Có được chỉ định thầu khi lựa chọn nhà thầu thực hiện các gói thầu khắc phục hậu quả do bão lũ gây ra không?

Có được chỉ định thầu khi lựa chọn nhà thầu thực hiện các gói thầu khắc phục hậu quả do bão lũ gây ra không? Quy trình chỉ định thầu khi lựa chọn nhà thầu thực hiện các gói thầu khắc phục hậu quả do bão lũ gây ra như thế nào?

Chỉ định thầu có phải là một trong những hình thức lựa chọn nhà thầu không?

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 20 Luật Đấu thầu 2023 quy định về các hình thức lựa chọn nhà thầu như sau:

Các hình thức lựa chọn nhà thầu
1. Các hình thức lựa chọn nhà thầu bao gồm:
a) Đấu thầu rộng rãi;
b) Đấu thầu hạn chế;
c) Chỉ định thầu;
d) Chào hàng cạnh tranh;
đ) Mua sắm trực tiếp;
e) Tự thực hiện;
g) Tham gia thực hiện của cộng đồng;
h) Đàm phán giá;
i) Lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt.
2. Trường hợp phát sinh hình thức lựa chọn nhà thầu khác quy định tại khoản 1 Điều này, có tính ưu việt, sử dụng phương tiện điện tử tiến bộ, hiện đại, Chính phủ quy định về hình thức, quy trình, đối tượng phù hợp với tính năng mới của Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia, bảo đảm mục tiêu cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế trong đấu thầu.

Như vậy, theo quy định thì chỉ định thầu là một trong những hình thức lựa chọn lựa chọn nhà thầu.

Có được chỉ định thầu khi lựa chọn nhà thầu thực hiện các gói thầu khắc phục hậu quả do bão lũ gây ra không?

Có được chỉ định thầu khi lựa chọn nhà thầu thực hiện các gói thầu khắc phục hậu quả do bão lũ gây ra không? (Hình từ Internet)

Có được chỉ định thầu khi lựa chọn nhà thầu thực hiện các gói thầu khắc phục hậu quả do bão lũ gây ra không?

Đồng thời, căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 23 Luật Đấu thầu 2023 quy định các trường hợp áp dụng chỉ định thầu như sau:

Chỉ định thầu
1. Chỉ định thầu được áp dụng trong các trường hợp sau đây:
a) Gói thầu cấp bách cần triển khai nhằm mục tiêu bảo vệ chủ quyền, an ninh quốc gia; gói thầu cần thực hiện để khắc phục ngay hoặc để xử lý kịp thời hậu quả gây ra do thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn bất ngờ, sự cố, thảm họa hoặc sự kiện bất khả kháng khác;
b) Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, phi tư vấn, hàng hóa, xây lắp cần triển khai ngay để tránh gây nguy hại đến tính mạng và tài sản của cộng đồng dân cư trên địa bàn hoặc để không ảnh hưởng nghiêm trọng đến công trình liền kề;
c) Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, phi tư vấn, thuốc, hóa chất, vật tư xét nghiệm, thiết bị y tế, linh kiện, phụ kiện, phương tiện, xây lắp cần triển khai ngay để phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh hoặc duy trì hoạt động của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong trường hợp cấp bách, tránh gây nguy hại đến tính mạng, sức khỏe người dân; gói thầu mua thuốc, hóa chất, vật tư xét nghiệm, thiết bị y tế, linh kiện, phụ kiện để cấp cứu người bệnh trong tình trạng cấp cứu theo quy định của Luật Khám bệnh, chữa bệnh trong trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không có đủ thuốc, hóa chất, vật tư xét nghiệm, thiết bị y tế, linh kiện, phụ kiện; gói thầu mua thuốc, thiết bị y tế chỉ có duy nhất một hãng sản xuất trên thị trường;
...

Theo đó, chỉ định thầu có thể được áp dụng đối với gói thầu cần thực hiện để khắc phục ngay hoặc để xử lý kịp thời hậu quả gây ra do thiên tai.

Và, tại khoản 1 Điều 3 Luật Phòng, chống thiên tai 2013 được sửa đổi bởi điểm a khoản 1 Điều 1 Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều sửa đổi 2020 thì:

Thiên tai là hiện tượng tự nhiên bất thường có thể gây thiệt hại về người, tài sản, môi trường, điều kiện sống và các hoạt động kinh tế - xã hội, bao gồm bão, áp thấp nhiệt đới, gió mạnh trên biển, lốc, sét, mưa lớn, lũ, lũ quét, ngập lụt; sạt lở đất, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy hoặc hạn hán; nước dâng, xâm nhập mặn, nắng nóng, hạn hán, cháy rừng do tự nhiên, rét hại, mưa đá, sương mù, sương muối, động đất, sóng thần và các loại thiên tai khác.

Như vậy, theo các quy định nêu trên thì có thể chỉ định thầu khi lựa chọn nhà thầu thực hiện các gói thầu khắc phục hậu quả do bão lũ gây ra.

Quy trình chỉ định thầu khi lựa chọn nhà thầu thực hiện các gói thầu khắc phục hậu quả do bão lũ gây ra như thế nào?

Căn cứ khoản 2 Điều 23 Luật Đấu thầu 2023 quy định như sau:

Chỉ định thầu
...
2. Đối với gói thầu quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này, chủ đầu tư quyết định, chịu trách nhiệm việc chỉ định thầu theo quy trình rút gọn cho nhà thầu có năng lực, kinh nghiệm để thực hiện ngay gói thầu. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày bắt đầu thực hiện gói thầu, các bên phải hoàn thiện thủ tục chỉ định thầu bao gồm các bước sau: chuẩn bị và gửi dự thảo hợp đồng cho nhà thầu; hoàn thiện hợp đồng; trình, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu; ký kết và quản lý thực hiện hợp đồng.
...

Như vậy, đối với các gói thầu khắc phục hậu quả do bão lũ gây ra thì chủ đầu tư quyết định, chịu trách nhiệm việc chỉ định thầu theo quy trình rút gọn cho nhà thầu có năng lực, kinh nghiệm để thực hiện ngay gói thầu và các thủ tục khác thực hiện trong thời hạn 15 ngày gồm:

- Chuẩn bị và gửi dự thảo hợp đồng cho nhà thầu;

- Hoàn thiện hợp đồng;

- Trình, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu;

- Ký kết và quản lý thực hiện hợp đồng.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

36 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào