Có Đề án thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng là một trong các điều kiện để thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa đúng không?
- Có Đề án thành lập là một trong các điều kiện để thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa đúng không?
- Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa có phải mua bảo hiểm rủi ro hoạt động bảo lãnh tín dụng không?
- Việc trích lập quỹ dự phòng rủi ro bảo lãnh của Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa được quy định như thế nào?
Có Đề án thành lập là một trong các điều kiện để thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa đúng không?
Điều kiện thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng có quy định tại Điều 5 Nghị định 34/2018/NĐ-CP cụ thể như sau:
Điều kiện thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng
1. Vốn điều lệ thực có tối thiểu tại thời điểm thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng là 100 (một trăm) tỷ đồng do ngân sách cấp tỉnh cấp.
2. Có Đề án thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình và được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh chấp thuận. Đề án phải bao gồm các nội dung cơ bản quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định này.
3. Có dự thảo Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng phù hợp với quy định của Nghị định này và các quy định khác của pháp luật liên quan.
...
Như vậy, để thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa thì phải đáp ứng những điều kiện được quy định tại Điều 5 nêu trên .
Trong đó, phải có Đề án thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình và được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh chấp thuận. Đề án phải bao gồm các nội dung cơ bản sau:
- Sự cần thiết thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng, khả năng đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương; quy mô, phạm vi, nội dung hoạt động và tác động của việc thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng đến sự phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương;
- Phương án và nguồn vốn hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng, trong đó nêu rõ về nguồn đóng góp vốn điều lệ đã được bố trí trong nguồn chi đầu tư phát triển của ngân sách địa phương (thuộc kế hoạch đầu tư công trung hạn được cấp có thẩm quyền phê duyệt) đảm bảo theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 34/2018/NĐ-CP;
- Dự thảo Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng phù hợp với quy định tại Nghị định này và quy định của pháp luật liên quan;
- Danh sách các thành viên dự kiến là Chủ tịch, Kiểm soát viên, Giám đốc, Phó giám đốc và Kế toán trưởng Quỹ bảo lãnh tín dụng, đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại Nghị định 34/2018/NĐ-CP;
- Thuyết minh cụ thể về cơ cấu tổ chức và bộ máy hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng theo quy định tại Nghị định 34/2018/NĐ-CP;
- Phương án tổ chức điều hành hoạt động Quỹ bảo lãnh tín dụng theo quy định tại Điều 14 Nghị định 34/2018/NĐ-CP;
- Phương án tài chính và hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng dự kiến trong vòng 05 năm sau khi thành lập và hiệu quả hoạt động dự kiến của Quỹ để chứng minh tính khả thi của việc thành lập.
Có Đề án thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng là một trong các điều kiện để thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa đúng không? (Hình từ Internet).
Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa có phải mua bảo hiểm rủi ro hoạt động bảo lãnh tín dụng không?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Nghị định 34/2018/NĐ-CP có quy định về trách nhiệm và quyền hạn của Quỹ bảo lãnh tín dụng như sau:
Trách nhiệm và quyền hạn của Quỹ bảo lãnh tín dụng
1. Trách nhiệm của Quỹ bảo lãnh tín dụng.
a) Thực hiện cấp bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa theo đúng đối tượng và đáp ứng các điều kiện quy định tại Nghị định này;
b) Sử dụng vốn đúng mục đích để thực hiện bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa;
c) Thực hiện chế độ kế toán, thống kê và báo cáo tài chính theo quy định tại Nghị định này và quy định của pháp luật có liên quan;
d) Chịu sự thanh tra, kiểm tra, kiểm toán của các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
đ) Cung cấp số liệu, công bố công khai về quy chế hoạt động, cơ chế tài chính, kế hoạch tài chính, kết quả hoạt động của Quỹ và báo cáo tài chính hàng năm đã được kiểm toán theo quy định tại Nghị định này và quy định của pháp luật có liên quan;
e) Mua bảo hiểm tài sản, bảo hiểm rủi ro hoạt động bảo lãnh tín dụng và các loại bảo hiểm khác theo quy định của pháp luật để đảm bảo an toàn cho Quỹ bảo lãnh tín dụng;
g) Chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật của Nhà nước và các quy định khác có liên quan đến hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng.
...
Theo đó, Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ có trách nhiệm mua bảo hiểm tài sản, bảo hiểm rủi ro hoạt động bảo lãnh tín dụng và các loại bảo hiểm khác theo quy định của pháp luật để đảm bảo an toàn cho Quỹ.
Như vậy, Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa phải mua bảo hiểm rủi ro hoạt động bảo lãnh tín dụng.
Việc trích lập quỹ dự phòng rủi ro bảo lãnh của Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa được quy định như thế nào?
Việc quỹ dự phòng rủi ro bảo lãnh sử dụng không hết trong năm được chuyển sang năm sau không, theo quy định tại khoản 3 Điều 36 Nghị định 34/2018/NĐ-CP như sau:
Phân loại nợ, trích lập quỹ dự phòng rủi ro bảo lãnh
1. Phân loại nợ: Quỹ bảo lãnh tín dụng thực hiện phân loại nợ đối với các khoản đã trả nợ thay cho bên được bảo lãnh (khách hàng phải nhận nợ bắt buộc) theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với các tổ chức tín dụng.
2. Trích lập quỹ dự phòng rủi ro bảo lãnh: Quỹ bảo lãnh tín dụng được trích lập Quỹ dự phòng rủi ro bảo lãnh và được tính vào chi phí hoạt động của Quỹ như sau:
a) Trích lập dự phòng rủi ro chung bằng 0,75%/năm tính trên số dư cam kết bảo lãnh của Quỹ;
b) Trích lập dự phòng rủi ro cụ thể: Căn cứ kết quả phân loại nợ và kết quả thu chi tài chính hàng năm của Quỹ, Quỹ bảo lãnh tín dụng thực hiện trích lập dự phòng rủi ro cụ thể cho những khoản đã trả nợ thay cho bên được bảo lãnh, tỷ lệ trích không quá tỷ lệ trích tối đa theo từng nhóm nợ theo quy định đối với các tổ chức tín dụng.
3. Quỹ bảo lãnh tín dụng được sử dụng quỹ dự phòng rủi ro bảo lãnh để bù đắp các khoản nợ cho vay bắt buộc khi thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh cho khách hàng mà không thu hồi được nợ sau khi đã sử dụng các khoản bảo hiểm rủi ro (đối với các trường hợp mua bảo hiểm rủi ro). Cuối năm, nếu không sử dụng hết, số dư của quỹ dự phòng rủi ro bảo lãnh được chuyển sang năm tiếp theo để sử dụng.
Trường hợp quỹ dự phòng rủi ro bảo lãnh không đủ bù đắp những rủi ro bảo lãnh phát sinh trong năm thì sẽ lấy từ nguồn quỹ dự phòng tài chính theo quy định tại Điều 43 Nghị định này.
Theo đó, Quỹ bảo lãnh tín dụng được trích lập Quỹ dự phòng rủi ro bảo lãnh và được tính vào chi phí hoạt động của Quỹ như sau:
- Trích lập dự phòng rủi ro chung bằng 0,75%/năm tính trên số dư cam kết bảo lãnh của Quỹ;
- Trích lập dự phòng rủi ro cụ thể: Căn cứ kết quả phân loại nợ và kết quả thu chi tài chính hàng năm của Quỹ, Quỹ bảo lãnh tín dụng thực hiện trích lập dự phòng rủi ro cụ thể cho những khoản đã trả nợ thay cho bên được bảo lãnh, tỷ lệ trích không quá tỷ lệ trích tối đa theo từng nhóm nợ theo quy định đối với các tổ chức tín dụng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phương tiện đo nhóm 2 không có quy trình kiểm định thì có chuyển sang hiệu chuẩn thay thế được không?
- Chức năng của Hội đồng nghệ thuật trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn là gì? Ai có thẩm quyền thành lập Hội đồng nghệ thuật?
- Chính quyền địa phương ở thị trấn là gì? Nhiệm vụ và quyền hạn của chính quyền địa phương ở thị trấn?
- Khi Nhà nước thu hồi đất, chủ sở hữu cây trồng được tự thu hồi cây trồng, vật nuôi trước khi bàn giao lại đất cho Nhà nước không?
- Nguyên tắc đặt tên giao dịch quốc tế của trường cao đẳng sư phạm? Trường CĐSP phải công khai giải trình thể hiện ở những hoạt động nào?