Có được chỉ định phẫu thuật điều trị khuyết hổng xương hàm dưới bằng vạt xương bả vai khi người bệnh bị nhiễm trùng cấp trong khoang miệng không?
- Bị nhiễm trùng cấp trong khoang miệng có được chỉ định phẫu thuật điều trị khuyết hổng xương hàm dưới bằng vạt xương bả vai không?
- Phẫu thuật điều trị khuyết hổng xương hàm dưới bằng vạt xương bả vai do những ai thực hiện?
- Các bước kỹ thuật phẫu thuật điều trị khuyết hổng xương hàm dưới bằng vạt xương bả vai như thế nào?
Bị nhiễm trùng cấp trong khoang miệng có được chỉ định phẫu thuật điều trị khuyết hổng xương hàm dưới bằng vạt xương bả vai không?
Căn cứ theo Mục III Quy trình kỹ thuật Phẫu thuật điều trị khuyết hổng xương hàm dưới bằng vạt xương bả vai Ban hành kèm theo Quyết định 2121/QĐ-BYT năm 2020 hướng dẫn như sau:
PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ KHUYẾT HỔNG XƯƠNG HÀM DƯỚI BẰNG VẠT XƯƠNG BẢ VAI
I. ĐẠI CƯƠNG.
- Là kỹ thuật điều trị khuyết hổng xương hàm dưới bằng ghép vạt xương lấy từ xương vai có nối mạch máu bằng kỹ thuật vi phẫu.
II. CHỈ ĐỊNH.
- Khuyết hổng xương hàm dưới sau phẫu thuật do bệnh lý.
- Khuyết hổng xương hàm dưới do chấn thương.
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH.
- Tình trạng toàn thân, tại chỗ không cho phép phẫu thuật.
- Tình trạng nhiễm trùng cấp trong khoang miệng.
...
Phẫu thuật điều trị khuyết hổng xương hàm dưới bằng vạt xương bả vai là một trong 40 Quy trình kỹ thuật chuyên ngành Răng hàm mặt được Ban hành kèm theo Quyết định 2121/QĐ-BYT năm 2020.
Phẫu thuật điều trị khuyết hổng xương hàm dưới bằng vạt xương bả vai là kỹ thuật điều trị khuyết hổng xương hàm dưới bằng ghép vạt xương lấy từ xương vai có nối mạch máu bằng kỹ thuật vi phẫu.
Phẫu thuật điều trị khuyết hổng xương hàm dưới bằng vạt xương bả vai được chỉ định khi:
- Khuyết hổng xương hàm dưới sau phẫu thuật do bệnh lý.
- Khuyết hổng xương hàm dưới do chấn thương.
Đặc biệt, chống chỉ định phẫu thuật điều trị khuyết hổng xương hàm dưới bằng vạt xương bả vai với người bệnh trong tình trạng toàn thân, tại chỗ không cho phép phẫu thuật hoặc tình trạng nhiễm trùng cấp trong khoang miệng.
Như vậy, không được chỉ định phẫu thuật điều trị khuyết hổng xương hàm dưới bằng vạt xương bả vai với người bệnh bị nhiễm trùng cấp trong khoang miệng.
Phẫu thuật điều trị khuyết hổng xương hàm dưới bằng vạt xương bả vai (Hình từ Internet)
Phẫu thuật điều trị khuyết hổng xương hàm dưới bằng vạt xương bả vai do những ai thực hiện?
Căn cứ theo tiểu mục 1 Mục IV Quy trình kỹ thuật Phẫu thuật điều trị khuyết hổng xương hàm dưới bằng vạt xương bả vai Ban hành kèm theo Quyết định 2121/QĐ-BYT năm 2020 hướng dẫn như sau:
PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ KHUYẾT HỔNG XƯƠNG HÀM DƯỚI BẰNG VẠT XƯƠNG BẢ VAI
...
IV. CHUẨN BỊ.
1. Cán bộ thực hiện quy trình:
- Phẫu thuật viên: Bác sỹ răng hàm mặt đã được đào tạo về phẫu thuật Hàm mặt và tạo hình.
- Kíp phẫu thuật.
- Kíp gây mê.
2. Phương tiện:
2.1. Phương tiện và dụng cụ.
- Bộ phẫu thuật phần mềm, phần xương.
- Bộ phẫu thuật vi phẫu.
- Kính hiển vi phẫu thuật.
- Máy dò mạch.
2.2. Thuốc và vật liệu
- Chỉ tự tiêu các số.
- Chỉ không tiêu các số.
3. Người bệnh:
- Người bệnh và/ hoặc người giám hộ được giải thích và đồng ý với kế hoạch điều trị.
4. Hồ sơ bệnh án:
- Hồ sơ bệnh án theo quy định.
Theo quy định trên, cán bộ thực hiện quy trình phẫu thuật điều trị khuyết hổng xương hàm dưới bằng vạt xương bả vai gồm:
- Phẫu thuật viên: Bác sỹ răng hàm mặt đã được đào tạo về phẫu thuật Hàm mặt và tạo hình.
- Kíp phẫu thuật.
- Kíp gây mê.
Các bước kỹ thuật phẫu thuật điều trị khuyết hổng xương hàm dưới bằng vạt xương bả vai như thế nào?
Căn cứ theo Mục V Quy trình kỹ thuật Phẫu thuật điều trị khuyết hổng xương hàm dưới bằng vạt xương bả vai Ban hành kèm theo Quyết định 2121/QĐ-BYT năm 2020 hướng dẫn như sau:
PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ KHUYẾT HỔNG XƯƠNG HÀM DƯỚI BẰNG VẠT XƯƠNG BẢ VAI
...
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH:
1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án
2. Kiểm tra người bệnh
- Đánh giá tình trạng toàn thân và tại chỗ.
3. Các bước kỹ thuật
3.1. Vô cảm
- Gây mê toàn thân.
3.2. Sát khuẩn.
3.3. Sửa soạn vùng nhận:
- Dùng bút chuyên dụng vẽ thiết kế đường rạch vùng nhận.
- Dùng dao sửa soạn các mép khuyết hổng sao cho diện ghép đến vùng mô lành, bao gồm cả phần mềm và phần xương
- Bộc lộ động mạch nuôi.
- Bộc lộ tĩnh mạch.
- Dùng kẹp kẹp mạch máu chờ.
- Cầm máu, chờ vạt da ghép.
- Che phủ tạm thời vùng nhận bằng gạc tẩm nước muối sinh lý.
3.4. Phẫu thuật lấy vạt xương bả vai
- Dùng bút chuyên dụng vẽ đường rạch trên da vùng cho vạt có kích thước và hình dạng phù hợp với khuyết hổng.
- Rạch da và mô dưới da theo đường vẽ thiết kế.
- Bóc tách bộc lộ cuống mạch nuôi.
- Dùng chỉ buộc đầu mạch nuôi.
- Bóc tách, bộ lộ xương bả vai.
- Đánh dấu lấy xương bả vai
- Cắt xương bả vai theo đường đánh dấu và cần có hình dạng, kích thước phù hợp với khuyết hổng xương, lưu ý vạt phải có cuống mạch nuôi.
- Cầm máu.
- Khâu đóng vùng cho vạt theo các lớp giải phẫu.
3.5. Tạo hình đóng khuyết hổng:
- Đặt vạt và điều chỉnh cho phù hợp với vùng nhận.
- Nối mạch bao gồm cả động mạch và tĩnh mạch dưới kính hiển vi phẫu thuật.
- Cố định vạt xương ghép bằng nẹp vít
- Cầm máu.
- Đặt dẫn lưu kín.
- Khâu phục hồi theo lớp giải phẫu.
Như vậy, các bước kỹ thuật phẫu thuật điều trị khuyết hổng xương hàm dưới bằng vạt xương bả vai như sau:
- Vô cảm
- Sát khuẩn.
- Sửa soạn vùng nhận:
- Phẫu thuật lấy vạt xương bả vai
- Tạo hình đóng khuyết hổng.
Chi tiết từng bước thực hiện theo quy định cụ thể trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thành viên trong nhóm người sử dụng đất muốn chuyển nhượng đối với phần quyền sử dụng đất của mình thì xử lý như thế nào?
- Kinh phí khuyến công quốc gia đảm bảo chi cho những hoạt động khuyến công do cơ quan nào thực hiện?
- Người nộp thuế có được yêu cầu cơ quan quản lý thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của mình không?
- 1 năm có bao nhiêu tuần học? Nguyên tắc xây dựng kế hoạch thời gian năm học 2024 2025 của các địa phương ra sao?
- Trong hợp đồng EPC, nhà thầu có phải chịu bồi thường rủi ro tổn hại thân thể đối với bất cứ người nào do nguyên nhân thi công không?