Có được cho trẻ em xem các thể loại phim có nội dung kinh dị hay không? Cho trẻ em xem phim không phù hợp với lứa tuổi có bị phạt hành chính?
Các thể loại phim được phân loại dựa trên những tiêu chí nào?
Tiêu chí phân loại phim được quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 05/2023/TT-BVHTTDL như sau:
Tiêu chí phân loại phim
1. Tiêu chí phân loại phim bao gồm:
a) Tiêu chí về chủ đề, nội dung;
b) Tiêu chí về bạo lực;
c) Tiêu chí về khỏa thân, tình dục;
d) Tiêu chí về ma túy, chất kích thích, chất gây nghiện;
đ) Tiêu chí về kinh dị;
e) Tiêu chí về ngôn ngữ thô tục;
g) Tiêu chí về hành vi nguy hiểm, dễ bắt chước.
...
Theo đó, phim được phân loại dựa trên những tiêu chí sau đây:
- Tiêu chí về chủ đề, nội dung;
- Tiêu chí về bạo lực;
- Tiêu chí về khỏa thân, tình dục;
- Tiêu chí về ma túy, chất kích thích, chất gây nghiện;
- Tiêu chí về kinh dị;
- Tiêu chí về ngôn ngữ thô tục;
- Tiêu chí về hành vi nguy hiểm, dễ bắt chước.
Có được cho trẻ em xem các thể loại phim có nội dung kinh dị hay không? Cho trẻ em xem phim không phù hợp với lứa tuổi có bị phạt hành chính? (Hình từ Internet)
Có được cho trẻ em xem các thể loại phim có nội dung kinh dị hay không?
Theo Điều 2 Thông tư 05/2023/TT-BVHTTDL quy định về mức phân loại phim như sau:
Mức phân loại phim
Mức phân loại phim theo tiêu chí phân loại quy định tại Điều 3 Thông tư này được xếp từ thấp đến cao như sau:
1. Loại P: Phim được phép phổ biến đến người xem ở mọi độ tuổi;
2. Loại K: Phim được phổ biến đến người xem dưới 13 tuổi với điều kiện xem cùng cha, mẹ hoặc người giám hộ;
3. Loại T13 (13+): Phim được phổ biến đến người xem từ đủ 13 tuổi trở lên;
4. Loại T16 (16+): Phim được phổ biến đến người xem từ đủ 16 tuổi trở lên;
5. Loại T18 (18+): Phim được phổ biến đến người xem từ đủ 18 tuổi trở lên;
6. Loại C: Phim không được phép phổ biến.
Theo đó, các thể loại phim được phép phổ biến cho trẻ em bao gồm những loại sau đây:
- Loại P: Phim được phép phổ biến đến người xem ở mọi độ tuổi;
- Loại K: Phim được phổ biến đến người xem dưới 13 tuổi với điều kiện xem cùng cha, mẹ hoặc người giám hộ;
- Loại T13 (13+): Phim được phổ biến đến người xem từ đủ 13 tuổi trở lên.
Căn cứ theo Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 05/2023/TT-BVHTTDL, có thể phổ biến các thể loại phim có nội dung kinh dị cho trẻ em dưới 13 tuổi với điều kiện xem cùng cha, mẹ (Loại K) hoặc người giám hộ và trẻ em từ đủ 13 tuổi trở lên (Loại T13), cụ thể như sau:
- Đối với các phim Loại K
+ Nội dung phim mang tính giáo dục, giải trí, khuyến khích những giá trị đạo đức và quan hệ xã hội tích cực.
+ Những nội dung cần có cha mẹ và người giám hộ hướng dẫn được miêu tả ở mức độ nhẹ, mức độ tác động đến người xem ít và phải phù hợp với bối cảnh.
+ Có thể có yếu tổ kinh dị nhưng hình ảnh, âm thanh, ngôn ngữ kinh dị được miêu tả ở mức độ nhẹ, không chi tiết, không có thời lượng kéo dài và không diễn ra thường xuyên, ít có tác động và không tạo cảm giác đe dọa đến người xem. Kết quả phải mang tính trấn an và giải toả.
- Đối với các phim loại T13 (13+)
+ Nội dung phim không phản ánh những vấn đề khiến nhận thức, cảm xúc của người xem ở lứa tuổi từ đủ 13 bị lệch lạc, tâm lý bị xáo trộn hoặc rơi vào tình trạng lo sợ, bi quan, buồn chán, tác động tiêu cực đến việc hình thành và phát triển tính cách của người xem trong độ tuổi đang lớn;
+ Đối với thể loại phim hành động, kinh dị hoặc có chủ đề lạm dụng trẻ em, cần miêu tả ở mức độ nhẹ, không chi tiết, không diễn ra thường xuyên và không khai thác sâu.
+ Có thể có yếu tố kinh dị nhưng hình ảnh, âm thanh, ngôn ngữ kinh dị được miêu tả ở mức độ trung bình, không chi tiết và không diễn ra thường xuyên, tạo cảm giác đe dọa đến người xem ở mức độ nhẹ. Kết quả nên mang tính trấn an và giải toả.
Cho trẻ em xem phim không phù hợp với lứa tuổi có bị phạt hành chính?
Theo điểm c khoản 4 Điều 8 Nghị định 38/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Vi phạm quy định về phổ biến phim
...
4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Phổ biến phim đã có quyết định thu hồi, tịch thu, tiêu hủy, cấm phổ biến hoặc có nội dung khiêu dâm, đồi trụy nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự; kích động bạo lực, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều này;
b) Phổ biến phim theo quy định phải có cảnh báo mà không có cảnh báo;
c) Phổ biến phim cho khán giả không đúng độ tuổi theo quy định hoặc để khán giả không đúng với độ tuổi theo quy định vào rạp xem phim;
d) Phổ biến phim không đúng phạm vi quy định trong giấy phép phổ biến phim hoặc quyết định phát sóng;
đ) Phổ biến phim truyện Việt Nam tại rạp không bảo đảm về tỷ lệ chiếu và thời gian chiếu theo quy định;
e) Phổ biến phim cho trẻ em dưới 16 tuổi tại rạp ngoài khoảng thời gian từ 8 giờ đến 22 giờ mỗi ngày;
g) Tổ chức liên hoan phim chuyên ngành, chuyên đề mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận theo quy định.
...
Theo đó, cho trẻ em xem phim không phù hợp với lứa tuổi có thể bị phạt hành chính với mức phạt tiền từ từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng.
Đây là mức phạt hành chính áp dụng đối với cá nhân, trường hợp tổ chức thực hiện cùng hành vi vi phạm sẽ áp dụng mức phạt bằng 02 lần cá nhân (Theo khoản 2 Điều 5 Nghị định 38/2021/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 128/2022/NĐ-CP).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chủ chương trình và Ban quản lý chương trình dự án đầu tư công có trách nhiệm giám sát đầu tư của cộng đồng như thế nào?
- Thành viên Đoàn kiểm toán không phải Kiểm toán viên nhà nước gồm những ai? Trưởng Đoàn kiểm toán được cho phép thành viên nghỉ làm việc mấy ngày?
- Quyết định thi hành án treo cần phải ghi rõ những nội dung nào? Cơ quan thi hành án hình sự có trách nhiệm gì?
- Mẫu bảng kê sản phẩm gỗ xuất khẩu mới nhất là mẫu nào? Tải về Mẫu bảng kê sản phẩm gỗ xuất khẩu tại đâu?
- Chủ đầu tư chịu trách nhiệm quản lý chi phí đầu tư xây dựng ở giai đoạn nào? Sơ bộ tổng mức đầu tư xây dựng được ước tính ra sao?