Có cảnh báo của cơ quan kiểm dịch y tế quốc tế tại cảng hàng không về dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, người khai thác cảng hàng không cần làm gì trước khi xử lý?

Xin hỏi, khi có cảnh báo của cơ quan kiểm dịch y tế quốc tế tại cảng hàng không, sân bay về dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, người khai thác cảng hàng không cần làm gì trước khi xử lý? Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ chuyên ngành hàng không có trách nhiệm như thế nào trong việc kiểm soát nước thải tại cảng hàng không, sân bay? Câu hỏi của chị Nga ở Khánh Hòa.

Khi có cảnh báo của cơ quan kiểm dịch y tế quốc tế tại cảng hàng không, sân bay về dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, người khai thác cảng hàng không cần làm gì trước khi xử lý?

Theo khoản 1 Điều 2 Thông tư 52/2022/TT-BGTVT giải thích thì Người khai thác cảng hàng không, sân bay là tổ chức trực tiếp khai thác kết cấu hạ tầng sân bay và các công trình thiết yếu khác của cảng hàng không, sân bay, trừ các công trình và cơ sở bảo đảm hoạt động bay do doanh nghiệp bảo đảm hoạt động bay quản lý, khai thác và được Cục Hàng không Việt Nam cấp Giấy chứng nhận khai thác cảng hàng không, sân bay.

Căn cứ theo khoản 1 Điều 11 Thông tư 52/2022/TT-BGTVT quy định về kiểm soát nước thải tại cảng hàng không, sân bay như sau:

Kiểm soát nước thải tại cảng hàng không, sân bay
1. Người khai thác cảng hàng không có trách nhiệm:
a) Đảm bảo các quy định về hệ thống thu gom, xử lý, thoát nước thải quy định tại Điều 7 của Thông tư này;
b) Hướng dẫn các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ chuyên ngành hàng không tại cảng hàng không, sân bay thực hiện việc thu gom, xử lý, quan trắc giám sát chất lượng nước thải đáp ứng yêu cầu về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải trước khi xả ra ngoài. Trong quá trình hoạt động có biện pháp ngăn chặn rò rỉ trực tiếp hoặc gián tiếp nhiên liệu, dầu mỡ, hóa chất phát tán ra khu vực xung quanh;
c) Khi có cảnh báo của cơ quan kiểm dịch y tế quốc tế tại cảng hàng không, sân bay về dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm thì phải tổ chức khử trùng nước thải từ tàu bay theo quy định trước khi xử lý.
...

Trong việc kiểm soát nước thải tại cảng hàng không, sân bay, người khai thác cảng hàng không có các trách nhiệm được quy định cụ thể trên.

Theo đó, khi có cảnh báo của cơ quan kiểm dịch y tế quốc tế tại cảng hàng không, sân bay về dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm thì người khai thác cảng hàng không phải tổ chức khử trùng nước thải từ tàu bay theo quy định trước khi xử lý.

nước thải

Kiểm soát nước thải tại cảng hàng không, sân bay (Hình từ Internet)

Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ chuyên ngành hàng không có trách nhiệm như thế nào trong việc kiểm soát nước thải tại cảng hàng không, sân bay?

Theo khoản 2 Điều 11 Thông tư 52/2022/TT-BGTVT quy định như sau:

Kiểm soát nước thải tại cảng hàng không, sân bay
...
2. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ chuyên ngành hàng không có trách nhiệm:
a) Tuân thủ yêu cầu về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải trước khi xả ra ngoài;
b) Đấu nối hệ thống thoát nước thải vào hệ thống thoát nước thải chung của cảng hàng không sân bay hoặc đấu nối vào mạng lưới thoát nước của địa phương khi được chấp thuận.
...

Theo đó, để kiểm soát nước thải tại cảng hàng không, sân bay, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ chuyên ngành hàng không có trách nhiệm:

- Tuân thủ yêu cầu về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải trước khi xả ra ngoài;

- Đấu nối hệ thống thoát nước thải vào hệ thống thoát nước thải chung của cảng hàng không sân bay hoặc đấu nối vào mạng lưới thoát nước của địa phương khi được chấp thuận.

Cơ sở bảo dưỡng tàu bay tại cảng hàng không, sân bay có trách nhiệm gì trong việc xây dựng biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước?

