Cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ quyền hạn của Ủy ban nhân dân thành phố trực thuộc trung ương được quy định ra sao? Nhiệm vụ quyền hạn của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố trực thuộc trung ương là gì?
Cơ cấu tổ chức của Ủy ban nhân dân thành phố trực thuộc trung ương được quy định ra sao?
Căn cứ vào Điều 41 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 quy định về cơ cấu tổ chức của Ủy ban nhân dân thành phố trực thuộc trung ương như sau:
"Điều 41. Cơ cấu tổ chức của Ủy ban nhân dân thành phố trực thuộc trung ương
1. Ủy ban nhân dân thành phố trực thuộc trung ương gồm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và các Ủy viên.
Thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh có không quá năm Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân; các thành phố khác trực thuộc trung ương có không quá bốn Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân.
Ủy viên Ủy ban nhân dân thành phố trực thuộc trung ương gồm các Ủy viên là người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân thành phố trực thuộc trung ương, Ủy viên phụ trách quân sự, Ủy viên phụ trách công an.
2. Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân thành phố trực thuộc trung ương gồm có các sở và cơ quan tương đương sở."
Như vậy, cơ cấu tổ chức của Ủy ban nhân dân thành phố trực thuộc trung ương bao gồm:
+ Chủ tịch
+ Các Phó Chủ tịch (thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh có không quá năm Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân; các thành phố khác trực thuộc trung ương gồm Hải Phòng, Đà Nẵng và Cần Thơ có không quá bốn Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân.)
+ Các Ủy viên (Ủy viên Ủy ban nhân dân thành phố trực thuộc trung ương gồm các Ủy viên là người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân thành phố trực thuộc trung ương, Ủy viên phụ trách quân sự, Ủy viên phụ trách công an).
Cơ cấu tổ chức của Ủy ban nhân dân thành phố trực thuộc trung ương được quy định ra sao? (Hình từ Internet)
Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân thành phố trực thuộc trung ương được quy định như thế nào?
Căn cứ vào Điều 42 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân thành phố trực thuộc trung ương như sau:
"Điều 42. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân thành phố trực thuộc trung ương
1. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 21 của Luật này.
2. Xây dựng, trình Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc trung ương quyết định và tổ chức thực hiện các nội dung quy định tại các khoản 2, 3,4 và 5 Điều 40 của Luật này.
3. Thực hiện chủ trương, biện pháp tạo nguồn tài chính, huy động vốn để phát triển đô thị; xây dựng và quản lý thống nhất công trình hạ tầng đô thị theo quy định của pháp luật.
4. Quyết định cơ chế khuyến khích phát triển công trình hạ tầng đô thị trên địa bàn thành phố."
Như vậy, nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân thành phố trực thuộc trung ương cũng có các nhiệm vụ, quyền hạn như của Ủy ban nhân dân tỉnh được quy định tại Điều 21 Luật này. Ngoài ra còn có thêm các nhiệm vụ, quyền hạn sau:
+ Xây dựng, trình Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc trung ương quyết định và tổ chức thực hiện các nội dung quy định tại các khoản 2, 3,4 và 5 Điều 40 của Luật này.
+ Thực hiện chủ trương, biện pháp tạo nguồn tài chính, huy động vốn để phát triển đô thị; xây dựng và quản lý thống nhất công trình hạ tầng đô thị theo quy định của pháp luật.
+ Quyết định cơ chế khuyến khích phát triển công trình hạ tầng đô thị trên địa bàn thành phố.
Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố trực thuộc trung ương
Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố trực thuộc trung ương được quy định cụ thể tại Điều 43 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 như sau:
"Điều 43. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố trực thuộc trung ương
1. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 22 của Luật này.
2. Chỉ đạo và tổ chức thực hiện kế hoạch xây dựng các công trình hạ tầng đô thị trên địa bàn thành phố trực thuộc trung ương.
3. Quản lý quỹ đất đô thị; việc sử dụng quỹ đất đô thị phục vụ cho việc xây dựng công trình hạ tầng đô thị theo quy định của pháp luật.
4. Quản lý nhà đô thị; quản lý việc kinh doanh bất động sản; sử dụng quỹ nhà ở thuộc sở hữu nhà nước của thành phố để phát triển nhà ở tại đô thị; chỉ đạo kiểm tra việc chấp hành pháp luật trong việc xây dựng nhà ở, công trình xây dựng tại đô thị.
5. Chỉ đạo sắp xếp mạng lưới thương mại, dịch vụ, du lịch đô thị.
6. Xây dựng kế hoạch và biện pháp giải quyết việc làm; phòng, chống các tệ nạn xã hội ở đô thị.
7. Chỉ đạo và tổ chức thực hiện các biện pháp quản lý dân cư và tổ chức đời sống dân cư đô thị.
8. Thực hiện các biện pháp quản lý, bảo vệ không gian, kiến trúc và cảnh quan đô thị; tổ chức, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ bảo đảm trật tự công cộng, an toàn giao thông, chống ùn tắc giao thông."
Như vậy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố trực thuộc trung ương có các nhiệm vụ, quyền hạn được quy định như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Xem dự báo thời tiết 15 ngày tới tại Hà Nội ở đâu? Công tác dự báo thời tiết thuộc nhiệm vụ của cơ quan nào?
- Tải phụ lục Công văn 5512/BGDĐT-GDTrH file word? Phụ lục Công văn 5512 của Bộ giáo dục file word cập nhật?
- Người được cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc là người đã đạt yêu cầu sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc đúng không?
- Làng Nủ ở đâu? Số tài khoản Vietcombank ủng hộ xây dựng làng nủ qua Quỹ Tấm lòng Việt thế nào?
- Đáp án Cuộc thi Chuyển đổi số tỉnh Đắk Nông Tuần 3? Người dân là trung tâm của chuyển đổi số? Hướng dẫn làm bài thi?