Có dựa vào giá trị lịch sử để đánh giá công trình kiến trúc có giá trị hay không? 03 loại công trình kiến trúc có giá trị là những loại nào?
Có dựa vào giá trị lịch sử để đánh giá công trình kiến trúc có giá trị hay không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Nghị định 85/2020/NĐ-CP về tiêu chí đánh giá công trình kiến trúc có giá trị như sau:
Tiêu chí đánh giá công trình kiến trúc có giá trị
1. Tiêu chí về giá trị nghệ thuật kiến trúc, cảnh quan, gồm các yếu tố sau:
a) Tiêu biểu cho một loại hình kiến trúc, phong cách kiến trúc;
b) Giá trị nghệ thuật kiến trúc của bản thân công trình và tổng thể không gian trong phạm vi khuôn viên công trình;
c) Giá trị gắn liền với cảnh quan, đóng góp vào cảnh quan chung đô thị, danh lam thắng cảnh, cảnh quan thiên nhiên;
d) Giá trị về kỹ thuật, công nghệ xây dựng, sử dụng vật liệu xây dựng.
2. Tiêu chí về giá trị lịch sử, văn hóa, gồm các yếu tố sau:
a) Tiêu biểu cho giai đoạn lịch sử;
b) Gắn với đặc điểm, tính chất tiêu biểu về văn hóa của địa phương;
c) Niên đại xây dựng, tuổi thọ công trình.
3. Bảng tính điểm đánh giá công trình kiến trúc có giá trị quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
Như vậy, theo quy định, việc đánh giá công trình kiến trúc có giá trị có dựa vào tiêu chí về giá trị lịch sử, văn hóa. Cụ thể gồm các yếu tố sau:
- Tiêu biểu cho giai đoạn lịch sử;
- Gắn với đặc điểm, tính chất tiêu biểu về văn hóa của địa phương;
- Niên đại xây dựng, tuổi thọ công trình.
Có dựa vào giá trị lịch sử để đánh giá công trình kiến trúc có giá trị hay không? 03 loại công trình kiến trúc có giá trị là những loại nào? (Hình từ Internet)
03 loại công trình kiến trúc có giá trị là những loại nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Nghị định 85/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Phân loại công trình kiến trúc có giá trị
1. Công trình kiến trúc có giá trị được phân thành 03 loại:
Loại I khi đáp ứng hai tiêu chí về giá trị nghệ thuật kiến trúc, cảnh quan và tiêu chí về giá trị lịch sử, văn hóa; tiêu chí về giá trị nghệ thuật kiến trúc, cảnh quan phải đạt từ 80 điểm trở lên. Loại II khi đáp ứng hai tiêu chí; loại III khi đáp ứng một trong hai tiêu chí trên.
2. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây viết tắt là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) căn cứ quy định tại khoản 1 Điều này phân loại và quyết định biện pháp, kinh phí thực hiện để quản lý, bảo vệ và phát huy các giá trị của công trình kiến trúc.
Như vậy, theo quy định nêu trên, 03 loại công trình kiến trúc có giá trị là những loại sau đây:
- Loại I khi đáp ứng hai tiêu chí về giá trị nghệ thuật kiến trúc, cảnh quan và tiêu chí về giá trị lịch sử, văn hóa; trong đó, tiêu chí về giá trị nghệ thuật kiến trúc, cảnh quan phải đạt từ 80 điểm trở lên.
- Loại II khi đáp ứng hai tiêu chí nêu trên;
- Loại III khi đáp ứng một trong hai tiêu chí trên.
Trình tự lập danh mục công trình kiến trúc có giá trị được quy định như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Nghị định 85/2020/NĐ-CP, trình tự lập danh mục công trình kiến trúc có giá trị được quy định như sau:
(1) Cơ quan lập danh mục công trình kiến trúc có giá trị chủ trì, phối hợp với cơ quan chuyên môn về văn hóa thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức rà soát, đánh giá hồ sơ tư liệu công trình kiến trúc để lập danh mục công trình kiến trúc có giá trị trên địa bàn, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt.
(2) Trường hợp tổ chức, cá nhân có đề xuất đưa công trình kiến trúc vào danh mục công trình kiến trúc có giá trị thì gửi yêu cầu bằng văn bản kèm theo hồ sơ tư liệu công trình kiến trúc tới cơ quan chuyên môn về kiến trúc thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để rà soát, đánh giá.
(3) Hồ sơ tư liệu công trình kiến trúc, gồm nội dung về lịch sử và đánh giá giá trị của công trình; các hình ảnh hiện trạng kiến trúc và hình ảnh lịch sử công trình (nếu có); các bản vẽ tổng mặt bằng, mặt bằng các tầng, các mặt đứng và các mặt cắt; hình ảnh và bản vẽ mô tả các chi tiết trang trí (nếu có) và làm rõ các giá trị công trình.
(4) Hồ sơ danh mục công trình kiến trúc có giá trị gồm:
- Dự thảo Tờ trình;
- Danh mục công trình kiến trúc có giá trị và phụ lục kèm theo;
- Thuyết minh về các nội dung đề xuất trong danh mục;
- Hồ sơ tư liệu của từng công trình kiến trúc và tài liệu liên quan kèm theo;
- Đề xuất biện pháp quản lý bảo vệ, phát huy các giá trị kiến trúc của công trình, kinh phí thực hiện.
(5) Cơ quan lập danh mục công trình kiến trúc có giá trị tổ chức lấy ý kiến bằng văn bản của Hội đồng tư vấn về kiến trúc cấp tỉnh, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đối với hồ sơ tư liệu công trình kiến trúc và danh mục công trình kiến trúc có giá trị theo quy định tại khoản 3 Điều 13 của Luật Kiến trúc trong thời gian tối thiểu 15 ngày đối với cơ quan, 30 ngày đối với tổ chức, cá nhân có liên quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Quy chế làm việc của chi ủy chi bộ cơ sở mới nhất là mẫu nào? Chi ủy, chi bộ cơ sở họp thường lệ mấy tháng một lần?
- Mẫu sơ yếu lý lịch cá nhân của sáng lập viên thành lập quỹ từ thiện, quỹ xã hội? Điều kiện đối với sáng lập viên thành lập quỹ?
- Bảo đảm hoàn thành sắp xếp CBCCVC dôi dư sau 5 năm tinh gọn bộ máy hành chính theo Công văn 7968?
- Thời điểm xuất hóa đơn GTGT hàng xuất khẩu theo Nghị định 123? Xuất khẩu hàng hóa được sử dụng hóa đơn GTGT?
- Trình tự thủ tục cấp Giấy phép trang bị vũ khí quân dụng theo Quyết định 9312 thực hiện như thế nào?