Có được quy định thời hạn báo trước khi chấm dứt hợp đồng lao động dài hơn thời hạn luật quy định? Người lao động muốn chấm dứt hợp đồng lao động thì cần báo trước mấy ngày?
Người lao động muốn chấm dứt hợp đồng thì cần báo trước mấy ngày?
Căn cứ theo Điều 35 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
"Điều 35. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động
1. Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nhưng phải báo trước cho người sử dụng lao động như sau:
a) Ít nhất 45 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn;
b) Ít nhất 30 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng;
c) Ít nhất 03 ngày làm việc nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng;
d) Đối với một số ngành, nghề, công việc đặc thù thì thời hạn báo trước được thực hiện theo quy định của Chính phủ.
2. Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không cần báo trước trong trường hợp sau đây:
a) Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc theo thỏa thuận, trừ trường hợp quy định tại Điều 29 của Bộ luật này;
b) Không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng thời hạn, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 97 của Bộ luật này;
c) Bị người sử dụng lao động ngược đãi, đánh đập hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ, hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự; bị cưỡng bức lao động;
d) Bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
đ) Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo quy định tại khoản 1 Điều 138 của Bộ luật này;
e) Đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điều 169 của Bộ luật này, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;
g) Người sử dụng lao động cung cấp thông tin không trung thực theo quy định tại khoản 1 Điều 16 của Bộ luật này làm ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng lao động."
Theo đó, Anh/ Chị phải báo trước ít nhất 30 ngày đối với Hợp đồng lao động xác định thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng. Đây là nghĩa vụ của người lao động khi muốn đơn phương chấm dứt Hợp đồng lao động trước thời hạn.
Tải Mẫu hợp đồng lao động xác định thời hạn mới nhất 2023: Tại Đây
Trường hợp chấm dứt hợp đồng?
Có được quy định thời hạn báo trước khi chấm dứt hợp đồng lao động dài hơn thời hạn luật quy định?
Người lao động có nghĩa vụ báo trước tối thiểu theo thời hạn mà tại Điều 35 Bộ luật Lao động 2019 đã quy định, nhưng có quyền báo trước trên khoảng thời gian nêu trên như báo trước 02 tháng, 03 tháng hay thậm chí có thể là 06 tháng hoặc 01 năm theo quyết định của mình.
Do đó, nếu công ty vận dụng quyền này để đơn phương chuyển quyền này thành nghĩa vụ của người lao động thông qua việc yêu cầu họ phải thông báo trước cho mình một thời hạn dài hơn quy định pháp luật thì sẽ không được xem là phù hợp với quy định của pháp luật lao động.
Làm thế nào để kéo dài thời hạn báo trước khi người lao động muốn chấm dứt Hợp đồng lao động?
Nếu muốn người lao động thông báo trước khi chấm dứt Hợp đồng lao động một khoảng thời gian dài hơn so với quy định của pháp luật lao động thì người sử dụng lao động có thể thỏa thuận bằng văn bản với người lao động dựa trên nguyên tắc giao kết hợp đồng tại Điều 15 Bộ luật Lao động 2019 mà hai bên thỏa thuận thời gian báo trước khi nghỉ việc là bao nhiêu ngày.
Về vấn đề này nhưng phải đảm bảo sẽ không làm thiệt hại đến quyền lợi của người lao động.
Hay nói cách khác, thỏa thuận này phải có lợi hoặc ít nhất không ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động thì mới có giá trị pháp lý thực hiện được.
Ví dụ, vào thời điểm ký kết Hợp đồng lao động, các bên có thỏa thuận người lao động phải thực hiện nghĩa vụ báo trước ít nhất là 06 tháng (trong mọi trường hợp và mọi lý do). Tuy nhiên, do không được trả lương đầy đủ và bố trí đúng công việc, nên người lao động đã làm đơn xin đơn phương chấm dứt Hợp đồng lao động.
Như vậy, thỏa thuận 06 tháng trên đã hạn chế quyền của người lao động nên có thể sẽ không được pháp luật thừa nhận.
Về mặt phương diện pháp lý, vẫn chưa thấy có quy định cụ thể nào đề cấp đến việc thời hạn báo trước khi chấm dứt Hợp đồng lao động dài hơn quy định của Bộ luật Lao động.
Do đó, người sử dụng lao động nên cân nhắc và xin ý kiến hướng dẫn từ các cơ quan quản lý lao động có thẩm quyền để áp dụng đúng nhất và đảm bảo rằng việc các bên thỏa thuận phải dựa trên quyền lợi của người lao động.
Nếu thỏa thuận được thực hiện sau khi phát sinh quyền đơn phương (ví dụ sau khi nộp đơn xin đơn phương chấm dứt Hợp đồng lao động, người lao động và người sử dụng lao động có thỏa thuận về thời gian mà người lao động phải báo trước) thì sẽ không thuộc trường hợp đơn phương mà sẽ thuộc trường hợp thỏa thuận chấm dứt Hợp đồng lao động (cả hai bên đều mong muốn chấm dứt hợp đồng lao động) theo quy định tại khoản 3 Điều 34 Bộ luật Lao động 2019. Cụ thể:
“Điều 34. Các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động
…
3. Hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động”.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi đấu giá theo phương thức đặt giá xuống mà chỉ có một người đăng ký tham gia đấu giá thì cuộc đấu giá thực hiện như nào?
- Chế độ cử tuyển là gì? Người học theo chế độ cử tuyển có trách nhiệm như thế nào khi tốt nghiệp?
- Rối loạn lưỡng cực là gì? Nguyên nhân gây rối loạn lượng cực? Rối loạn lượng cực có tái phát không?
- Trường cao đẳng sư phạm trung ương trực thuộc cơ quan nào? Nội dung quy chế tổ chức của trường cao đẳng sư phạm trung ương?
- Tranh chấp hợp đồng dân sự là gì? Những tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án bao gồm tranh chấp hợp đồng dân sự?