Có được thành lập một Hội đồng coi thi chung cho một số đơn vị dự thi kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia không?

Xin hỏi, có được thành lập một Hội đồng coi thi chung cho một số đơn vị dự thi kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia không? Cơ cấu và thành phần Hội đồng coi thi trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia như thế nào? Câu hỏi của chị T.V ở Bắc Ninh.

Có được thành lập một Hội đồng coi thi chung cho một số đơn vị dự thi kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia không?

Có được thành lập một Hội đồng coi thi chung cho một số đơn vị dự thi kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia không, thì theo khoản 1 Điều 20 Quy chế thi học sinh giỏi cấp quốc gia ban hành kèm theo Thông tư 17/2023/TT-BGDĐT (Có hiệu lực từ ngày 25/11/2023) như sau:

Hội đồng coi thi kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia
1. Thành lập Hội đồng coi thi:
a) Thành lập một Hội đồng coi thi tại mỗi đơn vị dự thi; có thể thành lập một Hội đồng coi thi ghép, chung cho các đơn vị dự thi cùng địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
b) Hội đồng coi thi do Thủ trưởng đơn vị dự thi nơi đặt Hội đồng coi thi ra quyết định thành lập.
...

Theo đó, có thể thành lập một Hội đồng coi thi ghép, chung cho các đơn vị dự thi cùng địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Trước đây, kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia trung học phổ thông, gọi tắt là kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia theo quy định tại Điều 3 Quy chế thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia Ban hành kèm theo Thông tư 56/2011/TT-BGDĐT (Hết hiệu lực từ ngày 25/11/2023).

Có được thành lập một Hội đồng coi thi chung cho một số đơn vị dự thi kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia không thì theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 24 Quy chế thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia Ban hành kèm theo Thông tư 56/2011/TT-BGDĐT như sau:

Hội đồng coi thi
1. Thành lập Hội đồng coi thi:
a) Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia:
- Tại mỗi đơn vị dự thi thành lập một Hội đồng coi thi; trong trường hợp cần thiết, cho phép thành lập một Hội đồng coi thi chung cho một số đơn vị dự thi (gọi tắt là Hội đồng coi thi ghép);
- Mỗi Hội đồng coi thi do Thủ trưởng đơn vị dự thi nơi đặt Hội đồng coi thi ra quyết định thành lập.
b) Kỳ thi chọn đội tuyển Olympic: Hội đồng coi thi do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ra quyết định thành lập.
...

Theo quy định trên, trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia, tại mỗi đơn vị dự thi thành lập một Hội đồng coi thi; Trong trường hợp cần thiết, cho phép thành lập một Hội đồng coi thi chung cho một số đơn vị dự thi (gọi tắt là Hội đồng coi thi ghép);

Mỗi Hội đồng coi thi do Thủ trưởng đơn vị dự thi nơi đặt Hội đồng coi thi ra quyết định thành lập.

Như vậy, được thành lập một Hội đồng coi thi chung cho một số đơn vị dự thi kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia trong trường hợp cần thiết gọi tắt là Hội đồng coi thi ghép.

học sinh giỏi 01

Hội đồng coi thi kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia (Hình từ Internet)

Cơ cấu và thành phần Hội đồng coi thi trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia như thế nào?

Cơ cấu và thành phần Hội đồng coi thi trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia được quy định tại khoản 2 Điều 20 Quy chế thi học sinh giỏi cấp quốc gia ban hành kèm theo Thông tư 17/2023/TT-BGDĐT (Có hiệu lực từ ngày 25/11/2023) như sau:

- Chủ tịch Hội đồng: Lãnh đạo đơn vị dự thi hoặc Trưởng phòng/ban của đơn vị dự thi không có thí sinh dự thi tại Hội đồng coi thi đó (gọi tắt là đơn vị dự thi khác);

- Có không quá ba Phó Chủ tịch Hội đồng; trong đó, chỉ có một Phó Chủ tịch là người của đơn vị dự thi nơi đặt Hội đồng coi thi (gọi tắt là đơn vị dự thi sở tại). Người làm nhiệm vụ Phó Chủ tịch Hội đồng thuộc các đối tượng sau: Lãnh đạo đơn vị dự thi, Lãnh đạo phòng/ban của đơn vị dự thi, lãnh đạo trường THPT;

- Có không quá năm Thư ký; trong đó, chỉ có một người thuộc đơn vị dự thi sở tại. Người làm nhiệm vụ Thư ký thuộc các đối tượng sau: công chức, viên chức, giảng viên, giáo viên cấp THPT;

