Có được hưởng đồng thời lương hưu và trợ cấp khuyết tật hay không? Pháp luật có quy định chi tiết về vấn đề này?

Bên anh có một cô bị khuyết tật đặc biệt nặng, bây giờ cô đã đến tuổi nghỉ hưu thì cô có được hưởng lương hưu và trợ cấp cho người khuyết tật đặc biệt nặng luôn không? Hay chỉ được lương hưu thôi. Xin cảm ơn!

Đối tượng nào được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng?

Căn cứ Điều 44 Luật Người khuyết tật 2010 quy định trợ cấp xã hội, trợ cấp kinh phí chăm sóc hàng tháng như sau:

- Đối tượng hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng bao gồm:

+ Người khuyết tật đặc biệt nặng, trừ trường hợp quy định tại Điều 45 của Luật này;

+ Người khuyết tật nặng.

- Đối tượng được hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng bao gồm:

+ Gia đình có người khuyết tật đặc biệt nặng đang trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc người đó;

+ Người nhận nuôi dưỡng, chăm sóc người khuyết tật đặc biệt nặng;

+ Người khuyết tật quy định tại khoản 1 Điều này đang mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi.

- Người khuyết tật quy định tại khoản 1 Điều này là trẻ em, người cao tuổi được hưởng mức trợ cấp cao hơn đối tượng khác cùng mức độ khuyết tật.

- Mức trợ cấp xã hội hàng tháng, mức hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng đối với từng loại đối tượng theo quy định tại Điều này do Chính phủ quy định.

Như vậy, theo quy định trên thì trường hợp của cô ấy thuộc đối tượng được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng nhưng trừ trường hợp được quy định tại Điều 45 Luật này. Nghĩa là ở Điều 45 Luật này quy định về các trường hợp khuyết tật đặc biệt nặng mà được nhà nước nuôi dưỡng trong các cơ sở bảo trợ thì không được hưởng trợ cấp xã hội này anh nhé.

Trợ cấp xã hội

Trợ cấp xã hội người tàn tật

Hồ sơ, thủ tục thực hiện trợ cấp xã hội, hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng như thế nào?

Căn cứ Điều 7, Điều 8 Nghị định 20/2021/NĐ-CP có quy định:

Hồ sơ thực hiện trợ cấp xã hội hàng tháng, hỗ trợ kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng hàng tháng

- Hồ sơ đề nghị trợ cấp xã hội hàng tháng bao gồm: Tờ khai của đối tượng theo Mẫu số 1a, 1b, 1c, 1d, 1đ ban hành kèm theo Nghị định này.

- Hồ sơ đề nghị hỗ trợ kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng hàng tháng bao gồm:

+ Tờ khai hộ gia đình có người khuyết tật đặc biệt nặng theo Mẫu số 2a ban hành kèm theo Nghị định này;

+ Tờ khai nhận chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng bảo trợ xã hội theo Mẫu số 2b ban hành kèm theo Nghị định này;

+ Tờ khai của đối tượng được nhận chăm sóc, nuôi dưỡng trong trường hợp đối tượng không hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng theo Mẫu số 03 ban hành kèm theo Nghị định này.

Thủ tục thực hiện, điều chỉnh, thôi hưởng trợ cấp xã hội hằng tháng, hỗ trợ kinh phí chăm sóc hằng tháng

(1) Thủ tục thực hiện, điều chỉnh, thôi hưởng trợ cấp xã hội hằng tháng, hỗ trợ kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng hằng tháng theo quy định sau đây:

(a) Đối tượng, người giám hộ của đối tượng hoặc tổ chức, cá nhân có liên quan làm hồ sơ theo quy định tại Điều 7 Nghị định này gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú (sau đây gọi chung là Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã) nơi cư trú. Khi nộp hồ sơ cần xuất trình các giấy tờ sau để cán bộ tiếp nhận hồ sơ đối chiếu các thông tin kê khai trong tờ khai:

