Có được đặt tên doanh nghiệp tư nhân bằng chữ Hán không? Tên doanh nghiệp phải được gắn như thế nào?
Có được đặt tên doanh nghiệp tư nhân bằng chữ Hán không?
Tên doanh nghiệp tư nhân phải tuân thủ theo các quy định tại Điều 37 Luật Doanh nghiệp 2020, cụ thể như sau:
Tên doanh nghiệp
1. Tên tiếng Việt của doanh nghiệp bao gồm hai thành tố theo thứ tự sau đây:
a) Loại hình doanh nghiệp;
b) Tên riêng.
2. Loại hình doanh nghiệp được viết là “công ty trách nhiệm hữu hạn” hoặc “công ty TNHH” đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; được viết là “công ty cổ phần” hoặc “công ty CP” đối với công ty cổ phần; được viết là “công ty hợp danh” hoặc “công ty HD” đối với công ty hợp danh; được viết là “doanh nghiệp tư nhân”, “DNTN” hoặc “doanh nghiệp TN” đối với doanh nghiệp tư nhân.
3. Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu.
4. Tên doanh nghiệp phải được gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp. Tên doanh nghiệp phải được in hoặc viết trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành.
5. Căn cứ vào quy định tại Điều này và các điều 38, 39 và 41 của Luật này, Cơ quan đăng ký kinh doanh có quyền từ chối chấp thuận tên dự kiến đăng ký của doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, theo Điều 38 Luật Doanh nghiệp 2020 có quy định về những điều cấm trong đặt tên doanh nghiệp như sau:
Những điều cấm trong đặt tên doanh nghiệp
1. Đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký được quy định tại Điều 41 của Luật này.
2. Sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó.
3. Sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.
Theo quy định nêu trên thì chỉ được phép đặt tên doanh nghiệp tư nhân bằng được các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu. Cho nên, không được đặt tên doanh nghiệp tư nhân bằng chữ Hán.
Tên doanh nghiệp tư nhân phải được gắn như thế nào?
Tên doanh nghiệp tư nhân phải tuân thủ theo các quy định tại Điều 37 Luật Doanh nghiệp 2020, cụ thể như sau:
Tên doanh nghiệp
...
4. Tên doanh nghiệp phải được gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp. Tên doanh nghiệp phải được in hoặc viết trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành.
5. Căn cứ vào quy định tại Điều này và các điều 38, 39 và 41 của Luật này, Cơ quan đăng ký kinh doanh có quyền từ chối chấp thuận tên dự kiến đăng ký của doanh nghiệp.
Như vậy, tên doanh nghiệp tư nhân phải được gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp.
Đồng thời, tên doanh nghiệp tư nhân phải được in hoặc viết trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành.
Có được đặt tên doanh nghiệp tư nhân bằng chữ Hán không? Tên doanh nghiệp phải được gắn như thế nào? (Hình từ Internet)
Các trường hợp được coi là tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp tư nhân đã đăng ký được quy định ra sao?
Các trường hợp được coi là tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp tư nhân đã đăng ký được quy định tại khoản 2 Điều 41 Luật Doanh nghiệp 2020, cụ thể như sau:
Tên trùng và tên gây nhầm lẫn
...
2. Các trường hợp được coi là tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký bao gồm:
a) Tên tiếng Việt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký được đọc giống tên doanh nghiệp đã đăng ký;
b) Tên viết tắt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký trùng với tên viết tắt của doanh nghiệp đã đăng ký;
c) Tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đề nghị đăng ký trùng với tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đã đăng ký;
d) Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi một số tự nhiên, một số thứ tự hoặc một chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, chữ F, J, Z, W được viết liền hoặc cách ngay sau tên riêng của doanh nghiệp đó;
đ) Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi một ký hiệu “&” hoặc “và”, “.”, “,”, “+”, “-”, “_”;
e) Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi từ “tân” ngay trước hoặc từ “mới” được viết liền hoặc cách ngay sau hoặc trước tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký;
g) Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi một cụm từ “miền Bắc”, “miền Nam”, “miền Trung”, “miền Tây”, “miền Đông”;
h) Tên riêng của doanh nghiệp trùng với tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký.
...
Lưu ý: Các trường hợp quy định tại các điểm d, đ, e, g và h khoản 2 Điều này không áp dụng đối với công ty con của công ty đã đăng ký.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thuyết minh về phong tục lì xì ngày Tết hay và ý nghĩa? Phong tục lì xì ngày Tết ở Việt Nam? Nhiệm vụ học sinh là gì?
- Nghị định 168 sửa đổi, bổ sung Nghị định 100 về xử phạt giao thông như thế nào? Tải về Nghị định 168/2024/NĐ-CP ở đâu?
- Vì sao lấy ngày 3 2 là ngày thành lập Đảng? Năm nay kỷ niệm bao nhiêu năm ngày thành lập Đảng 3 2?
- Hội nghị hợp nhất các tổ chức Cộng sản diễn ra ở đâu? Hội nghị hợp nhất thành lập Đảng CSVN thông qua các văn kiện nào theo Hướng dẫn 175?
- Mẫu tờ khai tặng kỷ niệm chương Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng cho dân quân tự vệ mới nhất? Tải về?