản bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, thuế thu nhập cá nhân.
Như vậy, đối với hành vi thỏa thuận khấu trừ số tiền vay bao gồm nợ gốc và lãi vào tiền lương của người lao động thì doanh nghiệp có thể bị xem là buộc người lao động thực hiện hợp đồng lao động để trả nợ khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động.
Thêm vào đó, hiện nay, doanh nghiệp chỉ được khấu trừ tiền lương của người lao động để bồi thường thiệt hại do làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị, tài sản của người sử dụng lao động theo quy định tại Điều 129 Bộ luật Lao động 2019.
Do đó, Doanh nghiệp không được thỏa thuận khấu trừ số tiền vay bao gồm nợ gốc và lãi vào tiền lương của người lao động.
Doanh nghiệp buộc người lao động thực hiện hợp đồng lao động để trả nợ sẽ bị xử phạt như thế nào?
Căn cứ tại điểm b khoản 4 Điều 11 Nghị định 12/2022/NĐ-CP về Vi phạm quy định về thực hiện hợp đồng lao động cụ thể như sau:
Vi phạm quy định về thực hiện hợp đồng lao động
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động nhưng không báo cho người lao động trước 03 ngày làm việc hoặc không thông báo hoặc thông báo không rõ thời hạn làm tạm thời hoặc bố trí công việc không phù hợp với sức khỏe, giới tính của người lao động.
…
4. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Cưỡng bức lao động hoặc ngược đãi người lao động nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
b) Buộc người lao động thực hiện hợp đồng lao động để trả nợ cho người sử dụng lao động.
Lưu ý: theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP thì mức phạt trên là mức phạt đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Như vậy, với hành vi buộc người lao động thực hiện hợp đồng lao động để trả nợ thì doanh nghiệp có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng.
Tiền lương là gì? Nguyên tắc trả lương được quy định như thế nào?
Tiền lương được định nghĩa tại khoản 1 Điều 90 Bộ luật Lao động 2019 là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thỏa thuận để thực hiện công việc, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.
Nguyên tắc trả lương theo quy định tại Điều 94 Bộ luật Lao động 2019 cụ thể như sau:
- Người sử dụng lao động phải trả lương trực tiếp, đầy đủ, đúng hạn cho người lao động. Trường hợp người lao động không thể nhận lương trực tiếp thì người sử dụng lao động có thể trả lương cho người được người lao động ủy quyền hợp pháp.
- Người sử dụng lao động không được hạn chế hoặc can thiệp vào quyền tự quyết chi tiêu lương của người lao động; không được ép buộc người lao động chi tiêu lương vào việc mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ của người sử dụng lao động hoặc của đơn vị khác mà người sử dụng lao động chỉ định.
Lưu ý: Mức lương theo công việc hoặc chức danh không được thấp hơn mức lương tối thiểu.
Người sử dụng lao động phải bảo đảm trả lương bình đẳng, không phân biệt giới tính đối với người lao động làm công việc có giá trị như nhau.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?