Theo khoản 3 Điều 11 Thông tư 52/2022/TT-BGTVT quy định như sau:

Kiểm soát nước thải tại cảng hàng không, sân bay
...
3. Cơ sở bảo dưỡng tàu bay, bảo dưỡng phương tiện, trang thiết bị tại cảng hàng không, sân bay có trách nhiệm xây dựng, áp dụng các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước, bao gồm:
a) Ngăn chặn rò rỉ trực tiếp hoặc gián tiếp nhiên liệu, dầu mỡ, hóa chất ra khu vực cảng hàng không, sân bay trong quá trình bảo dưỡng tàu bay, trong quá trình khai thác, bảo dưỡng hệ thống phương tiện và trang thiết bị;
b) Phân tách dầu mỡ lẫn trong nước thải từ hoạt động bảo dưỡng tàu bay, phương tiện, trang thiết bị trước khi xả thải vào hệ thống thu gom, xử lý nước thải của cảng hàng không, sân bay;
c) Thực hiện bảo dưỡng, rửa tàu bay, phương tiện, trang thiết bị tại khu vực có hệ thống thu gom và phân tách dầu mỡ khỏi nước thải.
4. Người khai thác tàu bay có trách nhiệm xử lý hoặc chuyển giao cho đơn vị có chức năng về thu gom, xử lý chất thải lỏng từ tàu bay; đảm bảo chất thải lỏng từ tàu bay được xử lý đáp ứng các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường.

Theo đó, cơ sở bảo dưỡng tàu bay, bảo dưỡng phương tiện, trang thiết bị tại cảng hàng không, sân bay có trách nhiệm xây dựng, áp dụng các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước, bao gồm:

- Ngăn chặn rò rỉ trực tiếp hoặc gián tiếp nhiên liệu, dầu mỡ, hóa chất ra khu vực cảng hàng không, sân bay trong quá trình bảo dưỡng tàu bay, trong quá trình khai thác, bảo dưỡng hệ thống phương tiện và trang thiết bị;

- Phân tách dầu mỡ lẫn trong nước thải từ hoạt động bảo dưỡng tàu bay, phương tiện, trang thiết bị trước khi xả thải vào hệ thống thu gom, xử lý nước thải của cảng hàng không, sân bay;

- Thực hiện bảo dưỡng, rửa tàu bay, phương tiện, trang thiết bị tại khu vực có hệ thống thu gom và phân tách dầu mỡ khỏi nước thải.

Bệnh truyền nhiễm
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Hình thức và loại hình giám sát giám sát bệnh truyền nhiễm
Pháp luật
Bệnh lạ ở Congo là gì? Kiểm soát phòng dịch với bệnh lạ ở Congo tại sân bay? Cách xử trí khi khó thở là gì?
Pháp luật
Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm đúng không? Những biến chứng có thể xảy ra khi mắc bệnh sởi, đặc biệt là trẻ em và phụ nữ mang thai?
Pháp luật
Dịch bệnh ở Congo là bệnh gì? Triệu chứng của dịch bệnh lạ ở Congo như thế nào? Thông tin về dịch bệnh ở Congo?
Pháp luật
Bộ Y tế thông tin về dịch bệnh lạ ở Congo
Pháp luật
Bệnh sởi có nguy hiểm không? Triệu chứng bệnh sởi là gì? Trẻ em có thể tử vong do biến chứng của sởi phải không?
Pháp luật
Người tiếp xúc với người mắc bệnh truyền nhiễm nhóm B có phải cách ly y tế không? Cơ quan nào có thẩm quyền áp dụng biện pháp cách ly y tế?
Pháp luật
Bệnh đậu mùa có phải là bệnh truyền nhiễm nhóm A không? Người tiếp xúc với người mắc bệnh đậu mùa có phải cách ly không?
Pháp luật
Động vật mắc bệnh dại có được chữa trị không? Người chữa bệnh cho động vật mắc bệnh dại có bị xử phạt không?
Pháp luật
Bệnh sán lá ruột lớn là gì? Bệnh sán lá ruột lớn có phải là bệnh truyền nhiễm không? Các triệu chứng lâm sàng về bệnh sán lá ruột lớn?
Pháp luật
Người nhiễm bệnh sán lá ruột lớn thì có cần khai báo không? Nếu có mà khai báo thì bị phạt bao nhiêu?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bệnh truyền nhiễm
692 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bệnh truyền nhiễm

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Bệnh truyền nhiễm

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào