Cơ cấu tổ chức của Hội đồng Chính sách khoa học và công nghệ quốc gia bao gồm những thành phần nào?
Cơ cấu tổ chức của Hội đồng Chính sách khoa học và công nghệ quốc gia bao gồm những thành phần nào?
Hội đồng Chính sách khoa học và công nghệ quốc gia (Hình từ internet)
Theo Điều 3 Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng Chính sách khoa học và công nghệ quốc gia ban hành kèm theo Quyết định 2229/QĐ-TTg năm 2013 quy định như sau:
Cơ cấu tổ chức của Hội đồng
1. Hội đồng gồm Chủ tịch Hội đồng, các Phó Chủ tịch Hội đồng, Tổng thư ký Hội đồng và các Ủy viên Hội đồng do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
2. Thường trực Hội đồng gồm Chủ tịch Hội đồng, các Phó Chủ tịch Hội đồng và Tổng Thư ký Hội đồng. Thường trực Hội đồng điều hành hoạt động chung của Hội đồng giữa hai kỳ họp của Hội đồng, giải quyết những vấn đề phát sinh ngoài chương trình, kế hoạch và nội dung công tác của Hội đồng hoặc theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ.
3. Hội đồng mời một số nhà khoa học đã hoặc đang làm việc trong các cơ sở nghiên cứu khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo, cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp làm chuyên gia cao cấp và tham gia các hoạt động của Hội đồng.
4. Hội đồng tổ chức các nhóm công tác chuyên ngành để thực hiện chương trình và kế hoạch hoạt động nhiệm kỳ của Hội đồng. Căn cứ theo nhu cầu, Hội đồng có thể thành lập tổ chức chuyên môn để triển khai thực hiện các hoạt động nghiên cứu theo chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng.
5. Giúp việc Hội đồng có Văn phòng Hội đồng. Cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn và quy chế làm việc của Văn phòng Hội đồng do Chủ tịch Hội đồng quyết định.
Căn cứ trên quy định cơ cấu tổ chức của Hội đồng Chính sách khoa học và công nghệ quốc gia bao gồm:
- Thành viên của Hội đồng Chính sách khoa học và công nghệ quốc gia do Thủ tướng Chính phủ quyết định bao gồm:
+ Chủ tịch Hội đồng,
+ Các Phó Chủ tịch Hội đồng,
+ Tổng thư ký Hội đồng và
+ Các Ủy viên Hội đồng.
- Thường trực Hội đồng gồm Chủ tịch Hội đồng, các Phó Chủ tịch Hội đồng và Tổng Thư ký Hội đồng.
Thường trực Hội đồng điều hành hoạt động chung của Hội đồng giữa hai kỳ họp của Hội đồng, giải quyết những vấn đề phát sinh ngoài chương trình, kế hoạch và nội dung công tác của Hội đồng hoặc theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ.
- Hội đồng mời một số nhà khoa học đã hoặc đang làm việc trong các cơ sở nghiên cứu khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo, cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp làm chuyên gia cao cấp và tham gia các hoạt động của Hội đồng.
- Hội đồng tổ chức các nhóm công tác chuyên ngành để thực hiện chương trình và kế hoạch hoạt động nhiệm kỳ của Hội đồng.
Căn cứ theo nhu cầu, Hội đồng có thể thành lập tổ chức chuyên môn để triển khai thực hiện các hoạt động nghiên cứu theo chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng.
- Giúp việc Hội đồng có Văn phòng Hội đồng. Cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn và quy chế làm việc của Văn phòng Hội đồng do Chủ tịch Hội đồng quyết định.
Nhiệm kỳ công tác của Hội đồng Chính sách khoa học và công nghệ quốc gia là bao nhiêu năm?
Theo khoản 2 Điều 5 Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng Chính sách khoa học và công nghệ quốc gia ban hành kèm theo Quyết định 2229/QĐ-TTg năm 2013 quy định như sau:
Những nguyên tắc chung
1. Các thành viên Hội đồng tham gia các hoạt động của Hội đồng với tư cách cá nhân nhà khoa học, giúp Hội đồng phối hợp công tác với cơ quan hoặc tổ chức nơi mình làm việc. Các ý kiến đề xuất của các thành viên Hội đồng phải khách quan và trung thực.
2. Nhiệm kỳ công tác của Hội đồng là 5 năm.
....
Căn cứ quy định trên thì nhiệm kỳ công tác của Hội đồng Chính sách khoa học và công nghệ quốc gia là 05 năm.
Thành viên Hội đồng Chính sách khoa học và công nghệ quốc gia có những nhiệm vụ và quyền hạn nào?
