Có chuyển đơn khởi kiện trong trường hợp nguyên đơn thỏa thuận với bị đơn về nơi giải quyết vụ án không?

Đối với vụ án đã được Tòa án nơi bị đơn cư trú thụ lý giải quyết, nay bị đơn và nguyên đơn thỏa thuận với nhau về việc chuyển nơi giải quyết vụ án sang nơi nguyên đơn cư trú thì Tòa án nơi bị đơn cư trú có chuyển đơn khởi kiện không?

Có chuyển đơn khởi kiện trong trường hợp nguyên đơn thỏa thuận với bị đơn về nơi giải quyết vụ án không?

Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 39 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 như sau:

Thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ
1. Thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được xác định như sau:
a) Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các Điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này;
b) Các đương sự có quyền tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức giải quyết những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này;
c) Đối tượng tranh chấp là bất động sản thì chỉ Tòa án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết.
...

Và căn cứ quy định tại điểm c khoản 3 Điều 191 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 như sau:

Thủ tục nhận và xử lý đơn khởi kiện
...
3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày được phân công, Thẩm phán phải xem xét đơn khởi kiện và có một trong các quyết định sau đây:
...
c) Chuyển đơn khởi kiện cho Tòa án có thẩm quyền và thông báo cho người khởi kiện nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án khác;
d) Trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện nếu vụ việc đó không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.
...

Theo quy định hiện hành thì chỉ thực hiện chuyển đơn khởi kiện khi vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án khác, trường hợp này Tòa án nơi bị đơn cư trú vẫn có quyền giải quyết vụ án và cũng không có quy định khi đương sự thỏa thuận thay đổi nơi giải quyết thì Tòa án sẽ thực hiện chuyển đơn.

Do đó, không có căn cứ để Tòa án chuyển đơn khởi kiện, lúc này nguyên đơn phải thực hiện thủ tục rút đơn khởi kiện và nộp lại Tòa án nơi nguyên đơn cư trú.

Có chuyển đơn khởi kiện trong trường hợp nguyên đơn thỏa thuận với bị đơn về nơi giải quyết vụ án không?

Có chuyển đơn khởi kiện trong trường hợp nguyên đơn thỏa thuận với bị đơn về nơi giải quyết vụ án không? (Hình từ Internet)

Các nội dung chính cần phải có trong đơn khởi kiện theo quy định pháp luật hiện hành?

Căn cứ khoản 4 Điều 189 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 có quy định về những nội dung chính cần phải có trong đơn khởi kiện gồm:

- Ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện;

- Tên Tòa án nhận đơn khởi kiện;

- Tên, nơi cư trú, làm việc của người khởi kiện là cá nhân hoặc trụ sở của người khởi kiện là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có).

Trường hợp các bên thỏa thuận địa chỉ để Tòa án liên hệ thì ghi rõ địa chỉ đó;

- Tên, nơi cư trú, làm việc của người có quyền và lợi ích được bảo vệ là cá nhân hoặc trụ sở của người có quyền và lợi ích được bảo vệ là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có);

- Tên, nơi cư trú, làm việc của người bị kiện là cá nhân hoặc trụ sở của người bị kiện là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có). Trường hợp không rõ nơi cư trú, làm việc hoặc trụ sở của người bị kiện thì ghi rõ địa chỉ nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở cuối cùng của người bị kiện;

- Tên, nơi cư trú, làm việc của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là cá nhân hoặc trụ sở của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có).

Trường hợp không rõ nơi cư trú, làm việc hoặc trụ sở của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thì ghi rõ địa chỉ nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở cuối cùng của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;

- Quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm; những vấn đề cụ thể yêu cầu Tòa án giải quyết đối với người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;

- Họ, tên, địa chỉ của người làm chứng (nếu có);

- Danh mục tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện.

Lưu ý:

- Kèm theo đơn khởi kiện phải có tài liệu, chứng cứ chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm.

- Trường hợp vì lý do khách quan mà người khởi kiện không thể nộp đầy đủ tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện thì họ phải nộp tài liệu, chứng cứ hiện có để chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm.

- Người khởi kiện bổ sung hoặc giao nộp bổ sung tài liệu, chứng cứ khác theo yêu cầu của Tòa án trong quá trình giải quyết vụ án.

Người khởi kiện có thể nộp đơn khởi kiện bằng những cách nào?

Căn cứ Điều 190 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 thì người khởi kiện có thể gửi đơn khởi kiện kèm theo tài liệu, chứng cứ mà mình hiện có đến Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án bằng các phương thức sau đây:

- Nộp trực tiếp tại Tòa án;

- Gửi đến Tòa án theo đường dịch vụ bưu chính;

- Gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).

Lưu ý:

- Ngày khởi kiện là ngày đương sự nộp đơn khởi kiện tại Tòa án hoặc ngày được ghi trên dấu của tổ chức dịch vụ bưu chính nơi gửi.

Trường hợp không xác định được ngày, tháng, năm theo dấu bưu chính nơi gửi thì ngày khởi kiện là ngày đương sự gửi đơn tại tổ chức dịch vụ bưu chính. Đương sự phải chứng minh ngày mình gửi đơn tại tổ chức dịch vụ bưu chính; trường hợp đương sự không chứng minh được thì ngày khởi kiện là ngày Tòa án nhận được đơn khởi kiện do tổ chức dịch vụ bưu chính chuyển đến.

- Trường hợp người khởi kiện gửi đơn khởi kiện bằng phương thức gửi trực tuyến thì ngày khởi kiện là ngày gửi đơn.

Đơn khởi kiện
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Đơn khởi kiện phải bao gồm những nội dung gì?
Pháp luật
Mẫu đơn khởi kiện người gây tai nạn giao thông là mẫu nào? Hướng dẫn cách viết đơn khởi kiện người gây tai nạn giao thông?
Pháp luật
Có được nộp đơn khởi kiện tại chi nhánh của nguyên đơn hay không? Có phải gửi chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện?
Pháp luật
Nộp đơn khởi kiện vụ án dân sự trực tiếp hay online? Kèm theo đơn khởi kiện cần có tài liệu nào?
Pháp luật
Thời gian giải quyết đơn khởi kiện trong tố tụng dân sự là bao nhiêu ngày theo quy định của pháp luật?
Pháp luật
Có bắt buộc phải làm đơn khởi kiện khi khởi kiện vụ án dân sự? Đơn khởi kiện cần có tên của người làm chứng không?
Pháp luật
Download mẫu đơn khởi kiện đòi nợ đúng quy định pháp luật? Hướng dẫn điền mẫu đơn khởi kiện đòi nợ?
Pháp luật
Cách xác định đúng địa chỉ nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở cuối cùng của người bị kiện?
Pháp luật
Giấy xác nhận đã nhận đơn khởi kiện vụ án hành chính là mẫu nào? Hướng dẫn viết mẫu giấy xác nhận đã nhận đơn khởi kiện vụ án hành chính?
Pháp luật
Mẫu đơn khởi kiện năm 2024? Hướng dẫn cách viết mẫu đơn khởi kiện và những lưu ý khi viết đơn khởi kiện?
Pháp luật
Người cho vay nặng lãi có được làm đơn khởi kiện đòi lại tiền vay khi người đi vay vi phạm nghĩa vụ trả nợ không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Đơn khởi kiện
457 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Đơn khởi kiện

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Đơn khởi kiện

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào