Có được hưởng phụ cấp ưu đãi nghề mức 40% khi điều động tham gia vận chuyển bệnh nhân hay không?
- Có được hưởng phụ cấp ưu đãi nghề mức 40% khi điều động tham gia vận chuyển bệnh nhân hay không?
- Công chức, viên chức đang bị tạm đình chỉ công tác thì có được tính thời gian hưởng phụ cấp ưu đãi nghề y tế không?
- Kinh phí chi trả phụ cấp ưu đãi nghề y tế cho công chức, viên chức có được lấy từ nguồn thu của cơ sở y tế từ các hoạt động sự nghiệp của đơn vị không?
Có được hưởng phụ cấp ưu đãi nghề mức 40% khi điều động tham gia vận chuyển bệnh nhân hay không?
Có được hưởng phụ cấp ưu đãi nghề mức 40% khi điều động tham gia vận chuyển bệnh nhân hay không, thì căn cứ khoản 4 Điều 3 Nghị định 56/2011/NĐ-CP, khoản 7 Điều 147 Nghị định 96/2023/NĐ-CP như sau:
Mức phụ cấp ưu đãi
...
4. Mức phụ cấp 40% áp dụng đối với công chức, viên chức thường xuyên, trực tiếp làm chuyên môn y tế dự phòng; xét nghiệm; khám bệnh, chữa bệnh; kiểm soát nhiễm khuẩn, chăm sóc người bệnh, phục hồi chức năng; giám định y khoa; y dược cổ truyền; dược, mỹ phẩm; an toàn vệ sinh thực phẩm, thiết bị y tế; sức khỏe sinh sản tại các cơ sở sự nghiệp y tế công lập và tại các cơ sở điều dưỡng thương binh, bệnh binh, người khuyết tật đặc biệt, trừ các trường hợp quy định tại khoản 1, 2 và 3 Điều này.
...
Như vậy, điều kiện hưởng phụ cấp 40% là công chức, viên chức thường xuyên, trực tiếp làm chuyên môn y tế dự phòng; xét nghiệm; khám bệnh, chữa bệnh; kiểm soát nhiễm khuẩn, chăm sóc người bệnh, phục hồi chức năng...
Còn trường hợp của chị cung cấp được phân công về phòng kế hoạch tổng hợp 1, 2 buổi trực điều dưỡng, vận chuyển bệnh nhân không thể hiện được tính chất hoạt động trên, nên không đủ điều kiện hưởng. Tuy nhiên, chị có thể liên hệ phía đơn vị để được hướng dẫn thêm.
Phụ cấp ưu đãi nghề (Hình từ Internet)
Công chức, viên chức đang bị tạm đình chỉ công tác thì có được tính thời gian hưởng phụ cấp ưu đãi nghề y tế không?
Công chức, viên chức đang bị tạm đình chỉ công tác thì có được tính thời gian hưởng phụ cấp ưu đãi nghề y tế không, thì căn cứ theo khoản 5 Điều 3 Thông tư liên tịch 02/2012/TTLT-BYT-BNV-BTC như sau:
Thời gian không được tính hưởng phụ cấp ưu đãi theo nghề y tế
1. Thời gian đi công tác, làm việc, học tập ở nước ngoài hưởng 40% tiền lương theo quy định tại khoản 4 Điều 8 Nghị định số 204/2004/NĐ-CP;
2. Thời gian đi học tập ở trong nước liên tục trên 3 tháng, không trực tiếp làm chuyên môn y tế theo nhiệm vụ được phân công đối với công chức, viên chức;
3. Thời gian nghỉ việc không hưởng lương liên tục từ 1 tháng trở lên;
4. Thời gian nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội;
5. Thời gian tạm giam, tạm giữ, tạm đình chỉ công tác hoặc đình chỉ làm chuyên môn y tế từ 1 tháng trở lên.
6. Thời gian được cơ quan có thẩm quyền điều động đi công tác, làm việc không trực tiếp làm chuyên môn y tế liên tục từ 1 tháng trở lên.
Theo đó, công chức, viên chức đang bị tạm đình chỉ công tác thì không được tính thời gian hưởng phụ cấp ưu đãi nghề y tế.
Kinh phí chi trả phụ cấp ưu đãi nghề y tế cho công chức, viên chức có được lấy từ nguồn thu của cơ sở y tế từ các hoạt động sự nghiệp của đơn vị không?
Kinh phí chi trả phụ cấp ưu đãi nghề y tế cho công chức, viên chức có được lấy từ nguồn thu của cơ sở y tế từ các hoạt động sự nghiệp của đơn vị không, thì căn cứ theo khoản 2 Điều 5 Thông tư liên tịch 02/2012/TTLT-BYT-BNV-BTC như sau:
Cách tính và nguồn kinh phí chi trả phụ cấp ưu đãi theo nghề
...
2. Nguồn kinh phí
a) Nguồn kinh phí để thực hiện chế độ phụ cấp quy định tại Thông tư liên tịch này do ngân sách nhà nước bảo đảm theo phân cấp ngân sách hiện hành, nguồn thu của cơ sở y tế từ các hoạt động sự nghiệp của đơn vị theo quy định.
b) Riêng năm 2011, kinh phí tăng thêm để thực hiện chế độ phụ cấp quy định tại Thông tư liên tịch này được xử lý như sau:
- Đối với tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được tổng hợp chung vào nhu cầu cải cách tiền lương và xử lý từ nguồn cải cách tiền lương theo quy định; cụ thể như sau:
+ Các cơ sở sự nghiệp y tế công lập trực tiếp trả lương cho công chức, viên chức có trách nhiệm lập báo cáo nhu cầu kinh phí chi trả phụ cấp ưu đãi theo nghề tăng thêm năm 2011 theo Biểu số 1 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này và gửi cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp theo phân cấp ngân sách hiện hành (sau đây gọi tắt là cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp).
+ Cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp thẩm định và tổng hợp nhu cầu kinh phí tăng thêm của các cơ sở sự nghiệp y tế công lập thuộc phạm vi quản lý theo Biểu số 2 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này gửi cơ quan Tài chính cùng cấp.
...
Theo đó, kinh phí chi trả phụ cấp ưu đãi nghề y tế cho công chức, viên chức được lấy từ nguồn thu của cơ sở y tế từ các hoạt động sự nghiệp của đơn vị và do ngân sách nhà nước bảo đảm theo phân cấp ngân sách hiện hành.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn viết báo cáo giám sát đảng viên của chi bộ? Có bao nhiêu hình thức giám sát của Đảng?
- Máy móc, thiết bị thuê, mượn để gia công trong hợp đồng gia công cho nước ngoài tại Việt Nam được xử lý bằng hình thức nào?
- Tải về danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu mới nhất? Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu do ai quy định?
- Mẫu báo cáo theo Nghị định 30? Tải về Mẫu báo cáo văn bản hành chính? Hướng dẫn viết mẫu báo cáo?
- Số câu hỏi, nội dung và tiêu chuẩn đạt sát hạch chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng của cá nhân là bao nhiêu câu?