Có được chuyển giao quyền quản lý di sản thừa kế phục vụ việc thờ cúng được ba mẹ chỉ định trong di chúc để đi định cư ở nước ngoài hay không?
- Có được chuyển giao quyền quản lý di sản thừa kế phục vụ việc thờ cúng được ba mẹ chỉ định trong di chúc để đi định cư ở nước ngoài hay không?
- Con cái được quyền hủy bỏ một nội dung liên quan đến di sản thừa kế trong di chúc của ba mẹ để lại hay không?
- Người không có tên trong di chúc thừa kế có được quyền lưu giữ di chúc hay không?
Có được chuyển giao quyền quản lý di sản thừa kế phục vụ việc thờ cúng được ba mẹ chỉ định trong di chúc để đi định cư ở nước ngoài hay không?
Di sản dùng vào việc thờ cúng được quy định tại Điều 645 Bộ luật Dân sự 2015, cụ thể như sau:
Di sản dùng vào việc thờ cúng
1. Trường hợp người lập di chúc để lại một phần di sản dùng vào việc thờ cúng thì phần di sản đó không được chia thừa kế và được giao cho người đã được chỉ định trong di chúc quản lý để thực hiện việc thờ cúng; nếu người được chỉ định không thực hiện đúng di chúc hoặc không theo thỏa thuận của những người thừa kế thì những người thừa kế có quyền giao phần di sản dùng vào việc thờ cúng cho người khác quản lý để thờ cúng.
Trường hợp người để lại di sản không chỉ định người quản lý di sản thờ cúng thì những người thừa kế cử người quản lý di sản thờ cúng.
Trường hợp tất cả những người thừa kế theo di chúc đều đã chết thì phần di sản dùng để thờ cúng thuộc về người đang quản lý hợp pháp di sản đó trong số những người thuộc diện thừa kế theo pháp luật.
2. Trường hợp toàn bộ di sản của người chết không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản của người đó thì không được dành một phần di sản dùng vào việc thờ cúng.
Theo đó, di sản thừa kế để phục vụ cho việc thờ cúng là phần di sản không được chia thừa kế, cụ thể trong trường hợp này là ngôi nhà mà ba mẹ bạn đã để lại và ghi rõ trong di chúc là em trai bạn phải quản lý và thực hiện việc thờ cúng tổ tiên.
Ngôi nhà này không thuộc quyền sở hữu của bất kỳ người thừa kế nào kể cả em trai của bạn (người được giao quản lý) và chỉ được sử dụng cho việc thờ cúng tổ tiên, không được quyền sử dụng cho bất kỳ mục đích cá nhân nào khác trừ trường hợp phải dùng để thanh toán nghĩa vụ tài sản của ba mẹ bạn trong trường hợp toàn bộ di sản để lại không đủ để thanh toán.
Trong trường hợp của bạn, em trai là người được ba mẹ chỉ định quản lý di sản thừa kế là ngôi nhà để thờ cúng tổ tiên sẽ đi định cư ở nước ngoài nên không thể tiếp tục việc quản lý ngôi nhà và thờ cúng tổ tiên, trong trường hợp này bạn, em trai và những người thừa kế khác có thể thỏa thuận lựa chọn một người tiếp tục quản lý và thờ cúng tổ tiên.
Như vậy, em trai bạn có thể chuyển giao quyền quản lý di sản thừa kế phục vụ việc thờ cúng được ba mẹ chỉ định trong di chúc cho người khác quản lý dựa trên sự thỏa thuận giữa bạn và gia đình, tuy nhiên việc chuyển giao này không được trái với ý nguyện của ba mẹ bạn đã để lại trong di chúc.
Có được chuyển giao quyền quản lý di sản thừa kế phục vụ việc thờ cúng được ba mẹ chỉ định trong di chúc để đi định cư ở nước ngoài hay không? (Hình từ Internet)
Con cái được quyền hủy bỏ một nội dung liên quan đến di sản thừa kế trong di chúc của ba mẹ để lại hay không?
Theo Điều 640 Bộ luật dân sự 2015 quy định về sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc như sau:
Sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc
1. Người lập di chúc có thể sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc đã lập vào bất cứ lúc nào.
2. Trường hợp người lập di chúc bổ sung di chúc thì di chúc đã lập và phần bổ sung có hiệu lực pháp luật như nhau; nếu một phần của di chúc đã lập và phần bổ sung mâu thuẫn nhau thì chỉ phần bổ sung có hiệu lực pháp luật.
3. Trường hợp người lập di chúc thay thế di chúc bằng di chúc mới thì di chúc trước bị hủy bỏ.
Bên cạnh đó theo Điều 629 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về di chúc miệng như sau:
Di chúc miệng
1. Trường hợp tính mạng một người bị cái chết đe dọa và không thể lập di chúc bằng văn bản thì có thể lập di chúc miệng.
2. Sau 03 tháng, kể từ thời điểm di chúc miệng mà người lập di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng mặc nhiên bị hủy bỏ.
Theo đó, di chúc của ba mẹ để lại cho con cái có thể bị hủy bỏ trong những trường hợp sau:
- Trường hợp lập di chúc miệng mà sau 03 tháng người lập di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng mặc nhiên bị hủy bỏ.
- Trường hợp lập di chúc bằng văn bản, người lập di chúc có quyền hủy bỏ bất lúc nào.
- Trường hợp người lập di chúc thay thế di chúc bằng di chúc mới thì di chúc trước bị hủy bỏ.
Như vậy, chỉ có ba mẹ, người đã lập di chúc mới có quyền quyết định việc hủy bỏ di chúc mình đã lập ra, con cái hay những người được hưởng di sản thừa kế trong di chúc không có quyền yêu cầu hủy bỏ di chúc này.
Người không có tên trong di chúc thừa kế có được quyền lưu giữ di chúc hay không?
Theo Điều 641 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về việc gửi giữ di chúc như sau:
Gửi giữ di chúc
1. Người lập di chúc có thể yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng lưu giữ hoặc gửi người khác giữ bản di chúc.
2. Trường hợp tổ chức hành nghề công chứng lưu giữ bản di chúc thì phải bảo quản, giữ gìn theo quy định của Bộ luật này và pháp luật về công chứng.
3. Người giữ bản di chúc có nghĩa vụ sau đây:
a) Giữ bí mật nội dung di chúc;
b) Giữ gìn, bảo quản bản di chúc; nếu bản di chúc bị thất lạc, hư hại thì phải báo ngay cho người lập di chúc;
c) Giao lại bản di chúc cho người thừa kế hoặc người có thẩm quyền công bố di chúc, khi người lập di chúc chết. Việc giao lại bản di chúc phải được lập thành văn bản, có chữ ký của người giao, người nhận và trước sự có mặt của ít nhất hai người làm chứng.
Theo đó, ba mẹ bạn có thể yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng lưu giữ hoặc gửi người khác giữ bản di chúc.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lệnh giới nghiêm có phải được công bố liên tục trên các phương tiện thông tin đại chúng khi được ban bố không?
- Mẫu báo cáo công tác bảo vệ môi trường mới nhất? Báo cáo công tác bảo vệ môi trường có bắt buộc không?
- Chương trình hội nghị kiểm điểm Đảng viên cuối năm 2024 ngắn gọn, ý nghĩa? Chương trình kiểm điểm Đảng viên năm 2024?
- Báo cáo tự kiểm tra Đảng viên chấp hành năm 2024? Cách viết báo cáo tự kiểm tra Đảng viên chấp hành năm 2024 như thế nào?
- Người có Chứng chỉ hành nghề dược có được cho người khác thuê Chứng chỉ hành nghề dược của mình không?