Có được bán tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia hay không? Nếu có thì ai có quyền quyết định việc bán loại tài sản này?
- Có được bán tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia hay không?
- Được phép bán tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia trong những trường hợp nào?
- Ai có quyền quyết định việc bán tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia?
- Hồ sơ bán tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia bao gồm những thành phần nào?
Có được bán tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia hay không?
Theo khoản 3 Điều 19 Nghị định 46/2018/NĐ-CP quy định về các hình thức xử lý tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia như sau:
Các hình thức xử lý tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia
1. Thu hồi tài sản.
2. Điều chuyển tài sản.
3. Bán tài sản.
4. Sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng để thanh toán cho nhà đầu tư khi thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình theo hình thức hợp đồng xây dựng chuyển giao.
5. Thanh lý tài sản.
6. Xử lý tài sản trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại.
7. Hình thức xử lý khác theo quy định của pháp luật.
Theo đó, tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia có thể được bán, đây là một trong những hình thức xử lý tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia.
Tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia (Hình từ Internet)
Được phép bán tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia trong những trường hợp nào?
Theo khoản 1 Điều 22 Nghị định 46/2018/NĐ-CP quy định về bán tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia như sau:
Bán tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia
1. Việc bán tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia được áp dụng trong các trường hợp sau:
a) Tài sản bị thu hồi theo quy định tại Điều 20 Nghị định này nhưng không còn nhu cầu sử dụng;
b) Tài sản đã được giao quản lý nhưng không còn nhu cầu sử dụng và việc khai thác không hiệu quả;
c) Chuyển mục đích sử dụng đất gắn với chuyển đổi công năng sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng theo quy hoạch được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt;
d) Trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
...
Theo đó, việc bán tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia được áp dụng trong các trường hợp sau:
- Tài sản bị thu hồi theo quy định tại Điều 20 Nghị định 46/2018/NĐ-CP nhưng không còn nhu cầu sử dụng;
- Tài sản đã được giao quản lý nhưng không còn nhu cầu sử dụng và việc khai thác không hiệu quả;
- Chuyển mục đích sử dụng đất gắn với chuyển đổi công năng sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng theo quy hoạch được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt;
- Trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Ai có quyền quyết định việc bán tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia?
Theo khoản 2 Điều 22 Nghị định 46/2018/NĐ-CP quy định về bán tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia như sau:
Bán tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia
...
2. Thẩm quyền quyết định bán tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia
a) Thủ tướng Chính phủ quyết định bán tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia liên quan đến quốc phòng, an ninh quốc gia và tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia hình thành từ dự án do Thủ tướng quyết định đầu tư theo quy định theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, ý kiến của Bộ Tài chính và các cơ quan có liên quan;
b) Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định bán tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia gắn với đất không thuộc phạm vi quy định tại điểm a khoản này theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, ý kiến của các cơ quan có liên quan;
c) Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định bán tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia không thuộc phạm vi quy định tại điểm a, điểm b khoản này.
...
Theo đó, thẩm quyền quyết định bán tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia được quy định như sau:
- Thủ tướng Chính phủ quyết định bán tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia liên quan đến quốc phòng, an ninh quốc gia và tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia hình thành từ dự án do Thủ tướng quyết định đầu tư theo quy định theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, ý kiến của Bộ Tài chính và các cơ quan có liên quan;
- Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định bán tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia gắn với đất không thuộc phạm vi quy định tại điểm a khoản này theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, ý kiến của các cơ quan có liên quan;
- Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định bán tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia không thuộc phạm vi quy định tại điểm a, điểm b khoản 2 Điều 22 Nghị định 46/2018/NĐ-CP.
Hồ sơ bán tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia bao gồm những thành phần nào?
Theo khoản 4 Điều 22 Nghị định 46/2018/NĐ-CP quy định về bán tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia như sau:
Bán tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia
...
4. Hồ sơ bán tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia gồm:
a) Văn bản đề nghị bán tài sản của cơ quan được giao quản lý tài sản; 01 bản chính;
b) Danh mục tài sản đề nghị bán theo Mẫu số 06 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này (trong đó nêu rõ lý do bán, mục đích sử dụng hiện tại): 01 bản chính;
c) Hồ sơ có liên quan khác (nếu có): 01 bản sao.
...
Theo đó, hồ sơ bán tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia bao gồm những thành phần như sau:
- Văn bản đề nghị bán tài sản của cơ quan được giao quản lý tài sản; 01 bản chính;
- Danh mục tài sản đề nghị bán theo Mẫu số 06 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 46/2018/NĐ-CP (trong đó nêu rõ lý do bán, mục đích sử dụng hiện tại): 01 bản chính;
Danh mục tài sản đề nghị xử lý: TẢI VỀ
- Hồ sơ có liên quan khác (nếu có): 01 bản sao.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày mấy kết thúc kỳ kế toán năm? Công bố các báo cáo tài chính có số liệu không đồng nhất trong cùng một kỳ kế toán là hành vi vi phạm pháp luật?
- Địa điểm bắn pháo hoa tết dương lịch 2025 các tỉnh phía Bắc? Lịch bắn pháo hoa tết dương lịch 2025 các tỉnh phía Bắc như thế nào?
- Hướng dẫn các bước cần làm khi không uống rượu bia nhưng thổi ra nồng độ cồn? Các trường hợp xét nghiệm nồng độ cồn trong máu?
- Địa chỉ Internet, số hiệu mạng bị xử lý thu hồi trong các trường hợp nào từ ngày 25/12/2024?
- Trách nhiệm bảo đảm để công chức, viên chức, người lao động thực hiện kiểm tra, giám sát chuẩn Quyết định 356/QĐ-VKSTC?