Có được hủy hợp đồng mua bán đất đã công chứng để tiến hành giao dịch mua bán mới không? Và thủ tục hủy bỏ trong trường hợp này như thế nào?
Hợp đồng công chứng mua bán nhà đất có giá trị pháp lý như thế nào?
Căn cứ quy định tại Điều 5 Luật Công chứng 2014 thì hợp đồng công chứng mua bán nhà đất có giá trị pháp lý như sau:
"Điều 5. Giá trị pháp lý của văn bản công chứng
1. Văn bản công chứng có hiệu lực kể từ ngày được công chứng viên ký và đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng.
2. Hợp đồng, giao dịch được công chứng có hiệu lực thi hành đối với các bên liên quan; trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ của mình thì bên kia có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp các bên tham gia hợp đồng, giao dịch có thỏa thuận khác.
3. Hợp đồng, giao dịch được công chứng có giá trị chứng cứ; những tình tiết, sự kiện trong hợp đồng, giao dịch được công chứng không phải chứng minh, trừ trường hợp bị Tòa án tuyên bố là vô hiệu.
4. Bản dịch được công chứng có giá trị sử dụng như giấy tờ, văn bản được dịch."
Có được hủy hợp đồng mua bán đất đã công chứng để tiến hành giao dịch mua bán mới không?
Có được hủy hợp đồng mua bán đất đã công chứng để tiến hành giao dịch mua bán mới không?
Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật Công chứng 2014 về công chứng như sau:
"Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản (sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch), tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt (sau đây gọi là bản dịch) mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng."
Theo quy định của pháp luật hiện hành, một số hợp đồng giao dịch giữa các tổ chức, cá nhân phải thực hiện công chứng, chứng thực, trong đó, thường là những hợp đồng giao dịch liên quan đến những loại tài sản thuộc sở hữu của Nhà nước, hoặc tài sản mà tổ chức, cá nhân phải đăng ký trước khi sử dụng; hợp đồng giao dịch, mua bán liên quan đến quyền sử dụng đất, nhà ở và tài sản gắn liền với đất giữa các cá nhân, tổ chức (không phải tổ chức kinh doanh bất động sản) là một trong những hợp đồng bắt buộc phải công chứng theo quy định của pháp luật.
Đối với một loại giao dịch dân sự, pháp luật điều chỉnh quan hệ trong hợp đồng mua bán quyền sử dụng đất dựa trên nguyên tắc tôn trọng sự thỏa thuận giữa các bên, do đó, việc các bên ký kết hợp đồng mua bán quyền sử dụng đất, đã công chứng rồi mà muốn hủy bỏ hợp đồng hoàn toàn có thể được nếu mong muốn này xuất phát từ ý chí tự nguyện bình đẳng của các bên trong giao kết. Tuy nhiên, việc hủy bỏ hợp đồng đã công chứng cũng sẽ phải công chứng bởi chính công chứng viên đã công chứng hợp đồng trước đó theo quy định tại Điều 51 Luật Công chứng 2014 như sau:
"Điều 51. Công chứng việc sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch
1. Việc công chứng sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch đã được công chứng chỉ được thực hiện khi có sự thỏa thuận, cam kết bằng văn bản của tất cả những người đã tham gia hợp đồng, giao dịch đó.
2. Việc công chứng sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch đã được công chứng được thực hiện tại tổ chức hành nghề công chứng đã thực hiện việc công chứng đó và do công chứng viên tiến hành. Trường hợp tổ chức hành nghề công chứng đã thực hiện việc công chứng chấm dứt hoạt động, chuyển đổi, chuyển nhượng hoặc giải thể thì công chứng viên của tổ chức hành nghề công chứng đang lưu trữ hồ sơ công chứng thực hiện việc sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch.
3. Thủ tục công chứng việc sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch đã được công chứng được thực hiện như thủ tục công chứng hợp đồng, giao dịch quy định tại Chương này."
Như vậy, chưa làm thủ tục sang tên mà chỉ công chứng hợp đồng mua bán thì hoàn toàn có thể hủy bỏ nếu có sự thỏa thuận, cam kết bằng văn bản cảu các bên trong hợp đồng mua bán. việc hủy bỏ hợp đồng này sẽ phải công chứng tại chính văn phòng công chứng cùng với chính công chứng viên đã thực hiện công chứng hợp đồng đó.
Thủ tục hủy bỏ đối với hợp đồng công chứng thực hiện như thế nào?
Như trên đề cập, thủ tục hủy bỏ hợp đồng đã được công chứng được thực hiện như thủ tục công chứng hợp đồng, giao dịch tại Điều 40 Luật Công chứng 2014 như sau:
"Điều 40. Công chứng hợp đồng, giao dịch đã được soạn thảo sẵn
1. Hồ sơ yêu cầu công chứng được lập thành một bộ, gồm các giấy tờ sau đây:
a) Phiếu yêu cầu công chứng, trong đó có thông tin về họ tên, địa chỉ người yêu cầu công chứng, nội dung cần công chứng, danh mục giấy tờ gửi kèm theo; tên tổ chức hành nghề công chứng, họ tên người tiếp nhận hồ sơ yêu cầu công chứng, thời điểm tiếp nhận hồ sơ;
b) Dự thảo hợp đồng, giao dịch;
c) Bản sao giấy tờ tùy thân của người yêu cầu công chứng;
d) Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc bản sao giấy tờ thay thế được pháp luật quy định đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng trong trường hợp hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản đó;
đ) Bản sao giấy tờ khác có liên quan đến hợp đồng, giao dịch mà pháp luật quy định phải có.
2. Bản sao quy định tại khoản 1 Điều này là bản chụp, bản in hoặc bản đánh máy có nội dung đầy đủ, chính xác như bản chính và không phải chứng thực.
...
7. Người yêu cầu công chứng tự đọc lại dự thảo hợp đồng, giao dịch hoặc công chứng viên đọc cho người yêu cầu công chứng nghe theo đề nghị của người yêu cầu công chứng.
8. Người yêu cầu công chứng đồng ý toàn bộ nội dung trong dự thảo hợp đồng, giao dịch thì ký vào từng trang của hợp đồng, giao dịch. Công chứng viên yêu cầu người yêu cầu công chứng xuất trình bản chính của các giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này để đối chiếu trước khi ghi lời chứng, ký vào từng trang của hợp đồng, giao dịch."
Sau khi hoàn tất thủ tục hủy bỏ hợp đồng mua bán thì các bên sẽ thực hiện thủ tục mua bán, sang tên quyền sử dụng đất theo trình tự như sau:
Bước 1: Lập hợp đồng mua bán quyền sử dụng đất có công chứng tại tổ chức có chức năng công chứng
Bước 2: Thực hiện thủ tục tách thửa đất
Tuy nhiên, để được thực hiện thủ tục này, diện tích đất được mua bán này phải phù hợp với diện tích đất tối thiểu được tách thừa do UBND cấp tỉnh nơi có đất quy định. Trường hợp diện tích đất tách thừa nhỏ hơn diện tích đất tối thiểu theo quy định, bạn sẽ không thể làm thủ tục tách thửa. Khi đó, bạn có thể thỏa thuận với ông A về việc cùng đứng tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và trở thành đồng sở hữu đối với diện tích đất đó.
Bước 3: Sang tên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Trường hợp có thể thực hiện tách thửa đối với diện tích đất nêu trên, thì sau khi đã hoàn tất thủ tục tách thửa, có thể thực hiện thủ tục sang tên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại Văn phòng đăng ký đất đai – UBND cấp huyện nơi có đất.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Đơn xin nghỉ thêm sau Tết Nguyên đán? Tải về Mẫu Đơn xin nghỉ thêm sau Tết Nguyên đán chi tiết?
- Ngày 26 Tết Âm lịch tới Tết Âm lịch Ất Tỵ đếm ngược? Ngày 26 Tết Âm lịch: CBCCVC chính thức được nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ?
- Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm nồng độ cồn, ma túy dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ? Bị phạt bao nhiêu?
- Thời điểm lập hóa đơn điện tử khi bán xăng dầu tại các cửa hàng bán lẻ cho khách hàng là khi nào?
- Mẫu bản cam kết của tổ thẩm định đấu thầu mới nhất theo Thông tư 07? Tải về file word mẫu bản cam kết?