Cơ cấu tổ chức Ban Kiểm tra Hội Luật gia Việt Nam được quy định như thế nào? Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban?
Cơ cấu tổ chức Ban Kiểm tra Hội Luật gia Việt Nam?
Cơ cấu tổ chức Ban Kiểm tra Hội Luật gia Việt Nam quy định ở Điều 29 Điều lệ Hội Luật gia Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 770/QĐ-TTg năm 2020 như sau:
- Ban Kiểm tra được tổ chức ở Trung ương Hội Luật gia Việt Nam, Hội Luật gia cấp tỉnh, cấp huyện.
- Ban Kiểm tra do Đại hội bầu ra. Số lượng, cơ cấu, tiêu chuẩn Ủy viên Ban Kiểm tra do Đại hội quyết định.
Nhiệm kỳ của Ban Kiểm tra cùng với nhiệm kỳ Đại hội.
Trưởng ban, Phó Trưởng ban do Ban Chấp hành bầu trong số các Ủy viên.
Lưu ý:
Việc bầu bổ sung, miễn nhiệm, bãi nhiệm Trưởng ban, Phó Trưởng ban, Ủy viên Ban Kiểm tra giữa hai kỳ Đại hội do Ban Chấp hành thực hiện theo đề nghị của Ban Kiểm tra.
>> Tải về Mẫu đơn xin gia nhập Hội Luật gia Việt Nam mới nhất tại đây.
Ban Kiểm tra Hội Luật gia Việt Nam (Hình từ Internet)
Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Kiểm tra Hội Luật gia Việt Nam?
Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Kiểm tra theo khoản 1 Điều 30 Điều lệ Hội Luật gia Việt Nam kèm theo Quyết định 770/QĐ-TTg năm 2020 như sau:
- Kiểm tra, giám sát việc thực hiện Điều lệ Hội, Nghị quyết Đại hội; Nghị quyết, Quyết định của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, các quy chế của Hội trong hoạt động của các tổ chức, đơn vị trực thuộc Hội, hội viên;
- Xem xét, giải quyết đơn, thư kiến nghị, khiếu nại, tố cáo đối với tổ chức Hội, hội viên và báo cáo, kiến nghị cấp có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật, Điều lệ Hội và quy chế do Ban Chấp hành ban hành.
Việc bầu cử Ban Kiểm tra Hội Luật gia Việt Nam được tiến hành theo hình thức nào?
Hình thức bầu cử Ban Kiểm tra Hội Luật gia Việt Nam theo Điều 13 Điều lệ Hội Luật gia Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 770/QĐ-TTg năm 2020 như sau:
Bầu cử Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Ban Kiểm tra, Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký, Ủy viên thư ký của Hội
1. Việc bầu cử Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Ban Kiểm tra, Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký, Ủy viên Thư ký được tiến hành theo hình thức bỏ phiếu kín hoặc giơ tay do Đại hội, Hội nghị Ban Chấp hành, Hội nghị Ban Thường vụ quyết định.
2. Việc công nhận kết quả bầu cử Hội Luật gia cùng cấp được thực hiện theo quy định pháp luật.
3. Trong trường hợp cần thiết, Ban Chấp hành Hội, Chi hội Luật gia được quyền bầu bổ sung Ủy viên Ban Chấp hành, nhưng không được vượt quá 10% số lượng Ủy viên Ban Chấp hành đã được Đại hội quyết định trong cả nhiệm kỳ.
Theo đó, việc bầu cử Ban Kiểm tra Hội Luật gia Việt Nam được tiến hành theo hình thức bỏ phiếu kín hoặc giơ tay do Đại hội, Hội nghị Ban Chấp hành, Hội nghị Ban Thường vụ quyết định.
Nhiệm vụ của Hội Luật gia Việt Nam là gì?
Căn cứ vào Điều 5 Điều lệ Hội Luật gia Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 770/QĐ-TTg năm 2020 quy định cụ thể:
Nhiệm vụ của Hội Luật gia Việt Nam:
(1) Chấp hành quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và Điều lệ Hội.
(2) Tập hợp, đoàn kết, phát huy vai trò hội viên; tổ chức, phối hợp hoạt động giữa các hội viên theo đúng tôn chỉ, mục đích của Hội, xây dựng Hội vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và nghề nghiệp.
(3) Tham gia xây dựng chính sách, pháp luật, nghiên cứu khoa học pháp lý; tham gia phản biện và giám sát xã hội; tham gia giải quyết khiếu nại, giải quyết tranh chấp theo yêu cầu của các cơ quan nhà nước.
(4) Tham gia phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức pháp luật cho hội viên, cán bộ, công chức, viên chức và Nhân dân.
(5) Tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý, hòa giải ở cơ sở, tư vấn giải quyết khiếu nại, giải quyết tranh chấp pháp lý ngoài cơ chế nhà nước theo quy định của pháp luật.
(6) Xây dựng và thực hiện các chương trình, đề án phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý phù hợp với chủ trương xã hội hóa của Đảng, Nhà nước và các chương trình, dự án khác theo yêu cầu của các cơ quan Nhà nước.
(7) Tham gia công tác đào tạo, bồi dưỡng; tuyển chọn một số chức danh tư pháp, hội thẩm nhân dân; tham gia các hoạt động cải cách hành chính, cải cách tư pháp, phòng, chống tội phạm và các hoạt động tư pháp khác theo quy định của pháp luật.
(8) Phối hợp với các cơ quan tổ chức có liên quan để thực hiện nhiệm vụ của Hội và thực hiện nghĩa vụ thành viên Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
(9) Đẩy mạnh hoạt động hợp tác quốc tế, mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động hợp tác giữa Hội Luật gia Việt Nam với các tổ chức và luật gia tiến bộ của các nước trong khu vực và trên thế giới theo quy định của pháp luật; vận động luật gia là người Việt Nam định cư ở nước ngoài đoàn kết, góp phần xây dựng đất nước.
Tham gia công tác đối ngoại nhân dân theo đúng đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
(10) Xuất bản và phát hành sách, tạp chí và các ấn phẩm pháp luật khác đáp ứng yêu cầu hoạt động của Hội theo quy định của pháp luật.
(11) Xây dựng và thực hiện quy tắc đạo đức hội viên Hội Luật gia Việt Nam phù hợp với quy định của pháp luật và Điều lệ Hội.
(12) Quản lý, sử dụng tài sản, tài chính của Hội theo quy định của pháp luật và Điều lệ Hội.
(13) Thực hiện các nhiệm vụ khác khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bảng lĩnh vực và phạm vi hoạt động xây dựng của chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng? Tải về bảng?
- Thẩm quyền thu hồi chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng hạng 2, hạng 3 thuộc về ai theo Nghị định 175?
- Địa điểm bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 Lạng Sơn? Lịch bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 Lạng Sơn như thế nào?
- Mâm ngũ quả miền Nam có gì? 11 loại quả mâm ngũ quả? Tết Nguyên Đán Ất Tỵ có được bắt pháo hoa không?
- Cá nhân đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng có được hành nghề trên phạm vi cả nước?