Có được hưởng trợ cấp đối với hộ nghèo sinh 2 con gái hay không? Nguồn kinh phí trợ cấp đối với hộ nghèo sinh 2 con gái từ đâu?
Có được hưởng trợ cấp đối với hộ nghèo sinh 2 con gái hay không?
Căn cứ theo đề án kiểm soát mất cân băng giới tính khi sinh đến năm 2025 được Thủ tướng phê duyệt tại điểm b khoản 2 Điều 1 Quyết định 468/QĐ-TTg 2016 thì 4 trường hợp sinh con gái một bề được hỗ trợ gồm:
Phê duyệt Đề án Kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh, giai đoạn 2016-2025 (sau đây gọi tắt là Đề án) với những nội dung chủ yếu sau đây:
1. Mục tiêu của Đề án:
a) Mục tiêu tổng quát:
Khống chế có hiệu quả tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh, tiến tới đưa tỷ số giới tính khi sinh trở lại mức cân bằng tự nhiên góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
b) Mục tiêu cụ thể
- Mục tiêu 1: Giảm tốc độ tăng tỷ số giới tính khi sinh xuống dưới mức 0,46 Điểm phần trăm/năm, để tỷ số này dưới mức 115 vào năm 2020.
Ở các tỉnh có tỷ số giới tính khi sinh từ 115 trở lên, giảm tỷ số giới tính khi sinh ít nhất 0,4 Điểm phần trăm/năm trong giai đoạn 2016-2020.
- Mục tiêu 2: Giảm tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh, tạo cơ sở thuận lợi để đưa tỷ số này đạt Khoảng 107 sau năm 2025, đưa tỷ số giới tính khi sinh về mức cân bằng tự nhiên.
2. Nhiệm vụ và giải pháp:
a) Truyền thông nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi đối với công tác kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh.
Các hoạt động cụ thể:
- Cung cấp đầy đủ, thường xuyên các thông tin về tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh, nguyên nhân và hệ lụy của tình trạng này cho lãnh đạo các cấp chính quyền, tổ chức chính trị - xã hội và người có uy tín trong cộng đồng; tình hình triển khai, kết quả thực hiện và các yếu tố cản trở thực hiện Đề án bằng các hình thức phù hợp.
- Triển khai đồng bộ, có hiệu quả các hoạt động truyền thông cho các cặp vợ chồng, những người đứng đầu dòng họ và gia đình, nam nữ thanh niên chuẩn bị kết hôn và những người cung cấp dịch vụ có liên quan về tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh, lựa chọn giới tính thai nhi, nhất là giới và bình đẳng giới bằng các hình thức tiếp cận và thông điệp phù hợp.
- Thực hiện giáo dục về giới, bình đẳng giới với nội dung, hình thức thích hợp cho từng cấp học nhằm cung cấp kiến thức, kỹ năng thực hành bình đẳng giới cho thế hệ trẻ.
- Nghiên cứu, thiết kế, xây dựng, sản xuất các tài liệu truyền thông về mất cân bằng giới tính khi sinh, bình đẳng giới; giới thiệu, phổ biến các tài liệu này đến các nhóm đối tượng của Đề án.
- Tổ chức các hội nghị, hội thảo, chuyên đề, các chiến dịch, sự kiện truyền thông về mất cân bằng giới tính khi sinh.
b) Các chính sách khuyến khích, hỗ trợ
Các hoạt động cụ thể:
- Xây dựng, thử nghiệm và thực hiện các chính sách nhằm hỗ trợ, nâng cao vai trò, vị thế của phụ nữ và trẻ em gái trong gia đình, cộng đồng và xã hội.
- Nghiên cứu, xây dựng chính sách hỗ trợ về vật chất, tinh thần cho các cặp vợ chồng sinh con một bề gái thuộc hộ nghèo, cận nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số thuộc vùng khó khăn, đặc biệt khó khăn, người dân đang sống tại các xã đảo, huyện đảo; cho cha mẹ sinh con một bề gái khi hết tuổi lao động nhưng không có lương hưu.
- Xây dựng các chuẩn mực, giá trị xã hội phù hợp nhằm thực hiện có hiệu quả bình đẳng giới, loại trừ dần nguyên nhân sâu xa của hiện tượng lựa chọn giới tính khi sinh.
...
Theo đó, 4 trường hợp sinh con gái một bề được hỗ trợ gồm:
- Cặp vợ chồng sinh con một bề gái thuộc hộ nghèo, cận nghèo;
- Cặp vợ chồng sinh con một bề gái là người dân tộc thiểu số vùng khó khăn, đặc biệt khó khăn;
- Cặp vợ chồng sinh con một bề gái đang sống tại các xã đảo, huyện đảo;
- Cặp vợ chồng sinh con một bề gái khi hết tuổi lao động nhưng không có lương hưu.
Cũng theo Đề án nêu trên, các cặp vợ chồng sinh con một bề sẽ được hỗ trợ cả về vật chất và tinh thần. Vào tháng 7/2016, Bộ Y tế đã ra Công văn 4111/BYT-TCDS yêu cầu các địa phương bố trí ngân sách địa phương để triển khai chính sách hỗ trợ nêu trên.
Như vậy, nếu gia đình thuộc hộ nghèo và sinh con gái 1 bề thì sẽ được hỗ trợ bằng nguồn ngân sách địa phương.
Còn trường hợp của gia đình bạn, sinh con vừa trai vừa gái nên không được hỗ trợ theo diện này.
Trợ cấp với hộ nghèo sinh 2 con gái
Nguồn kinh phí trợ cấp đối với hộ nghèo sinh 2 con gái từ đâu?
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 1 Quyết định 468/QĐ-TTg 2016 như sau:
Phê duyệt Đề án Kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh, giai đoạn 2016-2025 (sau đây gọi tắt là Đề án) với những nội dung chủ yếu sau đây:
...
c) Nâng cao hiệu lực thực thi những quy định của pháp luật về kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh
Các hoạt động cụ thể:
- Phổ biến, giáo dục những quy định của pháp luật về nghiêm cấm các hình thức lựa chọn giới tính thai nhi; đẩy mạnh các hoạt động kiểm tra giám sát thực thi pháp luật liên quan đến việc lựa chọn giới tính thai nhi.
- Từng bước hoàn thiện thể chế, chính sách pháp luật quy định về kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh và các nội dung có liên quan; rà soát, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật về kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh theo hướng quy định chi tiết, cụ thể hơn các hành vi vi phạm, tăng cường khả năng ngăn ngừa và phát hiện vi phạm, tăng mức xử phạt vi phạm, nâng cao và làm rõ trách nhiệm của các cơ quan chức năng. Trước mắt, tập trung nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung những quy định của pháp luật nhằm khắc phục tình trạng lạm dụng kỹ thuật cao để lựa chọn giới tính thai nhi.
- Tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm các quy định về kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật.
- Tăng cường các hoạt động đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ về kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh cho cán bộ công chức y tế - dân số, người cung cấp dịch vụ y tế có liên quan.
d) Hợp tác quốc tế: Đẩy mạnh hợp tác quốc tế, tích cực tranh thủ sự giúp đỡ về tài chính, kỹ thuật và kinh nghiệm của các nước, các tổ chức quốc tế trong việc thực hiện Đề án.
Hoạt động cụ thể:
- Trao đổi, chia sẻ, học tập kinh nghiệm với các nước, các tổ chức quốc tế có liên quan.
- Tranh thủ hỗ trợ kỹ thuật của các chuyên gia quốc tế trong việc triển khai thực hiện Đề án.
- Huy động nguồn viện trợ và các nguồn tài chính hợp pháp khác để triển khai Đề án.
3. Kinh phí thực hiện:
Ngân sách thực hiện Đề án do ngân sách nhà nước bảo đảm và được bố trí trong dự toán hàng năm của các Bộ, ngành địa phương theo quy định của Luật ngân sách nhà nước.
Theo đó, nguồn kinh phí trợ cấp đối với hộ nghèo sinh 2 con gái từ ngân sách thực hiện Đề án do ngân sách nhà nước bảo đảm và được bố trí trong dự toán hàng năm của các Bộ, ngành địa phương theo quy định của Luật ngân sách nhà nước.
Các cơ quan nào phối hợp để thực hiện trợ cấp đối với hộ nghèo sinh 2 con gái?
Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Quyết định 468/QĐ-TTg 2016 như sau:
Tổ chức thực hiện:
1. Bộ Y tế chủ trì, tổ chức, hướng dẫn triển khai thực hiện Đề án này trên phạm vi cả nước; theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, tổng hợp tình hình thực hiện và định kỳ báo cáo Thủ tướng Chính phủ theo quy định; hàng năm tổ chức sơ kết, tổng kết tình hình thực hiện Đề án.
2. Bộ Tài chính, bố trí kinh phí thực hiện Đề án theo quy định của Luật ngân sách Nhà nước.
3. Các Bộ, ngành liên quan trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ có trách nhiệm tổ chức, triển khai, thực hiện Đề án theo quy định của pháp luật.
4. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm tổ chức, triển khai thực hiện các nội dung của Đề án; thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về nghiêm cấm lựa chọn giới tính thai nhi; xử lý các trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật; chủ động cân đối và phân bổ các nguồn lực cho các hoạt động của Đề án trên địa bàn; hàng năm tổ chức sơ kết, tổng kết việc thực hiện Đề án gửi Bộ Y tế để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
5. Đề nghị Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan chỉ đạo công tác tuyên truyền về kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh.
6. Đề nghị Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam: phối hợp với các Bộ, ngành liên quan thực hiện tuyên truyền, vận động hội viên, đoàn viên và các tầng lớp nhân dân thực hiện chính sách, pháp luật về kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh; giám sát việc thực hiện Đề án.
Theo đó, tại quy định trên là nhiệm vụ riêng biệt của các cơ quan trong việc phối hợp để thực hiện trợ cấp đối với hộ nghèo sinh 2 con gái nói riêng và một số công việc khác theo quy định trên về Đề án Kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh, giai đoạn 2016-2025.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lỗi không cài quai mũ bảo hiểm phạt bao nhiêu đối với người điều khiển xe máy? Bị trừ mấy điểm giấy phép lái xe?
- Mẫu Phiếu khám thai là mẫu nào? Nguyên tắc trong khám chữa bệnh được quy định như thế nào? 21 hành vi bị nghiêm cấm trong khám chữa bệnh?
- Điều kiện kinh nghiệm nghề nghiệp để được cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng hạng I, II, III là gì?
- Toàn văn Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024? Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024 áp dụng từ khi nào?
- Cách xử lý hóa đơn sai tên công ty theo Thông tư 78? Ký hiệu hóa đơn điện tử được quy định như thế nào?