Cổ đông đăng ký dự Đại hội đồng cổ đông sau thời điểm khai mạc thì có quyền biểu quyết ngay sau khi đăng ký không?
- Cổ đông phổ thông có quyền biểu quyết trực tiếp tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông hay không?
- Trường hợp các cổ đông đăng ký dự Đại hội đồng cổ đông sau thời điểm khai mạc thì có quyền biểu quyết ngay sau khi đăng ký hay không?
- Chủ tọa cuộc họp Đại hội đồng cổ đông có quyền yêu cầu người dự họp thực hiện các biện pháp an ninh trước khi vào họp hay không?
Cổ đông phổ thông có quyền biểu quyết trực tiếp tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông hay không?
Cổ đông phổ thông có quyền biểu quyết trực tiếp tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông hay không? (Hình từ Internet)
Căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 115 Luật Doanh nghiệp 2020 về quyền của cổ đông phổ thông như sau:
Quyền của cổ đông phổ thông
1. Cổ đông phổ thông có quyền sau đây:
a) Tham dự, phát biểu trong cuộc họp Đại hội đồng cổ đông và thực hiện quyền biểu quyết trực tiếp hoặc thông qua người đại diện theo ủy quyền hoặc hình thức khác do Điều lệ công ty, pháp luật quy định. Mỗi cổ phần phổ thông có một phiếu biểu quyết;
b) Nhận cổ tức với mức theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông;
c) Ưu tiên mua cổ phần mới tương ứng với tỷ lệ sở hữu cổ phần phổ thông của từng cổ đông trong công ty;
d) Tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 120, khoản 1 Điều 127 của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan;
đ) Xem xét, tra cứu và trích lục thông tin về tên và địa chỉ liên lạc trong danh sách cổ đông có quyền biểu quyết; yêu cầu sửa đổi thông tin không chính xác của mình;
e) Xem xét, tra cứu, trích lục hoặc sao chụp Điều lệ công ty, biên bản họp Đại hội đồng cổ đông và nghị quyết Đại hội đồng cổ đông;
g) Khi công ty giải thể hoặc phá sản, được nhận một phần tài sản còn lại tương ứng với tỷ lệ sở hữu cổ phần tại công ty.
Như vậy, từ quy định trên có thể thấy rằng cổ đông phổ thông có quyền biểu quyết trực tiếp tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông.
Trường hợp các cổ đông đăng ký dự Đại hội đồng cổ đông sau thời điểm khai mạc thì có quyền biểu quyết ngay sau khi đăng ký hay không?
Căn cứ vào khoản 6 Điều 146 Luật Doanh nghiệp 2020 về thể thức tiến hành họp và biểu quyết tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông như sau:
Thể thức tiến hành họp và biểu quyết tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông
Trong trường hợp Điều lệ công ty không có quy định khác thì thể thức họp và biểu quyết tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông được tiến hành như sau:
1. Trước khi khai mạc cuộc họp, phải tiến hành đăng ký cổ đông dự họp Đại hội đồng cổ đông;
2. Việc bầu chủ tọa, thư ký và ban kiểm phiếu được quy định như sau:
…
3. Chương trình và nội dung họp phải được Đại hội đồng cổ đông thông qua trong phiên khai mạc. Chương trình phải xác định thời gian đối với từng vấn đề trong nội dung chương trình họp;
4. Chủ tọa có quyền thực hiện các biện pháp cần thiết và hợp lý để điều hành cuộc họp một cách có trật tự, đúng theo chương trình đã được thông qua và phản ánh được mong muốn của đa số người dự họp;
5. Đại hội đồng cổ đông thảo luận và biểu quyết theo từng vấn đề trong nội dung chương trình. Việc biểu quyết được tiến hành bằng biểu quyết tán thành, không tán thành và không có ý kiến. Kết quả kiểm phiếu được chủ tọa công bố ngay trước khi bế mạc cuộc họp, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác;
6. Cổ đông hoặc người được ủy quyền dự họp đến sau khi cuộc họp đã khai mạc vẫn được đăng ký và có quyền tham gia biểu quyết ngay sau khi đăng ký; trong trường hợp này, hiệu lực của những nội dung đã được biểu quyết trước đó không thay đổi;
Như vậy, cổ đông hoặc người được ủy quyền dự họp đến sau khi cuộc họp đã khai mạc vẫn được đăng ký và có quyền tham gia biểu quyết ngay sau khi đăng ký; trong trường hợp này, hiệu lực của những nội dung đã được biểu quyết trước đó không thay đổi.
Chủ tọa cuộc họp Đại hội đồng cổ đông có quyền yêu cầu người dự họp thực hiện các biện pháp an ninh trước khi vào họp hay không?
Căn cứ vào khoản 7 Điều 146 Luật Doanh nghiệp 2020 về quyền của chủ tọa cuộc họp Đại hội đồng cổ đông như sau:
Thể thức tiến hành họp và biểu quyết tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông
....
7. Người triệu tập họp hoặc chủ tọa cuộc họp Đại hội đồng cổ đông có quyền sau đây:
a) Yêu cầu tất cả người dự họp chịu sự kiểm tra hoặc các biện pháp an ninh hợp pháp, hợp lý khác;
b) Yêu cầu cơ quan có thẩm quyền duy trì trật tự cuộc họp; trục xuất những người không tuân thủ quyền điều hành của chủ tọa, cố ý gây rối trật tự, ngăn cản tiến triển bình thường của cuộc họp hoặc không tuân thủ các yêu cầu về kiểm tra an ninh ra khỏi cuộc họp Đại hội đồng cổ đông;
Như vậy, chủ tọa cuộc họp Đại hội đồng cổ đông có quyền yêu cầu người dự họp thực hiện các biện pháp an ninh hợp pháp, hợp lý trước khi vào họp.
Tóm lại, cổ đông hoặc người được ủy quyền dự họp đến sau khi cuộc họp đã khai mạc vẫn được đăng ký và có quyền tham gia biểu quyết ngay sau khi đăng ký.
Trong trường hợp này, hiệu lực của những nội dung đã được biểu quyết trước đó không thay đổi.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu bài phát biểu sơ kết học kì 1 năm 2024 2025? Tải mẫu bài phát biểu sơ kết học kì 1 năm 2024 2025 ở đâu?
- Chính thức cấm bóng cười shisha, thuốc lá điện tử từ 1 1 2025? Sử dụng bóng cười có bị phạt không 2025?
- Tài sản bị tịch thu có thuộc tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân không? Tài sản tịch thu gồm những loại nào?
- Chế độ nghỉ công tác chờ đủ tuổi nghỉ hưu đối với cán bộ thôi việc, nghỉ hưu theo nguyện vọng theo Nghị định 177/2024 ra sao?
- Cách tra cứu điểm giấy phép lái xe trên VNeID? Hướng dẫn tra cứu điểm GPLX trên VNeID nhanh chóng?