- Sổ hộ khẩu của đối tượng hoặc văn bản xác nhận của công an xã, phường, thị trấn; Chứng minh thư nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân;

- Giấy khai sinh của trẻ em đối với trường hợp xét trợ cấp xã hội đối với trẻ em, người đơn thân nghèo đang nuôi con, người khuyết tật đang nuôi con;

- Giấy tờ xác nhận bị nhiễm HIV của cơ quan y tế có thẩm quyền đối với trường hợp bị nhiễm HIV;

- Giấy tờ xác nhận đang mang thai của cơ quan y tế có thẩm quyền đối với trường hợp người khuyết tật đang mang thai;

- Giấy xác nhận khuyết tật đối với trường hợp người khuyết tật.

(b) Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, công chức phụ trách công tác Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm rà soát hồ sơ, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức việc xem xét, quyết định việc xét duyệt, thực hiện việc niêm yết công khai kết quả xét duyệt tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã trong thời gian 02 ngày làm việc, trừ những thông tin liên quan đến HIV/AIDS của đối tượng.

Trường hợp có khiếu nại, trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được khiếu nại, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức xem xét, kết luận, công khai nội dung khiếu nại.

(c) Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày hồ sơ được xét duyệt và không có khiếu nại, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có văn bản đề nghị kèm theo hồ sơ của đối tượng gửi Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội.

(d) Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ của đối tượng và văn bản đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm thẩm định, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện) quyết định trợ cấp xã hội hàng tháng, hỗ trợ kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng hàng tháng cho đối tượng. Trường hợp đối tượng không đủ điều kiện hưởng, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

(đ) Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản trình của Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định trợ cấp xã hội hàng tháng, hỗ trợ kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng hàng tháng cho đối tượng.

Thời gian hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng đối với người cao tuổi quy định tại các điểm b khoản 5 Điều 5 Nghị định này kể từ thời điểm người đó đủ 75 tuổi, quy định tại điểm c khoản 5 Điều 5 Nghị định này kể từ thời điểm người đó đủ 80 tuổi. Thời gian hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng đối với người khuyết tật từ tháng được cấp giấy xác nhận mức độ khuyết tật. Thời gian hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng, hỗ trợ kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng hàng tháng của đối tượng khác kể từ tháng Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ký quyết định trợ cấp xã hội hàng tháng.

Thời gian điều chỉnh mức trợ cấp xã hội hàng tháng kể từ tháng đối tượng đủ điều kiện điều chỉnh.

(2) Trường hợp đối tượng hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng, hỗ trợ kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng hàng tháng bị chết hoặc không đủ điều kiện hưởng trợ cấp xã hội, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã đề nghị Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thôi hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng, hỗ trợ kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng hàng tháng.

Thời gian thôi hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng, hỗ trợ kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng hàng tháng kể từ tháng ngay sau tháng đối tượng đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng chết hoặc không đủ điều kiện hưởng trợ cấp xã hội.

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn cụ thể các trường hợp thôi hưởng, tạm dừng trợ cấp xã hội hàng tháng, hỗ trợ kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng hàng tháng.

(3) Thủ tục chi trả trợ cấp xã hội, nhận chăm sóc hàng tháng khi đối tượng thay đổi nơi cư trú trong cùng địa bàn quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh thực hiện theo quy định sau đây:

(a) Đối tượng hoặc người giám hộ của đối tượng có văn bản đề nghị gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú mới;

(b) Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có văn bản gửi Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội;

(c) Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm thẩm định và thực hiện chi trả trợ cấp xã hội hàng tháng, hỗ trợ kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng hàng tháng cho đối tượng theo địa chỉ nơi cư trú mới.

(4) Thủ tục quyết định trợ cấp xã hội hàng tháng, hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng khi đối tượng thay đổi nơi cư trú giữa các quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, trong và ngoài tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện theo quy định sau đây:

(a) Đối tượng thay đổi nơi cư trú có văn bản đề nghị gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đối tượng đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng;

(b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đối tượng đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng, hỗ trợ kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng hàng tháng có văn bản gửi Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội.

Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thôi chi trả trợ cấp xã hội, hỗ trợ kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng hàng tháng tại nơi cư trú cũ, sau đó gửi văn bản kèm theo hồ sơ của đối tượng đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú mới của đối tượng;

(c) Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ của đối tượng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đối tượng cư trú mới xác nhận và chuyển hồ sơ của đối tượng đến Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội;

(d) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ của đối tượng, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội thẩm định, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định trợ cấp xã hội hàng tháng, hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng cho đối tượng. Thời gian hưởng ngay sau tháng ghi trong quyết định thôi hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng, hỗ trợ kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng hàng tháng của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú cũ của đối tượng.

Việc áp dụng pháp luật đối với người khuyết tật như thế nào?

Theo Điều 51 Luật Người khuyết tật 2010 quy định như sau:

- Người khuyết tật đang hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng; đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng thì không hưởng chính sách quy định tại khoản 1 Điều 44 của Luật này nhưng được hưởng chính sách quy định tại Luật này nếu pháp luật về người có công với cách mạng hoặc pháp luật về bảo hiểm xã hội chưa quy định.

- Người khuyết tật thuộc đối tượng được hưởng nhiều chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội cùng loại chỉ được hưởng một chính sách trợ giúp cao nhất.

- Người khuyết tật đang được hưởng chế độ nuôi dưỡng, chăm sóc tại cơ sở bảo trợ xã hội trước ngày Luật này có hiệu lực thì được tiếp tục nuôi dưỡng, chăm sóc tại cơ sở bảo trợ xã hội theo quy định tại khoản 2 Điều 45 của Luật này.

Theo quy định trên, người khuyết tật nặng, người khuyết tật đặc biệt nặng mà không thuộc diện đang hưởng đang hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, không hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng thì được hưởng trợ cấp hàng tháng dành cho người khuyết tật. Trong trường hợp người khuyết tật hưởng lương hưu thì sẽ không được nhận trợ cấp người khuyết tật.

Lương hưu
Trợ cấp xã hội
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Hướng dẫn 6 bước đăng ký nhận lương hưu qua tài khoản VssID nhanh chóng? Tiền lương hưu hiện nay được tính như thế nào?
Pháp luật
Mức bù lương hưu từ ngày 1/7/2024 khi cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27 áp dụng cho nhóm người lao động nào?
Pháp luật
Lương hưu tăng hay giữ nguyên đối với cán bộ, công chức, viên chức khi thực hiện cải cách tiền lương 2024?
Pháp luật
3 mức tăng lương hưu từ 1/7/2024 của 3 nhóm đối tượng khi thực hiện cải cách tiền lương là bao nhiêu?
Pháp luật
3 nhóm đối tượng nào có sự chênh lệch mức tăng lương hưu từ 01/7/2024 khi cải cách tiền lương?
Pháp luật
Cách tính lương hưu từ 01/7/2024 khi bỏ lương cơ sở? Ai được tăng lương hưu từ ngày 01/7/2024?
Pháp luật
3 Nhóm đối tượng được tăng lương hưu từ 01/07/2024 khi thực hiện cải cách tiền lương theo đề xuất Bộ Lao động thương binh và xã hội?
Pháp luật
Đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện bao lâu thì mới được hưởng lương hưu? Mức hưởng lương hưu thế nào?
Pháp luật
Cách tính tiền lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội từ 01/07/2023 theo quy định mới nhất? Công thức tính tiền lương hưu ra sao?
Pháp luật
Người lao động có được ủy quyền cho người khác nhận lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội thay mình không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Lương hưu
3,977 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Lương hưu Trợ cấp xã hội
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào
Type: