Có được điều chỉnh hợp đồng xây dựng khi gặp các trường hợp bất khả kháng hay không? Nếu có thì trường hợp nào được xem là do sự kiện bất khả kháng?
Có được điều chỉnh hợp đồng xây dựng khi gặp các trường hợp bất khả kháng hay không?
Điều chỉnh hợp đồng xây dựng (Hình từ Internet)
Theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 143 Luật Xây dựng 2014 quy định về các trường hợp được điều chỉnh hợp đồng xây dựng như sau:
Điều chỉnh hợp đồng xây dựng
1. Điều chỉnh hợp đồng xây dựng gồm điều chỉnh về khối lượng, tiến độ, đơn giá hợp đồng và các nội dung khác do các bên thỏa thuận trong hợp đồng. Điều chỉnh hợp đồng xây dựng chỉ được áp dụng trong thời gian thực hiện hợp đồng.
2. Các trường hợp được điều chỉnh hợp đồng xây dựng:
a) Do các bên thỏa thuận trong hợp đồng phù hợp với các quy định của Luật này và pháp luật khác có liên quan;
b) Khi Nhà nước thay đổi các chính sách làm ảnh hưởng trực tiếp đến việc thực hiện hợp đồng, trừ trường hợp các bên hợp đồng có thỏa thuận khác;
c) Khi dự án được điều chỉnh có ảnh hưởng đến hợp đồng, trừ trường hợp các bên hợp đồng có thỏa thuận khác;
d) Các trường hợp bất khả kháng theo quy định của pháp luật.
Như vậy khi gặp các trường hợp bất khả kháng theo quy định của pháp luật thì các bên trong hợp đồng xây dựng có thể thực hiện điều chỉnh về khối lượng, tiến độ, đơn giá hợp đồng và các nội dung khác do các bên thỏa thuận trong hợp đồng.
Lưu ý: Việc điều chỉnh hợp đồng xây dựng chỉ được áp dụng trong thời gian thực hiện hợp đồng.
Các trường hợp nào được xem là trường hợp bất khả kháng để điều chỉnh hợp đồng xây dựng?
Tại Điều 51 Nghị định 37/2015/NĐ-CP quy định về rủi ro và bất khả kháng trong hoạt động xây dựng có thể làm căn cứ để điều chỉnh hợp đồng xây dựng như sau:
Rủi ro và bất khả kháng
1. Rủi ro là nguy cơ ảnh hưởng tiêu cực đến việc thực hiện hợp đồng xây dựng trong tương lai. Trong hợp đồng xây dựng các bên phải quy định trách nhiệm của mỗi bên về quản lý và xử lý rủi ro của mình; trách nhiệm khắc phục hậu quả của mỗi bên trong trường hợp gặp rủi ro.
2. Bất khả kháng là một sự kiện rủi ro xảy ra một cách khách quan không thể lường trước khi ký kết hợp đồng xây dựng và không thể khắc phục được khi nó xảy ra mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép như: Thiên tai, sự cố môi trường, địch họa, hỏa hoạn và các yếu tố bất khả kháng khác.
3. Khi một bên bị rơi vào tình trạng bất khả kháng, thì phải thông báo bằng văn bản cho bên kia trong thời gian sớm nhất có thể.
4. Trong hợp đồng các bên phải thỏa thuận về việc xử lý bất khả kháng như: Thông báo về bất khả kháng; trách nhiệm của các bên đối với bất khả kháng; chấm dứt và thanh toán hợp đồng xây dựng trong trường hợp bất khả kháng (nếu có).
Như vậy bất khả kháng là một sự kiện rủi ro xảy ra một cách khách quan không thể lường trước khi ký kết hợp đồng xây dựng và không thể khắc phục được khi nó xảy ra mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép như: Thiên tai, sự cố môi trường, địch họa, hỏa hoạn và các yếu tố bất khả kháng khác.
Trường hợp một bên gặp sự kiện bất khả kháng thì thì phải thông báo bằng văn bản cho bên kia trong thời gian sớm nhất có thể.
Tại quy định này cũng nêu về việc các bên phải đề cập đến việc thỏa thuận về việc xử lý bất khả kháng trong hợp đồng xây dựng.
Các trường hợp bất khả kháng có phải là nội dung được phải được nêu trong hợp đồng xây dựng hay không?
Về nội dung của hợp đồng xây dựng được quy định cụ thể tại Điều 141 Luật Xây dựng 2014 như sau:
Nội dung hợp đồng xây dựng
1. Hợp đồng xây dựng gồm các nội dung sau:
a) Căn cứ pháp lý áp dụng;
b) Ngôn ngữ áp dụng;
c) Nội dung và khối lượng công việc;
d) Chất lượng, yêu cầu kỹ thuật của công việc, nghiệm thu và bàn giao;
đ) Thời gian và tiến độ thực hiện hợp đồng;
e) Giá hợp đồng, tạm ứng, đồng tiền sử dụng trong thanh toán và thanh toán hợp đồng xây dựng;
g) Bảo đảm thực hiện hợp đồng, bảo lãnh tạm ứng hợp đồng;
h) Điều chỉnh hợp đồng xây dựng;
i) Quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng xây dựng;
k) Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng, thưởng và phạt vi phạm hợp đồng;
l) Tạm ngừng và chấm dứt hợp đồng xây dựng;
m) Giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng;
n) Rủi ro và bất khả kháng;
o) Quyết toán và thanh lý hợp đồng xây dựng;
p) Các nội dung khác.
2. Đối với hợp đồng tổng thầu xây dựng ngoài các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này còn phải được bổ sung về nội dung và trách nhiệm quản lý của tổng thầu xây dựng.
3. Chính phủ quy định chi tiết về hợp đồng xây dựng.
Như vậy trong hợp đồng xây dựng thì phải có nội dung về rủi ro và bất khả kháng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thủ tục đăng ký khai báo công cụ hỗ trợ ở cấp trung ương theo Quyết định 9312 thực hiện như thế nào?
- Bài phát biểu chia tay giáo viên nghỉ hưu 2025 chọn lọc? Mẫu lời phát biểu chia tay đồng nghiệp nghỉ hưu?
- Cơ quan nào có thẩm quyền quyết định chuyển giao nhà, đất thuộc tài sản công về địa phương quản lý, xử lý theo Nghị định 03/2025?
- Thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động xây dựng trên địa bàn của 02 tỉnh trở lên thuộc về ai theo Nghị định 175?
- Trình tự, thủ tục chấp thuận cơ sở kinh doanh đào tạo thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ từ 1/1/2025 ra sao?