Cô đồng là gì? Cô đồng thực hiện nghi lễ hầu đồng để trục lợi cho bản thân thì có vi phạm pháp luật không?

Tôi có câu hỏi là cô đồng là gì? Cô đồng thực hiện nghi lễ hầu đồng để trục lợi cho bản thân thì có vi phạm pháp luật không? Tôi mong mình nhận được câu trả lời sớm. Câu hỏi của anh Đ.L đến từ Quảng Nam.

Cô đồng là gì? Cô đồng thực hiện nghi lễ hầu đồng để trục lợi cho bản thân thì có vi phạm pháp luật không?

Hầu đồng là một nghi lễ thuộc tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ, Tứ phủ, Đức Thánh Trần…

Cô đồng hay còn được gọi là người hầu đồng là một thuật ngữ trong văn hóa dân gian Việt Nam, là người đứng ra hầu đồng, liên kết với thần linh. Cô đồng thường được mô tả là một người phụ nữ với đầy đủ các trang phục và vật phẩm trang trí, và được coi là sự hiện diện của thần linh bảo hộ trong khu vực đó.

Tại khoản 1 Điều 2 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 thì tín ngưỡng là niềm tin của con người được thể hiện thông qua những lễ nghi gắn liền với phong tục, tập quán truyền thống để mang lại sự bình an về tinh thần cho cá nhân và cộng đồng.

Cô đồng thực hiện nghi lễ hầu đồng để trục lợi thì có vi phạm pháp luật không, thì theo quy định tại khoản 4 Điều 3 Thông tư 04/2009/TT-BVHTTDL như sau:

Quy định cấm trong hoạt động văn hoá và kinh doanh dịch vụ văn hoá công cộng
4. Hoạt động văn hoá và dịch vụ văn hoá có nội dung mê tín dị đoan quy định tại điểm b khoản 1 Điều 3 Quy chế là những hoạt động có nội dung làm mê hoặc người khác, trái với tự nhiên, gây tác động xấu về nhận thức, bao gồm: Cúng khấn trừ tà ma, chữa bệnh bằng phù phép, lên đồng phán truyền, xem bói, xin xăm, xóc thẻ, truyền bá sấm trạng, phù chú, cầu lợi cho mình gây hại cho người khác bằng cách yểm bùa, đốt đồ mã ở nơi công cộng và các hình thức mê tín dị đoan khác.
...

Theo đó tại điểm b khoản 1 Điều 3 Quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng ban hành kèm theo Nghị định 103/2009/NĐ-CP như sau:

Quy định cấm trong hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng
Nghiêm cấm các hoạt động sau đây:
1. Các hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa có nội dung:
...
b) Kích động bạo lực, tuyên truyền chiến tranh xâm lược, gây hận thù giữa các dân tộc và nhân dân các nước; truyền bá tư tưởng, văn hóa phản động, lối sống dâm ô đồi trụy, các hành vi tội ác, tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan, trái với thuần phong mỹ tục, gây hại cho sức khỏe và hủy hoại môi trường sinh thái;

Theo như phân tích trên thì cô đồng thực hiện nghi lễ hầu đồng là một tín ngưỡng dân gian. Có nhiều hoạt động mê tín dị đoan được biến tướng từ tín ngưỡng này.

Hành vi lên đồng cầu lợi cho mình gây hại cho người khác bằng cách yểm bùa, đốt đồ mã ở nơi công cộng và các hình thức mê tín dị đoan khác là hành vi bị nghiêm cấm.

Do đó, cô đồng thực hiện nghi lễ hầu đồng để trục lợi cho bản thân thì được xem là mê tính dị đoạn và vi phạm pháp luật.

Cô đồng

Cô đồng là gì? Cô đồng thực hiện nghi lễ hầu đồng để trục lợi cho bản thân thì có vi phạm pháp luật không? (Hình từ Internet)

Cô đồng tổ chức thực hiện nghi lễ hầu đồng để trục lợi cho bản thân thì bị phạt bao nhiêu tiền?

