Có được đánh giá xếp loại đối với viên chức thuộc hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam nghỉ việc riêng quá 30 ngày làm việc trong quý không?
- Có được đánh giá xếp loại đối với viên chức thuộc hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam nghỉ việc riêng quá 30 ngày làm việc trong quý không?
- Viên chức hoàn thành nhiệm vụ dưới mức trung bình thì được đánh giá xếp loại ở mức nào?
- Viên chức trong thời gian tập sự thì được đánh giá xếp loại cao nhất ở mức nào?
Có được đánh giá xếp loại đối với viên chức thuộc hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam nghỉ việc riêng quá 30 ngày làm việc trong quý không?
Căn cứ khoản 1 Điều 10 Quyết định 666/QĐ-BHXH năm 2019 quy định về các trường hợp không xếp loại như sau:
Các trường hợp không xếp loại
1. Viên chức trong thời gian ký hợp đồng thử việc.
2. Công chức, viên chức nghỉ ốm, nghỉ thai sản, nghỉ do bị tai nạn lao động quá 40 ngày làm việc trong quý.
3. Công chức, viên chức nghỉ việc riêng không hưởng lương quá 30 ngày làm việc trong quý.
Như vậy, theo quy định, trường hợp viên chức thuộc hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam nghỉ việc riêng không hưởng lương quá 30 ngày làm việc trong quý thì không đánh giá xếp loại.
Có được đánh giá xếp loại đối với viên chức thuộc hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam nghỉ việc riêng quá 30 ngày làm việc trong quý không? (Hình từ Internet)
Viên chức hoàn thành nhiệm vụ dưới mức trung bình thì được đánh giá xếp loại ở mức nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 9 Quyết định 666/QĐ-BHXH năm 2019 quy định về tiêu chí và tỷ lệ đánh giá xếp loại như sau:
Tiêu chí và tỷ lệ đánh giá, xếp loại
...
2. Một số quy định cụ thể:
2.1. Một số trường hợp xếp loại D (không được hưởng tiền thưởng và thu nhập bổ sung):
- Vi phạm quy trình chuyên môn nghiệp vụ, để xảy ra sai sót trong xử lý nghiệp vụ, trong tham mưu, chỉ đạo, quản lý điều hành và chấp hành kỷ luật, kỷ cương hành chính, vi phạm các quy định của pháp luật, nội quy, quy chế, quy tắc ứng xử, chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của Ngành, cơ quan, đơn vị,...
- Hoàn thành nhiệm vụ dưới mức trung bình.
- Phối hợp với đồng nghiệp, cá nhân, đơn vị, tổ chức có liên quan để xử lý công việc kém hiệu quả.
- Tự ý nghỉ việc từ 1 ngày trở lên trong quý hoặc nghỉ có lý do được Thủ trưởng đơn vị đồng ý quá 20 ngày làm việc trong quý, kể cả nghỉ phép (trừ trường hợp nghỉ ốm, nghỉ thai sản, nghỉ do bị tai nạn lao động).
2.2. Công chức, viên chức bị xử lý kỷ luật từ mức khiển trách trở lên thì xếp loại D; Thời hạn xếp loại D do bị xử lý kỷ luật tương đương thời hạn nâng lương bị kéo dài và được thực hiện từ quý Quyết định kỷ luật có hiệu lực thi hành.
2.3. Công chức, viên chức xếp loại A không được nghỉ quá 06 ngày làm việc, xếp loại B không được nghỉ quá 14 ngày làm việc, xếp loại C không được nghỉ quá 20 ngày làm việc (kể cả nghỉ phép) hoặc không được nghỉ quá 40 ngày làm việc (đối với các trường hợp nghỉ ốm, nghỉ thai sản, nghỉ do bị tai nạn lao động) trong quý.
...
Như vậy, theo quy định, trường hợp viên chức hoàn thành nhiệm vụ dưới mức trung bình thì được đánh giá xếp loại ở mức không hoàn thành nhiệm vụ (D).
Viên chức trong thời gian tập sự thì được đánh giá xếp loại cao nhất ở mức nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 9 Quyết định 666/QĐ-BHXH năm 2019 quy định về tiêu chí và tỷ lệ đánh giá xếp loại như sau:
Tiêu chí và tỷ lệ đánh giá, xếp loại
...
2. Một số quy định cụ thể:
...
2.2. Công chức, viên chức bị xử lý kỷ luật từ mức khiển trách trở lên thì xếp loại D; Thời hạn xếp loại D do bị xử lý kỷ luật tương đương thời hạn nâng lương bị kéo dài và được thực hiện từ quý Quyết định kỷ luật có hiệu lực thi hành.
2.3. Công chức, viên chức xếp loại A không được nghỉ quá 06 ngày làm việc, xếp loại B không được nghỉ quá 14 ngày làm việc, xếp loại C không được nghỉ quá 20 ngày làm việc (kể cả nghỉ phép) hoặc không được nghỉ quá 40 ngày làm việc (đối với các trường hợp nghỉ ốm, nghỉ thai sản, nghỉ do bị tai nạn lao động) trong quý.
2.4. Viên chức trong thời gian tập sự, ký hợp đồng tạm tuyển, mới chuyển công tác từ ngoài ngành BHXH về Ngành (trừ trường hợp được tiếp nhận và bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo, quản lý từ Phó Trưởng phòng và tương đương trở lên) thì quý đầu tiên xếp cao nhất là loại C. Trường hợp thời gian làm việc quý đầu tiên dưới 01 tháng thì thời gian làm việc đó và quý tiếp theo xếp cao nhất loại C.
2.5. Công chức, viên chức được điều động, biệt phái hoặc chuyển công tác tới các đơn vị khác trong Ngành thì đánh giá, xếp loại theo thời gian, chất lượng làm việc thực tế tại từng đơn vị.
Công chức, viên chức nghỉ chế độ hưu trí, thôi việc, chuyển công tác ra khỏi Ngành hoặc từ trần thì quý cuối cùng được đánh giá, xếp loại theo thời gian, chất lượng làm việc thực tế.
3. Tỷ lệ xếp loại
3.1. Đối với công chức: Căn cứ năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; khối lượng và tiến độ công việc; kết quả hoạt động của cơ quan, đơn vị được giao lãnh đạo, quản lý và kết quả lĩnh vực công tác được phân công phụ trách; năng lực quy tụ, đoàn kết nội bộ của công chức để đánh giá, xếp loại.
...
Như vậy, theo quy định, viên chức đang trong thời gian tập sự thì quý đầu tiên được đánh giá xếp loại cao nhất là loại hoàn thành nhiệm vụ (C).
Trường hợp thời gian làm việc quý đầu tiên dưới 01 tháng thì thời gian làm việc đó và quý tiếp theo xếp loại cao nhất là loại hoàn thành nhiệm vụ (C).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hóa đơn giá trị gia tăng dành cho các đối tượng nào? Không lập hóa đơn giá trị gia tăng khi bán hàng có phải là hành vi trốn thuế?
- Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Ngoại giao Việt Nam là gì? Tiêu chuẩn xét tặng đối với cá nhân công tác trong ngành Ngoại giao là gì?
- Tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở ngành Kiểm sát nhân dân là gì? Thẩm quyền quyết định tặng danh hiệu?
- Tổ chức chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại cần đáp ứng những điều kiện nào?
- Nội dung đánh giá hồ sơ dự thầu đối với dự án đầu tư có sử dụng đất theo phương thức 1 giai đoạn 1 túi hồ sơ gồm những gì?