Theo Điều 4 Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng Chính sách khoa học và công nghệ quốc gia ban hành kèm theo Quyết định 2229/QĐ-TTg năm 2013 quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của các thành viên Hội đồng Chính sách khoa học và công nghệ quốc gia như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn của các thành viên Hội đồng
1. Chủ tịch Hội đồng:
a) Chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về nội dung và hiệu quả hoạt động của Hội đồng;
b) Lãnh đạo Hội đồng hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 1, Điều 2 Quy chế này; phân công nhiệm vụ cho các thành viên Hội đồng;
c) Chỉ đạo việc chuẩn bị nội dung các vấn đề đưa ra thảo luận ở Hội đồng;
d) Triệu tập và chủ trì các phiên họp của Hội đồng hoặc của Thường trực Hội đồng; xử lý các đề xuất, kiến nghị của các thành viên Hội đồng;
đ) Ký quyết định cử các thành viên Hội đồng, cán bộ, công chức của Văn phòng Hội đồng và cộng tác viên của Hội đồng đi công tác trong nước và nước ngoài theo chương trình, kế hoạch và nội dung công tác của Hội đồng;
e) Bổ nhiệm, miễn nhiệm lãnh đạo Văn phòng Hội đồng và các tổ chức giúp việc Hội đồng theo quy định hiện hành;
g) Trình Thủ tướng Chính phủ quyết định việc miễn nhiệm, bổ nhiệm, thay thế các thành viên Hội đồng;
h) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Thủ tướng Chính phủ giao.
2. Phó Chủ tịch Hội đồng:
a) Giúp Chủ tịch Hội đồng lãnh đạo công tác chung của Hội đồng, chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Hội đồng về lĩnh vực được phân công phụ trách;
b) Thay mặt Chủ tịch Hội đồng điều hành và giải quyết công việc thuộc quyền hạn của Chủ tịch Hội đồng khi được ủy quyền.
3. Tổng thư ký Hội đồng:
a) Giúp Chủ tịch Hội đồng xây dựng chương trình, kế hoạch công tác và tổ chức các hoạt động chung của Hội đồng, chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Hội đồng về lĩnh vực được Chủ tịch Hội đồng phân công phụ trách hoặc ủy quyền;
b) Giúp Chủ tịch Hội đồng chỉ đạo trực tiếp công tác chuyên môn, nghiệp vụ của Văn phòng Hội đồng;
c) Giúp Chủ tịch Hội đồng tổ chức triển khai hoạt động nghiên cứu, khảo sát, phân tích, tổng hợp, đánh giá các chủ trương, đường lối, cơ chế, chính sách của Đảng và Nhà nước về khoa học và công nghệ.
4. Các Ủy viên Hội đồng:
a) Tham gia có trách nhiệm và đầy đủ các phiên họp của Hội đồng;
b) Đóng góp ý kiến trực tiếp tại phiên họp Hội đồng hoặc trả lời các văn bản lấy ý kiến do Hội đồng gửi đến;
c) Chịu trách nhiệm trước Hội đồng về nội dung, kết quả các nhiệm vụ được Hội đồng phân công. Thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể khi được Chủ tịch Hội đồng giao;
d) Chủ động đề xuất ý kiến, kiến nghị các vấn đề thuộc chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng và các vấn đề có liên quan đến lĩnh vực khoa học và công nghệ;
đ) Được Hội đồng cung cấp đầy đủ những thông tin cần thiết và những tài liệu, văn bản liên quan đến nội dung thảo luận tại phiên họp Hội đồng;
e) Được bảo đảm các điều kiện làm việc cần thiết theo chế độ quy định hiện hành để thực hiện các nhiệm vụ được giao;
g) Có trách nhiệm quản lý tài liệu và văn bản mật theo quy định chung của Nhà nước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nguyên tắc đặt tên giao dịch quốc tế của trường cao đẳng sư phạm? Trường CĐSP phải công khai giải trình thể hiện ở những hoạt động nào?
- 23 nguyên tắc cơ bản trong tố tụng dân sự? Tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án có bao gồm tranh chấp đất đai?
- Người tham gia đấu giá tài sản có quyền khiếu nại đối với quyết định của Hội đồng đấu giá tài sản khi nào?
- Khi đấu giá theo phương thức đặt giá xuống mà chỉ có một người đăng ký tham gia đấu giá thì cuộc đấu giá thực hiện như nào?
- Chế độ cử tuyển là gì? Người học theo chế độ cử tuyển có trách nhiệm như thế nào khi tốt nghiệp?