Cô đồng tổ chức thực hiện nghi lễ hầu đồng để trục lợi cho bản thân thì bị phạt bao nhiêu tiền, thì theo quy định tại điểm đ khoản 7 Điều 14 Nghị định 38/2021/NĐ-CP như sau:

Vi phạm quy định về tổ chức lễ hội
7. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Tổ chức lễ hội theo quy định phải đăng ký mà không có văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
b) Tổ chức lễ hội truyền thống không đúng với bản chất, ý nghĩa lịch sử, văn hóa;
c) Thực hiện nghi lễ có tính bạo lực, phản cảm, trái với truyền thống yêu hòa bình, nhân đạo của dân tộc Việt Nam;
d) Không tạm dừng tổ chức lễ hội theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
đ) Tổ chức hoạt động mê tín dị đoan.

Theo đó tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 38/2021/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 128/2022/NĐ-CP như sau:

Quy định về mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức
2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II và Chương III Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân, trừ trường hợp quy định tại các khoản 2, 5, 6 và 7 Điều 10; các khoản 4, 5, 6 và 7 Điều 10a; điểm a khoản 2, các khoản 3, 5 và 6, các điểm a, b, c và d khoản 7 Điều 14; các khoản 1, 2, 3, 4 và điểm b khoản 5 Điều 21; các khoản 1, 2, 3, 4 và điểm b khoản 5 Điều 23; khoản 1 Điều 24; các Điều 30, 38, 39 và 40 Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với tổ chức.

Như vậy, theo quy định trên thì hành vi cô đồng tổ chức thực hiện nghi lễ hầu đồng để trục lợi cho bản thân (chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự) thì có thể bị phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng (đối với cá nhân).

Cô đồng tổ chức thực hiện nghi lễ hầu đồng để trục lợi cho bản thân ngoài bị phạt tiền thì có áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả không?

Cô đồng tổ chức thực hiện nghi lễ hầu đồng để trục lợi cho bản thân ngoài bị phạt tiền thì có áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả không, thì theo quy định tại điểm a khoản 8 Điều 14 Nghị định 38/2021/NĐ-CP như sau:

Vi phạm quy định về tổ chức lễ hội
8. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại điểm b khoản 3, điểm a khoản 4 và điểm đ khoản 7 Điều này;
b) Buộc hoàn lại số tiền có được do thực hiện hành vi quy định tại điểm b khoản 5 Điều này.

Như vậy, theo quy định trên thì cô đồng tổ chức thực hiện nghi lễ hầu đồng để trục lợi cho bản thân ngoài bị phạt tiền thì còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là phải nộp lại số lợi bất hợp pháp do thực hiện hành vi trên.

Hoạt động tín ngưỡng
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Hoạt động tín ngưỡng là gì?
Pháp luật
Trong hoạt động tín ngưỡng pháp luật nghiêm cấm những hành vi gì? Việc tổ chức hoạt động tín ngưỡng phải dựa trên mấy nguyên tắc?
Pháp luật
Cô đồng là gì? Cô đồng thực hiện nghi lễ hầu đồng để trục lợi cho bản thân thì có vi phạm pháp luật không?
Pháp luật
Yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ nhằm đảm bảo nếp sống văn minh, an toàn, tiết kiệm trong các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo dịp Tết Nguyên đán 2024 như thế nào?
Pháp luật
Xin xăm đầu năm là gì? Cá nhân có hành vi xin xăm đầu năm thì có phải là tham gia hoạt động mê tín, dị đoan hay không?
Pháp luật
Tín ngưỡng dân gian là gì? Hoạt động tín ngưỡng của cơ sở tín ngưỡng có phải đăng ký hay không?
Pháp luật
Đăng ký hoạt động tín ngưỡng hiện nay được quy định ra sao? Có khó khăn gì hay cần điều kiện gì bắt buộc hay không?
Pháp luật
Xin phép hoạt động đền (hoạt động tín ngưỡng) trong khu du lịch hiện nay được quy định ra sao? Có bị cấm hoạt động đền trong khu du lịch hay không?
Pháp luật
Nhà tu hành là người nước ngoài có được quyền giảng đạo tại các cơ sở tôn giáo ở Việt Nam hay không?
Pháp luật
Khách tham quan, người tham gia các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo thực hiện nếp sống văn minh có trách nhiệm gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Hoạt động tín ngưỡng
21,419 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Hoạt động tín ngưỡng

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Hoạt động tín ngưỡng

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào