Có được kê biên nhà ở duy nhất để thi hành án nếu người phải thi hành án không đồng ý hay không?
- Có được kê biên nhà ở duy nhất để thi hành án nếu người phải thi hành án không đồng ý hay không?
- Người phải thi hành án cố tình khóa cửa khi bị kê biên nhà ở duy nhất để thi hành án thì chấp hành viên xử lý ra sao?
- Có được quyền kê biên nhà ở duy nhất của người phải thi hành án nếu nhà ở đó đang có tranh chấp không?
Có được kê biên nhà ở duy nhất để thi hành án nếu người phải thi hành án không đồng ý hay không?
Căn cứ Điều 95 Luật Thi hành án dân sự 2008 quy định về việc kê biên nhà ở như sau:
Kê biên nhà ở
1. Việc kê biên nhà ở là nơi ở duy nhất của người phải thi hành án và gia đình chỉ được thực hiện sau khi xác định người đó không có các tài sản khác hoặc có nhưng không đủ để thi hành án, trừ trường hợp người phải thi hành án đồng ý kê biên nhà ở để thi hành án.
2. Khi kê biên nhà ở phải kê biên cả quyền sử dụng đất gắn liền với nhà ở. Trường hợp nhà ở gắn liền với đất thuộc quyền sử dụng của người khác thì Chấp hành viên chỉ kê biên nhà ở và quyền sử dụng đất để thi hành án nếu người có quyền sử dụng đất đồng ý. Trường hợp người có quyền sử dụng đất không đồng ý thì chỉ kê biên nhà ở của người phải thi hành án, nếu việc tách rời nhà ở và đất không làm giảm đáng kể giá trị căn nhà.
3. Khi kê biên nhà ở của người phải thi hành án đang cho thuê, cho ở nhờ thì Chấp hành viên phải thông báo ngay cho người đang thuê, đang ở nhờ biết.
Trường hợp tài sản kê biên là nhà ở, cửa hàng đang cho thuê được bán đấu giá mà thời hạn thuê hoặc thời hạn lưu cư vẫn còn thì người thuê có quyền tiếp tục được thuê hoặc lưu cư theo quy định của Bộ luật dân sự.
...
Theo quy định thì việc kê biên nhà ở duy nhất của người phải thi hành án và gia đình chỉ được thực hiện khi:
- Xác định người phải thi hành án không có các tài sản khác hoặc có nhưng không đủ để thi hành án.
- Người phải thi hành án đồng ý kê biên nhà ở duy nhất của mình và gia đình để thi hành án.
Như vậy, trong trường hợp người phải thi hành án không có các tài sản khác hoặc có nhưng không đủ để thi hành án thì vẫn bị kê biên nhà ở duy nhất để thi hành án dù không đồng ý.
Có được kê biên nhà ở duy nhất để thi hành án nếu người phải thi hành án không đồng ý hay không? (Hình từ Internet)
Người phải thi hành án cố tình khóa cửa khi bị kê biên nhà ở duy nhất để thi hành án thì chấp hành viên xử lý ra sao?
Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 95 Luật Thi hành án dân sự 2008 thì Việc kê biên nhà ở bị khoá được thực hiện theo quy định tại Điều 93 Luật Thi hành án dân sự 2008.
Cụ thể, theo quy định tại Điều 93 Luật Thi hành án dân sự 2008 hướng dẫn kê biên đồ vật bị khóa, đóng gói như sau:
Kê biên đồ vật bị khóa, đóng gói
Khi kê biên đồ vật đang bị khoá hoặc đóng gói thì Chấp hành viên yêu cầu người phải thi hành án, người đang sử dụng, quản lý đồ vật mở khoá, mở gói; nếu họ không mở hoặc cố tình vắng mặt thì Chấp hành viên tự mình hoặc có thể thuê cá nhân, tổ chức khác mở khoá, phá khoá hoặc mở gói, trong trường hợp này phải có người làm chứng. Người phải thi hành án phải chịu thiệt hại do việc mở khoá, phá khóa, mở gói.
Trường hợp cần thiết, sau khi mở khoá, phá khoá, mở gói, Chấp hành viên niêm phong đồ vật và giao bảo quản theo quy định tại Điều 58 của Luật này.
Việc mở khoá, phá khoá, mở gói hoặc niêm phong phải lập biên bản, có chữ ký của những người tham gia và người làm chứng.
Như vậy, trong trường hợp người phải thi hành án cố tình khóa cửa khi bị kê biên nhà ở duy nhất để thi hành án thì chấp hành viên cần yêu cầu người phải thi hành án mở cửa.
Nếu không mở hoặc cố tình vắng mặt thì Chấp hành viên tự mình hoặc có thể thuê cá nhân, tổ chức khác mở khoá, phá khoá và cần phải có người làm chứng.
Lưu ý:
- Người phải thi hành án phải chịu thiệt hại do việc mở khoá, phá khóa.
- Việc mở khoá, phá khoá phải lập biên bản, có chữ ký của những người tham gia và người làm chứng.
Có được quyền kê biên nhà ở duy nhất của người phải thi hành án nếu nhà ở đó đang có tranh chấp không?
Căn cứ theo Điều 75 Luật Thi hành án dân sự 2008 (được sửa đổi bởi khoản 32 Điều 1 Luật Thi hành án dân sự sửa đổi 2014) như sau:
Giải quyết tranh chấp, yêu cầu hủy giấy tờ, giao dịch liên quan đến tài sản thi hành án
1. Trường hợp tài sản của người phải thi hành án bị cưỡng chế để thi hành án mà có người khác tranh chấp thì Chấp hành viên thông báo cho đương sự, người có tranh chấp về quyền của họ được khởi kiện tại Tòa án hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền giải quyết.
Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày được thông báo hợp lệ mà đương sự, người có tranh chấp khởi kiện tại Tòa án hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền giải quyết thì việc xử lý tài sản được thực hiện theo quyết định của Tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền.
Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày được thông báo hợp lệ mà đương sự, người có tranh chấp không khởi kiện tại Tòa án hoặc không đề nghị cơ quan có thẩm quyền giải quyết thì Chấp hành viên xử lý tài sản để thi hành án theo quy định của Luật này.
...
Như vậy, đối với nhà ở duy nhất của người phải thi hành án đang tranh chấp thì Chấp hành viên thông báo cho người có tranh chấp để khởi kiện tại Tòa án hoặc yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết trong thời hạn 30 ngày.
Trong trường hợp hết thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được thông báo hợp lệ mà người có tranh chấp không tiến hành khởi kiện hoặc yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết thì Chấp hành viên tiến hành xử lý kê biên nhà ở đó để thi hành án.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lực lượng vũ trang nhân dân hoạt động dưới sự lãnh đạo của ai? Công an nhân dân là lực lượng nòng cốt của lực lượng vũ trang nhân dân?
- Mẫu Tờ trình đề nghị xếp loại, khen thưởng đối với tổ chức đảng, đảng viên mới nhất là mẫu nào?
- Cấm xuất khẩu là gì? Thủ tướng Chính phủ cho phép xuất khẩu hàng hóa thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu trong trường hợp nào?
- Mục tiêu của giáo dục phổ thông là gì? Giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông được sử dụng để làm gì?
- Giá trị hoàn lại trong hợp đồng bảo hiểm nhân thọ có mức lãi suất tính tạm ứng là bao nhiêu phần trăm?