Có được áp dụng biện pháp tạm giữ đối với người bị buộc tội là người dưới 18 tuổi hay không? Ai có thẩm quyền ra quyết định tạm giữ người theo quy định hiện nay?

Có được áp dụng biện pháp tạm giữ đối với người bị buộc tội là người dưới 18 tuổi không? Cho tôi hỏi nếu người bị buộc tội vẫn chưa đủ 18 tuổi thì cơ quan chức năng có được tạm giữ người hay không? Nếu được thì cơ quan nào có thẩm quyền ra quyết định tạm giữ người vậy?

Tạm giữ người trong thủ tục tố tụng hình sự là một trong những biện pháp ngăn chặn để nhằm kịp thời ngăn chặn tội phạm hoặc khi có căn cứ chứng tỏ người bị buộc tội sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc sẽ tiếp tục phạm tội hoặc để bảo đảm thi hành án. Vậy đối với người buộc tội là người dưới 18 tuổi thì các cơ quan chức năng có được quyền áp dụng biện pháp tạm giữ người này không?

Tạm giữ

Có được áp dụng biện pháp tạm giữ đối với người bị buộc tội là người dưới 18 tuổi hay không?

Nguyên tắc tiến hành tố tụng đối với người dưới 18 tuổi được quy định như thế nào?

Căn cứ theo Điều 414 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về nguyên tắc tiến hành tố tụng với người dưới 18 tuổi cụ thể như sau:

"Điều 414. Nguyên tắc tiến hành tố tụng
1. Bảo đảm thủ tục tố tụng thân thiện, phù hợp với tâm lý, lứa tuổi, mức độ trưởng thành, khả năng nhận thức của người dưới 18 tuổi; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người dưới 18 tuổi; bảo đảm lợi ích tốt nhất của người dưới 18 tuổi.
2. Bảo đảm giữ bí mật cá nhân của người dưới 18 tuổi.
3. Bảo đảm quyền tham gia tố tụng của người đại diện của người dưới 18 tuổi, nhà trường, Ðoàn thanh niên, người có kinh nghiệm, hiểu biết về tâm lý, xã hội, tổ chức khác nơi người dưới 18 tuổi học tập, lao động và sinh hoạt.
4. Tôn trọng quyền được tham gia, trình bày ý kiến của người dưới 18 tuổi.
5. Bảo đảm quyền bào chữa, quyền được trợ giúp pháp lý của người dưới 18 tuổi.
6. Bảo đảm các nguyên tắc xử lý của Bộ luật hình sự đối với người dưới 18 tuổi phạm tội.
7. Bảo đảm giải quyết nhanh chóng, kịp thời các vụ án liên quan đến người dưới 18 tuổi."

Có được áp dụng biện pháp tạm giữ đối với người bị buộc tội là người dưới 18 tuổi hay không?

Theo Ðiều 419 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về việc áp dụng biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế đối với người dưới 18 tuổi như sau:

"Ðiều 419. Áp dụng biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế
1. Chỉ áp dụng biện pháp ngăn chặn, biện pháp áp giải đối với người bị buộc tội là người dưới 18 tuổi trong trường hợp thật cần thiết.
Chỉ áp dụng biện pháp tạm giữ, tạm giam đối với người bị buộc tội là người dưới 18 tuổi khi có căn cứ cho rằng việc áp dụng biện pháp giám sát và các biện pháp ngăn chặn khác không hiệu quả. Thời hạn tạm giam đối với người bị buộc tội là người dưới 18 tuổi bằng hai phần ba thời hạn tạm giam đối với người đủ 18 tuổi trở lên quy định tại Bộ luật này. Khi không còn căn cứ để tạm giữ, tạm giam thì cơ quan, người có thẩm quyền phải kịp thời hủy bỏ, thay thế bằng biện pháp ngăn chặn khác.
2. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi có thể bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, bị bắt, tạm giữ, tạm giam về tội phạm quy định tại khoản 2 Điều 12 của Bộ luật hình sự nếu có căn cứ quy định tại các điều 110, 111 và 112, các điểm a, b, c, d và đ khoản 2 Điều 119 của Bộ luật này.
3. Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi có thể bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, bị bắt, tạm giữ, tạm giam về tội nghiêm trọng do cố ý, tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng nếu có căn cứ quy định tại các điều 110, 111 và 112, các điểm a, b, c, d và đ khoản 2 Điều 119 của Bộ luật này.
4. Đối với bị can, bị cáo từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử về tội nghiêm trọng do vô ý, tội ít nghiêm trọng mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tù đến 02 năm thì có thể bị bắt, tạm giữ, tạm giam nếu họ tiếp tục phạm tội, bỏ trốn và bị bắt theo quyết định truy nã.
5. Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt, tạm giữ, tạm giam, người ra lệnh giữ, lệnh hoặc quyết định bắt, tạm giữ, tạm giam người dưới 18 tuổi phải thông báo cho người đại diện của họ biết."

Như vậy, theo quy định nêu trên thì biện pháp tạm giữ vẫn có thể được áp dụng đối với người bị buộc tội là người 18 tuổi. Tuy nhiên, các cơ quan chức năng chỉ được phép áp dụng biện pháp này với người bị buộc tội là người dưới 18 tuổi khi có căn cứ cho rằng việc áp dụng biện pháp giám sát và các biện pháp ngăn chặn khác không hiệu quả.

Ai có thẩm quyền ra quyết định tạm giữ người theo quy định hiện nay?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 117 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về việc tạm giữ như sau:

"2. Những người có thẩm quyền ra lệnh giữ người quy định tại khoản 2 Điều 110 của Bộ luật này có quyền ra quyết định tạm giữ.
Quyết định tạm giữ phải ghi rõ họ tên, địa chỉ của người bị tạm giữ, lý do tạm giữ, giờ, ngày bắt đầu và giờ, ngày hết thời hạn tạm giữ và các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 132 của Bộ luật này. Quyết định tạm giữ phải giao cho người bị tạm giữ."

Dẫn chiếu đến khoản 2 Điều 110 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định như sau:

"2. Những người sau đây có quyền ra lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp:
a) Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp;
b) Thủ trưởng đơn vị độc lập cấp trung đoàn và tương đương, Đồn trưởng Đồn biên phòng, Chỉ huy trưởng Biên phòng Cửa khẩu cảng, Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng tỉnh, thành phố trực truộc trung ương, Cục trưởng Cục trinh sát biên phòng Bộ đội biên phòng, Cục trưởng Cục phòng, chống ma túy và tội phạm Bộ đội biên phòng, Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng, chống ma túy và tội phạm Bộ đội biên phòng; Tư lệnh vùng lực lượng Cảnh sát biển, Cục trưởng Cục Nghiệp vụ và pháp luật lực lượng Cảnh sát biển, Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng, chống tội phạm ma túy lực lượng Cảnh sát biển; Chi cục trưởng Chi cục Kiểm ngư vùng;
c) Người chỉ huy tàu bay, tàu biển khi tàu bay, tàu biển đã rời khỏi sân bay, bến cảng."

Theo đó, những người được quy định trên đây là người có thẩm quyền ra quyết định tạm giữ người.

Tạm giữ
Biện pháp tạm giữ
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Người bị tạm giữ thì mặc gì?
Pháp luật
Căn cứ để tạm giữ người trong vụ án hình sự bao gồm những gì? Hết thời hạn tạm giữ thì cơ quan chức năng có được gia hạn thêm hay không?
Pháp luật
Tạm giữ là gì? Thời gian tạm giữ người tối đa là bao lâu? Ai có thẩm quyền bắt tạm giam bị can, bị cáo?
Pháp luật
Biện pháp tạm giữ chỉ được áp dụng với người chưa bị khởi tố về hình sự theo quy định của pháp luật đúng không?
Pháp luật
Có áp dụng biện pháp tạm giữ phương tiện đối với hành vi điều khiển xe máy đi sai làn đường không?
Pháp luật
Có được áp dụng biện pháp tạm giữ đối với người bị buộc tội là người dưới 18 tuổi hay không? Ai có thẩm quyền ra quyết định tạm giữ người theo quy định hiện nay?
Pháp luật
Việc hủy bỏ áp dụng biện pháp tạm giữ người bị tạm giữ theo thủ tục hành chính được thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Biện pháp tạm giữ hình sự được áp dụng trong những trường hợp nào? Thời hạn áp dụng biện pháp tạm giữ hình sự là bao nhiêu lâu?
Pháp luật
Thời gian tạm giữ tối đa đối với người chưa thành niên theo thủ tục hành chính là bao lâu theo quy định?
Pháp luật
Áp dụng tạm giữ con dấu của doanh nghiệp khi nào? Trình tự chấm dứt tạm giữ con dấu được quy định như thế nào?
Pháp luật
Hồ sơ quản lý tạm giữ trong quân đội sẽ được lưu trữ theo nguyên tắc nào? Những hành vi bị nghiêm cấm trong lưu trữ hồ sơ quản lý tạm giữ?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tạm giữ
Đinh Thị Ngọc Huyền Lưu bài viết
26,154 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tạm giữ Biện pháp tạm giữ

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tạm giữ Xem toàn bộ văn bản về Biện pháp tạm giữ

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào