Có được quảng cáo thuốc trên trang thông tin điện tử với câu từ mang tính truyền miệng để khuyên dùng thuốc không?

Có được quảng cáo trên trang thông tin điện tử với câu từ mang tính truyền miệng để khuyên dùng thuốc không?Việc quảng cáo thuốc trên trang thông tin điện tử phải đáp ứng yêu cầu nào? Có bắt buộc xác nhận nội dung quảng cáo thuốc trước khi thực hiện việc quảng cáo không?

Có được quảng cáo thuốc trên trang thông tin điện tử với câu từ mang tính truyền miệng để khuyên dùng thuốc không?

Căn cứ theo quy định tại khoản 15 Điều 126 Nghị định 54/2017/NĐ-CP có quy định như sau:

Các thông tin, hình ảnh không được sử dụng trong nội dung quảng cáo thuốc
...
14. Hình ảnh động vật, thực vật thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.
15. Các câu, từ mang tính mách bảo, truyền miệng để khuyên dùng thuốc.
16. Sử dụng hình ảnh người bệnh để mô tả tình trạng bệnh lý hoặc công dụng của thuốc không phù hợp với tài liệu liên quan đến thuốc và các hướng dẫn chuyên môn do Bộ Y tế ban hành hoặc công nhận.

Như vậy, theo quy định trên thì không được quảng cáo thuốc với câu từ mang tính truyền miệng, mách bảo để khuyên dùng thuốc.

Có được quảng cáo thuốc trên trang thông tin điện tử với câu từ mang tính truyền miệng để khuyên dùng thuốc không?

Việc quảng cáo thuốc trên trang thông tin điện tử phải đáp ứng yêu cầu nào?

Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 125 Nghị định 54/2017/NĐ-CP thì việc quảng cáo thuốc trên trang thông tin điện tử phải đáp ứng các yêu cầu sau:

(1) Nội dung quảng cáo có âm thanh phải trình bày nội dung quảng cáo như đối với báo nói, báo hình và phải đọc to, rõ ràng các nội dung bao gồm:

- Tên thuốc;

- Thành phần dược chất hoặc dược liệu ghi trong tờ hướng dẫn sử dụng thuốc đã được phê duyệt. Đối với dược liệu phải viết tên tiếng Việt, trường hợp không có tên tiếng Việt thì ghi tên La - tin;

- Chỉ định;

- Chống chỉ định, những khuyến cáo cho đối tượng đặc biệt (phụ nữ có thai, phụ nữ đang cho con bú, trẻ em, người cao tuổi, người mắc bệnh mạn tính);

- Lời dặn "Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng;

Đồng thời, phải có tên, địa chỉ của cơ sở sản xuất thuốc.

Trường hợp thành phần thuốc có từ 03 hoạt chất trở lên phải đọc từng hoạt chất hoặc đọc tên chung các nhóm vitamin, khoáng chất, dược liệu.

(2) Nội dung quảng cáo không có âm thanh phải có đầy đủ thông tin như sau:

- Tên thuốc;

- Thành phần dược chất hoặc dược liệu ghi trong tờ hướng dẫn sử dụng thuốc đã được phê duyệt. Đối với dược liệu phải viết tên tiếng Việt, trường hợp không có tên tiếng Việt thì ghi tên La - tin;

- Chỉ định;

- Cách dùng;

- Liều dùng;

- Chống chỉ định, những khuyến cáo cho đối tượng đặc biệt (phụ nữ có thai, phụ nữ đang cho con bú, trẻ em, người cao tuổi, người mắc bệnh mạn tính);

- Thận trọng và những điều cần tránh, lưu ý khi sử dụng thuốc;

- Tác dụng phụ và phản ứng có hại;

- Tên, địa chỉ của cơ sở sản xuất thuốc;

- Lời dặn "Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng";

- Cuối trang đầu nội dung quảng cáo thuốc phải ghi rõ: Số Giấy xác nhận nội dung quảng cáo thuốc của Bộ Y tế: .../XNQC..., ngày ... tháng ... năm...;

- Đối với những nội dung quảng cáo gồm nhiều trang phải đánh số trang, ở trang đầu phải ghi rõ tài liệu này có bao nhiêu trang, phần thông tin chi tiết về sản phẩm xem ở trang nào;

- Nội dung quảng cáo thuốc phải ghi chú thích rõ ràng tài liệu chứng minh đồng thời phải chỉ rõ phần thông tin được trích dẫn trong tài liệu chứng minh.

Việc trích dẫn phải đảm bảo truyền đạt chính xác thông tin, không suy diễn hoặc cắt xén thông tin theo hướng gây hiểu sai về tính an toàn, hiệu quả của thuốc.

(3) Trường hợp nội dung quảng cáo là bản ghi âm, ghi hình có nhiều trang hoặc phân cảnh quảng cáo thì:

- Các trang hoặc phân cảnh quảng cáo phải xuất hiện liên tiếp, dừng đủ thời gian để người xem có thể đọc được hết các thông tin thể hiện;

- Trang, phân cảnh có nội dung thông tin sản phẩm phải đứng yên, không chuyển động để người đọc tìm hiểu kỹ về thông tin sản phẩm.

Kịch bản phải mô tả cách thức xuất hiện các trang nội dung đối với quảng cáo có nhiều trang.

Việc quảng cáo thuốc dưới hình thức này phải riêng biệt, không được quảng cáo chồng chéo hoặc xen kẽ nhiều thuốc cùng một thời điểm để tránh hiểu lầm.

Có bắt buộc xác nhận nội dung quảng cáo thuốc trước khi thực hiện việc quảng cáo không?

Căn cứ theo quy định tại Điều 79 Luật Dược 2016 về quảng cáo thuốc như sau:

Quảng cáo thuốc
1. Việc quảng cáo thuốc thực hiện theo đúng nội dung quảng cáo đã được Bộ Y tế xác nhận và theo quy định của pháp luật về quảng cáo có liên quan.
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo thuốc, Bộ Y tế thẩm định và cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo thuốc. Trường hợp không cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo hoặc có yêu cầu sửa đổi, bổ sung nội dung quảng cáo, Bộ Y tế phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
2. Điều kiện đối với thuốc được quảng cáo được quy định như sau:
a) Thuộc Danh mục thuốc không kê đơn;
b) Không thuộc trường hợp hạn chế sử dụng hoặc sử dụng dưới sự giám sát của thầy thuốc theo khuyến cáo của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
c) Giấy đăng ký lưu hành thuốc còn thời hạn hiệu lực tại Việt Nam.
3. Chính phủ quy định chi tiết nội dung quảng cáo thuốc, hồ sơ, thủ tục tiếp nhận, thẩm định và xác nhận nội dung quảng cáo thuốc.

Như vậy, theo quy định trên thì nội dung thông tin, quảng cáo thuốc phải được xác nhận trước khi cơ sở kinh doanh thực hiện việc thông tin, quảng cáo thuốc.

Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo thuốc, Bộ Y tế sẽ thẩm định và cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo thuốc.

Điều này tạo thuận lợi cho công tác quản lý nhà nước về thông tin thuốc, quảng cáo thuốc trong thời gian qua nhưng lại tạo ra những thủ tục hành chính cho doanh nghiệp.

Quảng cáo thuốc Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Quảng cáo thuốc
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Có được quảng cáo thuốc trên trang thông tin điện tử với câu từ mang tính truyền miệng để khuyên dùng thuốc không?
Pháp luật
Kê khai không trung thực trong hồ sơ đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo thuốc thì tổ chức bị xử phạt thế nào?
Pháp luật
Quảng cáo thuốc thiếu khuyến cáo “Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng” thì có bị xử phạt không?
Pháp luật
Quảng cáo thuốc có giấy đăng ký lưu hành hết hiệu lực thì có thể bị xử phạt đến 80 triệu đồng đúng không?
Pháp luật
Có được sử dụng kết quả nghiên cứu lâm sàng chưa được Bộ Y tế công nhận để quảng cáo thuốc không?
Pháp luật
Doanh nghiệp kinh doanh thuốc không được quảng cáo thuốc trong những trường hợp nào theo quy định của pháp luật?
Pháp luật
Nội dung dược liệu là nguyên liệu làm thuốc ghi trên giấy xác nhận nội dung quảng cáo thuốc bị ghi sai do lỗi của cơ quan cấp giấy xác nhận thì doanh nghiệp xử lý như thế nào?
Pháp luật
Doanh nghiệp sẽ tự động điều chỉnh nội dung quảng cáo thuốc mà không cần phải thực hiện thủ tục đăng ký mới giấy xác nhận trong trường hợp nào?
Pháp luật
Thuốc bôi ngoài da với nồng độ Acyclovir ≤ 5% có đủ điều kiện được quảng cáo không? Nội dung quảng cáo thuốc bôi ngoài da bắt buộc phải có những thông tin gì?
Pháp luật
Các quảng cáo về thuốc 'nhà tôi 3 đời trị sỏi thận' gây ám ảnh một thời gian dài trên Youtube về bản chất có được phép quảng cáo theo quy định của pháp luật Việt Nam?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Quảng cáo thuốc
94 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Quảng cáo thuốc
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào