Cơ cấu đầu tư dự trữ ngoại hối chính thức gồm những tỷ lệ nào? Những loại ngoại tệ nào được phép đầu tư dự trữ ngoại hối nhà nước?
Cơ cấu đầu tư dự trữ ngoại hối chính thức gồm những tỷ lệ nào?
Căn cứ khoản 6 Điều 3 Nghị định 50/2014/NĐ-CP quy định về đầu tư dự trữ ngoại hối nhà nước như sau:
Đầu tư dự trữ ngoại hối nhà nước là việc Ngân hàng Nhà nước gửi, mua, bán ngoại tệ và vàng; mua, bán chứng khoán, các loại giấy tờ có giá khác bằng ngoại tệ; ủy thác đầu tư và thực hiện các hình thức đầu tư khác trên thị trường quốc tế do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định trong từng thời kỳ.
Theo khoản 7 Điều 3 Nghị định 50/2014/NĐ-CP quy định về cơ cấu đầu tư dự trữ ngoại hối chính thức như sau:
Cơ cấu đầu tư dự trữ ngoại hối chính thức bao gồm: Tỷ lệ của các loại ngoại tệ và khối lượng vàng; tỷ lệ đầu tư ngắn hạn, trung hạn và dài hạn; tỷ lệ tiền gửi ngoại tệ, chứng khoán, các loại giấy tờ có giá và các hình thức đầu tư khác trong dự trữ ngoại hối chính thức và mức ngoại tệ tối đa để mua vàng trên thị trường quốc tế của Quỹ bình ổn tỷ giá và quản lý thị trường vàng do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định trong từng thời kỳ.
Theo quy định trên, cơ cấu đầu tư dự trữ ngoại hối chính thức gồm những tỷ lệ sau:
+ Tỷ lệ của các loại ngoại tệ và khối lượng vàng; tỷ lệ đầu tư ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.
+ Tỷ lệ tiền gửi ngoại tệ, chứng khoán, các loại giấy tờ có giá và các hình thức đầu tư khác trong dự trữ ngoại hối chính thức và mức ngoại tệ tối đa để mua vàng trên thị trường quốc tế của Quỹ bình ổn tỷ giá và quản lý thị trường vàng do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định trong từng thời kỳ.
Đầu tư dự trữ ngoại hối (Hình từ Internet)
Hạn mức đầu tư dự trữ ngoại hối nhà nước được quy định thế nào?
Theo Điều 6 Nghị định 50/2014/NĐ-CP quy định về cơ cấu, tiêu chuẩn, hạn mức đầu tư dự trữ ngoại hối nhà nước như sau:
Cơ cấu, tiêu chuẩn, hạn mức đầu tư dự trữ ngoại hối nhà nước
1. Ngân hàng Nhà nước quy định cơ cấu, tiêu chuẩn, hạn mức đầu tư dự trữ ngoại hối nhà nước bao gồm:
a) Quy định về tiêu chuẩn, hạn mức đầu tư áp dụng với dự trữ ngoại hối nhà nước;
b) Quy định về cơ cấu đầu tư áp dụng với dự trữ ngoại hối chính thức, bao gồm cơ cấu đầu tư của Quỹ dự trữ ngoại hối và cơ cấu đầu tư của Quỹ bình ổn tỷ giá và quản lý thị trường vàng.
2. Cơ sở xây dựng cơ cấu đầu tư của Quỹ dự trữ ngoại hối:
a) Xu hướng biến động tỷ giá, lãi suất và giá vàng trên thị trường quốc tế;
b) Tình hình đầu tư vào các loại ngoại tệ và vàng trong dự trữ quốc tế của các nước trên thế giới theo thống kê của Quỹ tiền tệ quốc tế.
3. Cơ sở xây dựng cơ cấu đầu tư của Quỹ bình ổn tỷ giá và quản lý thị trường vàng:
a) Mục tiêu chính sách tiền tệ, chính sách tỷ giá và giá vàng;
b) Tình hình biến động tỷ giá và giá vàng trên thị trường ngoại hối trong nước và quốc tế;
c) Tình hình sử dụng các loại ngoại tệ trong thanh toán xuất nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ và trả nợ nước ngoài của Việt Nam;
d) Hạn mức ngoại hối của Quỹ bình ổn tỷ giá và quản lý thị trường vàng do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong từng thời kỳ.
4. Cơ sở xây dựng tiêu chuẩn, hạn mức đầu tư:
a) Quy mô dự trữ ngoại hối nhà nước;
b) Dự báo diễn biến tình hình thị trường tài chính quốc tế và thị trường ngoại hối trong nước;
c) Hệ thống xếp hạng của các tổ chức xếp hạng tín nhiệm có uy tín trên thế giới.
5. Định kỳ 6 tháng và khi cần thiết, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định phê duyệt cơ cấu, tiêu chuẩn, hạn mức đầu tư dự trữ ngoại hối nhà nước và báo cáo Thủ tướng Chính phủ đồng thời gửi Bộ Tài chính để phối hợp.
Theo đó, định kỳ 6 tháng và khi cần thiết, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định phê duyệt hạn mức đầu tư dự trữ ngoại hối nhà nước và báo cáo Thủ tướng Chính phủ đồng thời gửi Bộ Tài chính để phối hợp.
Những loại ngoại tệ nào được phép đầu tư dự trữ ngoại hối nhà nước?
Theo quy định tại Điều 7 Nghị định 50/2014/NĐ-CP về loại ngoại tệ được phép đầu tư dự trữ ngoại hối nhà nước như sau:
Loại ngoại tệ được phép đầu tư dự trữ ngoại hối nhà nước
Ngoại tệ được phép đầu tư dự trữ ngoại hối nhà nước là ngoại tệ tự do chuyển đổi và ngoại tệ khác theo cam kết tại các thỏa thuận hoán đổi tiền tệ song phương và đa phương do Ngân hàng Nhà nước ký kết với các ngân hàng trung ương và tổ chức tài chính quốc tế.
Như vậy, những loại ngoại tệ được phép đầu tư dự trữ ngoại hối nhà nước gồm:
+ Ngoại tệ tự do chuyển đổi
+ Ngoại tệ khác theo cam kết tại các thỏa thuận hoán đổi tiền tệ song phương và đa phương do Ngân hàng Nhà nước ký kết với các ngân hàng trung ương và tổ chức tài chính quốc tế.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giá trị của hàng hóa là gì? Giá trị của hàng hóa được biểu hiện thông qua đâu? Giá thành toàn bộ của hàng hóa gồm những gì?
- Mẫu hợp đồng giao khoán nội bộ trong xây dựng mới nhất? Tải về mẫu hợp đồng giao khoán nội bộ?
- Mẫu bảng kê hàng hóa bán ra? Tải mẫu bảng kê? Phải lập Bảng kê hàng hóa bán ra trong trường hợp nào?
- Diện tích tính tiền thuê đất được tính theo đơn vị nào? Tiền thuê đất có nằm trong khoản thu ngân sách từ đất đai không?
- Được quyền sửa đổi, bổ sung nội dung đơn khởi kiện tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa trong thời hạn bao nhiêu ngày?