- Người làm nhiệm vụ giám thị thuộc các đối tượng sau: công chức, viên chức, chuyên viên, giảng viên, giáo viên cấp THPT của các đơn vị dự thi khác. Trong trường hợp cần thiết có thể sử dụng giáo viên trung học cơ sở đối với môn Ngoại ngữ;

- Bộ phận kỹ thuật: Mỗi Hội đồng coi thi có không quá ba người phụ trách kỹ thuật công nghệ thông tin của đơn vị dự thi sở tại;

- Công an, bảo vệ, nhân viên y tế, nhân viên phục vụ: Do Thủ trưởng đơn vị dự thi Sở tại phối hợp với Thủ trưởng các cơ quan hữu quan trên địa bàn nơi đặt Hội đồng coi thi điều động;

- Trong trường hợp chuyển đề thi qua hệ thống của Ban Cơ yếu Chính phủ, nhân sự tham gia được thực hiện theo hướng dẫn của Bộ GDĐT.

Trước đây, cơ cấu và thành phần Hội đồng coi thi trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 24 Quy chế thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia Ban hành kèm theo Thông tư 56/2011/TT-BGDĐT (Hết hiệu lực từ ngày 25/11/2023), khoản 1 Điều 2 Thông tư 02/2023/TT-BGDĐT như sau:

Hội đồng coi thi
...
2. Cơ cấu và thành phần Hội đồng coi thi:
a) Cơ cấu và thành phần Hội đồng coi thi trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia:
- Chủ tịch Hội đồng: lãnh đạo của đơn vị dự thi không có thí sinh tham gia thi tại Hội đồng coi thi đó (gọi tắt là đơn vị dự thi khác);
- 02 Phó Chủ tịch Hội đồng: lãnh đạo đơn vị dự thi, hoặc lãnh đạo cấp phòng (hoặc cấp tương đương) của đơn vị dự thi, hoặc Hiệu trưởng trường trung học phổ thông. Trong 02 Phó Chủ tịch Hội đồng, có 01 Phó Chủ tịch thường trực là người của đơn vị dự thi nơi đặt Hội đồng coi thi (gọi tắt là đơn vị dự thi sở tại), Phó Chủ tịch còn lại là người của đơn vị dự thi khác;
- 02 thư ký: cán bộ, chuyên viên, giảng viên hoặc giáo viên cấp trung học phổ thông của đơn vị dự thi. Trong hai (02) thư ký, có một (01) người thuộc đơn vị dự thi sở tại và một (01) người thuộc đơn vị dự thi khác;
- Giám thị: cán bộ, chuyên viên, giảng viên, giáo viên cấp trung học phổ thông của các đơn vị dự thi khác;
- Cán bộ kỹ thuật: Mỗi hội đồng coi thi có từ 01 đến 03 cán bộ kỹ thuật công nghệ thông tin của đơn vị dự thi sở tại;
- Công an, bảo vệ, cán bộ y tế, nhân viên phục vụ: Do Thủ trưởng đơn vị dự thi sở tại phối hợp với Thủ trưởng các cơ quan hữu quan trên địa bàn nơi đặt Hội đồng coi thi điều động.
3. Nhiệm vụ của Hội đồng coi thi:
a) Kiểm tra hồ sơ thi và xác nhận điều kiện dự thi của thí sinh, loại khỏi kỳ thi những thí sinh không đủ điều kiện dự thi được quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều 4 của Quy chế này; kiểm tra danh sách thí sinh dự thi của từng phòng thi;
b) Kiểm tra công tác chuẩn bị các điều kiện thiết yếu, đặc biệt là cơ sở vật chất và thiết bị cho kỳ thi;
c) Phổ biến Quy chế thi và những quy định của kỳ thi cho thí sinh;
d) Tổ chức thực hiện các khâu trong quy trình coi thi đảm bảo nghiêm túc, an toàn, đúng Quy chế thi và các văn bản hướng dẫn tổ chức kỳ thi của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
đ) Bảo quản đề thi, bài thi; chuyển bài thi, hồ sơ thi và đề thi dự bị chưa sử dụng về Cục Quản lý chất lượng theo đúng nguyên tắc bảo mật và Hướng dẫn tổ chức thi hằng năm của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
...

Như vậy, cơ cấu và thành phần Hội đồng coi thi trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia được quy định cụ thể trên.

Trong thời gian coi thi, thành viên Hội đồng coi thi kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia có được liên hệ cho Hội đồng coi thi không?

Trong thời gian coi thi, thành viên Hội đồng coi thi kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia có được liên hệ cho Hội đồng coi thi không, thì theo điểm g khoản 4 Điều 20 Quy chế thi học sinh giỏi cấp quốc gia ban hành kèm theo Thông tư 17/2023/TT-BGDĐT (Có hiệu lực từ ngày 25/11/2023) như sau:

Hội đồng coi thi kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia
...
4. Trách nhiệm và quyền hạn của các thành viên Hội đồng coi thi:
...
g) Trong thời gian coi thi, tính từ thời điểm mở túi đề thi cho tới thời điểm kết thúc từng buổi thi, mọi thành viên của Hội đồng coi thi có trách nhiệm bảo mật đề thi; không được mang và sử dụng: điện thoại di động, thiết bị thu phát và truyền đưa thông tin, thiết bị ghi âm, thiết bị ghi hình. Trong trường hợp cần thiết, chỉ lãnh đạo Hội đồng coi thi được liên hệ bằng điện thoại cố định, có loa ngoài dưới sự giám sát của công an, bảo vệ (phải lập biên bản về địa chỉ và nội dung liên hệ);
...

Như vậy, trong trường hợp cần thiết, chỉ lãnh đạo Hội đồng coi thi được liên hệ bằng điện thoại cố định, có loa ngoài dưới sự giám sát của công an, bảo vệ (phải lập biên bản về địa chỉ và nội dung liên hệ).

Trước đây, trong thời gian coi thi, thành viên Hội đồng coi thi kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia có được liên hệ cho Hội đồng coi thi không thì theo quy định tại khoản 6 Điều 24 Quy chế thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia Ban hành kèm theo Thông tư 56/2011/TT-BGDĐT như sau:

Hội đồng coi thi
...
6. Trách nhiệm bảo mật của Hội đồng coi thi: Trong thời gian coi thi, tính từ thời điểm mở túi đề thi cho tới thời điểm kết thúc từng buổi thi, mọi thành viên của Hội đồng coi thi có trách nhiệm bảo mật đề thi, không được mang theo điện thoại di động vào khu vực coi thi, không được sử dụng các phương tiện thu và truyền tin trong khu vực coi thi. Trong trường hợp cần thiết, chỉ lãnh đạo Hội đồng coi thi được liên hệ bằng điện thoại cố định hoặc máy fax dùng cho Hội đồng coi thi, dưới sự giám sát của công an, bảo vệ (phải lập biên bản về địa chỉ và nội dung liên hệ).

Như vậy, trong thời gian coi thi, thành viên Hội đồng coi thi kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia không được liên hệ cho Hội đồng coi thi mà chỉ lãnh đạo Hội đồng coi thi được liên hệ bằng điện thoại cố định hoặc máy fax dùng cho Hội đồng coi thi, dưới sự giám sát của công an, bảo vệ (phải lập biên bản về địa chỉ và nội dung liên hệ) trong trường hợp cần thiết.

Học sinh giỏi quốc gia
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Đạt học sinh giỏi quốc gia khối C khi thi đại học khối A có được cộng điểm?
Pháp luật
Tiêu chí và quy trình công nhận cuộc thi Olympic trong thời gian học ở bậc đại học chuẩn Quyết định 3566?
Pháp luật
TP HCM chốt thời gian tổ chức kỳ thi học sinh giỏi lớp 9, lớp 12 cấp thành phố? Địa điểm tổ chức ở đâu? Độ tuổi được tham gia?
Pháp luật
Lịch thi học sinh giỏi HCM năm 2024? Lịch thi học sinh giỏi Thành phố Hồ Chí Minh 2024 chi tiết?
Pháp luật
Thời gian thi chọn học sinh giỏi lớp 12 trung học phổ thông cấp tỉnh và chọn đội tuyển dự thi học sinh giỏi quốc gia tỉnh Bình Thuận?
Pháp luật
Tổng hợp Đề thi HSG Quốc gia 2024? Lịch thi học sinh giỏi quốc gia năm học 2023-2024 như thế nào?
Pháp luật
Danh sách 1972 học sinh giỏi quốc gia được Bộ trưởng Bộ GD&ĐT tặng Bằng khen? Đạt giải trong kỳ thi HSGQG được thưởng bao nhiêu?
Pháp luật
Kết quả thi học sinh giỏi Quốc gia 2024 như thế nào? Tổng số học sinh giỏi Quốc gia năm 2023-2024 tăng cao đúng không?
Pháp luật
Lịch thi học sinh giỏi năm học 2023-2024? Mấy giờ bắt đầu làm bài thi học sinh giỏi năm học 2023-2024?
Pháp luật
Chấm phúc khảo bài thi chọn học sinh giỏi quốc gia trung học phổ thông thực hiện theo quy trình như thế nào?
Pháp luật
Chủ tịch Hội đồng soạn thảo đề thi cho kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia là ai? Có các nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Học sinh giỏi quốc gia
1,343 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Học sinh giỏi quốc gia

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Học sinh giỏi quốc gia

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào