Có được nghiên cứu hồ sơ cán bộ, công chức Tòa án nhân dân ngoài phạm vi lưu giữ hồ sơ hay không?

Cho tôi hỏi những đối tượng nào được nghiên cứu, sử dụng và khai thác hồ sơ cán bộ, công chức Tòa án nhân dân? Có được nghiên cứu hồ sơ cán bộ, công chức Tòa án nhân dân ngoài phạm vi lưu giữ hồ sơ hay không? Câu hỏi của chị NTP từ Hà Nội.

Những đối tượng nào được nghiên cứu, sử dụng và khai thác hồ sơ cán bộ, công chức Tòa án nhân dân?

Căn cứ khoản 1 Điều 17 Quy định chế độ báo cáo thống kê và quản lý hồ sơ cán bộ, công chức Tòa án nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 336/QĐ-TANDTC năm 2014 quy định về nghiên cứu, sử dụng và khai thác hồ sơ cán bộ, công chức như sau:

Nghiên cứu, sử dụng và khai thác hồ sơ cán bộ, công chức
1. Đối tượng được nghiên cứu, sử dụng và khai thác hồ sơ cán bộ, công chức bao gồm:
a) Cơ quan quản lý cán bộ, công chức; cơ quan sử dụng cán bộ, công chức và cơ quan quản lý hồ sơ cán bộ, công chức được nghiên cứu, sử dụng và khai thác hồ sơ cán bộ, công chức để phục vụ yêu cầu công tác.
b) Trường hợp cần thiết, được sự đồng ý của người đứng đầu cơ quan quản lý hồ sơ cán bộ, công chức (Vụ trưởng Vụ Tổ chức - Cán bộ Tòa án nhân dân tối cao hoặc Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh), cán bộ, công chức được nghiên cứu toàn bộ hoặc một phần hồ sơ của mình hoặc đề nghị cơ quan quản lý hồ sơ cung cấp bản sao “Sơ yếu lý lịch cán bộ, công chức” của mình để phục vụ cho việc giao dịch hành chính của bản thân.
...

Như vậy, theo quy định, các đối tượng được nghiên cứu, sử dụng và khai thác hồ sơ cán bộ, công chức Tòa án nhân dân, bao gồm:

(1) Cơ quan quản lý cán bộ, công chức;

(2) Cơ quan sử dụng cán bộ, công chức;

(3) Cơ quan quản lý hồ sơ cán bộ, công chức;

(4) Cán bộ, công chức được nghiên cứu toàn bộ hoặc một phần hồ sơ của mình hoặc đề nghị cơ quan quản lý hồ sơ cung cấp bản sao “Sơ yếu lý lịch cán bộ, công chức” của mình để phục vụ cho việc giao dịch hành chính của bản thân.

Lưu ý: Cán bộ, công chức chỉ được nghiên cứu hồ sơ của mình trong trường hợp cần thiết và được sự đồng ý của người đứng đầu cơ quan quản lý hồ sơ cán bộ, công chức.

Có được nghiên cứu hồ sơ cán bộ, công chức Tòa án nhân dân ngoài phạm vi lưu giữ hồ sơ hay không?

Những đối tượng nào được nghiên cứu, sử dụng và khai thác hồ sơ cán bộ, công chức Tòa án nhân dân? (Hình từ Internet)

Có được nghiên cứu hồ sơ cán bộ, công chức Tòa án nhân dân ngoài phạm vi lưu giữ hồ sơ hay không?

Căn cứ khoản 2 Điều 17 Quy định chế độ báo cáo thống kê và quản lý hồ sơ cán bộ, công chức Tòa án nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 336/QĐ-TANDTC năm 2014 quy định về nghiên cứu, sử dụng và khai thác hồ sơ cán bộ, công chức như sau:

Nghiên cứu, sử dụng và khai thác hồ sơ cán bộ, công chức
...
2. Các quy định khi nghiên cứu hồ sơ cán bộ, công chức.
a) Có giấy giới thiệu của cơ quan có thẩm quyền quản lý cán bộ, công chức ghi rõ địa chỉ, chức danh, yêu cầu nghiên cứu hồ sơ của ai, về vấn đề gì. Các yêu cầu phải được ghi cụ thể trong “Phiếu nghiên cứu hồ sơ công chức” theo biểu mẫu 04b-BNV/2007 quy định tại khoản 9 Điều 1 của Quyết định số 06.
b) Chỉ được nghiên cứu tại nơi lưu giữ hồ sơ cán bộ, công chức.
c) Chỉ được xem những tài liệu (hoặc một phần tài liệu) có nội dung liên quan đến nhiệm vụ, công việc được giao.
d) Không được làm sai lệch nội dung và hình thức hồ sơ cán bộ, công chức như: Đánh dấu, tẩy xóa, sửa chữa, thêm, bớt các tài liệu đã có trong hồ sơ.
đ) Chỉ được sao chụp lại những tài liệu liên quan trong thành phần hồ sơ cán bộ, công chức khi được người đứng đầu cơ quan quản lý hồ sơ cán bộ, công chức đồng ý.
...

Theo quy định thì những đối tượng được nghiên cứu, sử dụng và khai thác hồ sơ cán bộ, công chức Tòa án nhân dân chỉ được nghiên cứu hồ sơ tại nơi lưu giữ hồ sơ cán bộ, công chức.

Do đó, không được nghiên cứu hồ sơ cán bộ, công chức Tòa án nhân dân ngoài phạm vi lưu giữ hồ sơ.

Chỉ được sao chụp lại những tài liệu liên quan trong thành phần hồ sơ cán bộ, công chức Tòa án nhân dân khi có sự đồng ý của ai?

Căn cứ khoản 2 Điều 17 Quy định chế độ báo cáo thống kê và quản lý hồ sơ cán bộ, công chức Tòa án nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 336/QĐ-TANDTC năm 2014 quy định về nghiên cứu, sử dụng và khai thác hồ sơ cán bộ, công chức như sau:

Nghiên cứu, sử dụng và khai thác hồ sơ cán bộ, công chức
...
2. Các quy định khi nghiên cứu hồ sơ cán bộ, công chức.
a) Có giấy giới thiệu của cơ quan có thẩm quyền quản lý cán bộ, công chức ghi rõ địa chỉ, chức danh, yêu cầu nghiên cứu hồ sơ của ai, về vấn đề gì. Các yêu cầu phải được ghi cụ thể trong “Phiếu nghiên cứu hồ sơ công chức” theo biểu mẫu 04b-BNV/2007 quy định tại khoản 9 Điều 1 của Quyết định số 06.
b) Chỉ được nghiên cứu tại nơi lưu giữ hồ sơ cán bộ, công chức.
c) Chỉ được xem những tài liệu (hoặc một phần tài liệu) có nội dung liên quan đến nhiệm vụ, công việc được giao.
d) Không được làm sai lệch nội dung và hình thức hồ sơ cán bộ, công chức như: Đánh dấu, tẩy xóa, sửa chữa, thêm, bớt các tài liệu đã có trong hồ sơ.
đ) Chỉ được sao chụp lại những tài liệu liên quan trong thành phần hồ sơ cán bộ, công chức khi được người đứng đầu cơ quan quản lý hồ sơ cán bộ, công chức đồng ý.
3. Nhiệm vụ của cán bộ, công chức làm công tác quản lý hồ sơ cán bộ, công chức.
a) Cung cấp đúng và đầy đủ các tài liệu cho người đến nghiên cứu, khai thác hồ sơ cán bộ, công chức theo “Phiếu nghiên cứu hồ sơ công chức” đã được người đứng đầu cơ quan quản lý hồ sơ cán bộ, công chức phê duyệt.
...

Như vậy, theo quy định, chỉ được sao chụp lại những tài liệu liên quan trong thành phần hồ sơ cán bộ, công chức Tòa án nhân dân khi được người đứng đầu cơ quan quản lý hồ sơ cán bộ, công chức đồng ý.

Hồ sơ cán bộ
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Mẫu phiếu giao nhận hồ sơ cán bộ, công chức là mẫu nào? Tải về Mẫu phiếu giao nhận hồ sơ cán bộ, công chức?
Pháp luật
Mẫu phiếu chuyển hồ sơ cán bộ, công chức là mẫu nào? Tải về mẫu phiếu chuyển hồ sơ cán bộ, công chức?
Pháp luật
Tải về mẫu phiếu theo dõi việc sử dụng và khai thác hồ sơ cán bộ công chức file word mới nhất?
Pháp luật
Tải về file word Mẫu 04b BNV 2007 phiếu nghiên cứu hồ sơ cán bộ, công chức? Tài liệu trong hồ sơ cán bộ, công chức phải đảm bảo điều gì?
Pháp luật
Hồ sơ cán bộ, công chức: Mẫu bìa kẹp nghị quyết, quyết định về nhân sự? Tài liệu trong hồ sơ cán bộ, công chức phải đảm bảo điều gì?
Pháp luật
Tải về 05 mẫu bì hồ sơ cán bộ, công chức đạt chuẩn? Thẩm quyền quản lý hồ sơ cán bộ, công chức được quy định như thế nào?
Pháp luật
Mẫu sổ theo dõi khai thác, sử dụng hồ sơ cán bộ, công chức là mẫu nào? Hướng dẫn chi tiết cách ghi sổ?
Pháp luật
Tải về Mẫu S02-BNV/2008 - mẫu sổ giao nhận hồ sơ cán bộ, công chức mới nhất? Hướng dẫn cách chi tiết?
Pháp luật
Có bắt buộc phải thành lập Hội đồng hủy tài liệu hồ sơ cán bộ, công chức Tòa án nhân dân khi cần hủy tài liệu trong thành phần hồ sơ không?
Pháp luật
Có được nghiên cứu hồ sơ cán bộ, công chức Tòa án nhân dân ngoài phạm vi lưu giữ hồ sơ hay không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Hồ sơ cán bộ
625 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Hồ sơ cán bộ

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Hồ sơ cán bộ

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào