Có cần kiểm định kỹ thuật thiết bị trò chơi khi đăng ký kinh doanh trò chơi tàu lượn có độ cao trên 10m hay không?

Cho hỏi có cần kiểm định kỹ thuật thiết bị trò chơi khi đăng ký kinh doanh trò chơi tàu lượn có độ cao trên 10m hay không? - Câu hỏi của anh Tài tại Hà Giang.

Đăng ký kinh doanh trò chơi tàu lượn có độ cao trên 10m thì có cần kiểm định kỹ thuật thiết bị trò chơi không?

Căn cứ Danh mục các loại máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động ban hành kèm theo Thông tư 36/2019/TT-BLĐTBXH.

Theo đó có quy định các thiết bị trò chơi: tàu lượn, đu quay, máng trượt mang theo người lên cao từ 2m trở lên, tốc độ di chuyển của người từ 3m/s so với sàn cố định trừ các phương tiện thi đấu thể thao thuộc loại máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động.

Đồng thời căn cứ tiểu mục 1.1 Mục 1 Quy trình 27- 2016/BLĐTBXH ban hành kèm theo Thông tư 54/2016/TT-BLĐTBXH quy định phạm vi áp dụng đối với các tàu lượn cao tốc mang người lên cao từ 02m trở lên và tốc độ di chuyển từ 03m/s thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Tóm lại, các thiết bị trò chơi tàu lượn có độ cao trên 10m thuộc Danh mục các loại máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động và được kiểm định theo Quy trình 27- 2016/BLĐTBXH.

Có cần kiểm định kỹ thuật thiết bị trò chơi khi đăng ký kinh doanh trò chơi tàu lượn có độ cao trên 10m hay không?

Có cần kiểm định kỹ thuật thiết bị trò chơi khi đăng ký kinh doanh trò chơi tàu lượn có độ cao trên 10m hay không? (Hình từ Internet)

Các bước kiểm định kỹ thuật an toàn tàu lượn cao tốc được quy định như thế nào?

Căn cứ Mục 4 Quy trình 27- 2016/BLĐTBXH ban hành kèm theo Thông tư 54/2016/TT-BLĐTBXH quy định các bước kiểm định kỹ thuật an toàn tàu lượn cao tốc như sau:

Khi kiểm định kỹ thuật an toàn phải lần lượt tiến hành theo các bước sau:

- Kiểm tra hồ sơ, lý lịch của tàu lượn;

- Kiểm tra bên ngoài;

- Kiểm tra kỹ thuật - Thử không tải;

- Các chế độ thử tải - Phương pháp thử;

- Kiểm tra quá trình cứu hộ khi xẩy ra sự cố;

- Xử lý kết quả kiểm định.

Lưu ý: Các bước kiểm tra tiếp theo chỉ được tiến hành khi kết quả kiểm tra ở bước trước đó đạt yêu cầu. Tất cả các kết quả kiểm tra của từng bước phải được ghi chép đầy đủ vào bản ghi chép hiện trường theo mẫu quy định tại Phụ lục 01 và lưu lại đầy đủ tại tổ chức kiểm định.

Trình tự tiến hành kiểm định kỹ thuật an toàn tàu lượn cao tốc được thực hiện như thế nào?

Căn cứ Mục 8 Quy trình 27- 2016/BLĐTBXH ban hành kèm theo Thông tư 54/2016/TT-BLĐTBXH quy định về trình tự tiến hành kiểm định kỹ thuật an toàn tàu lượn cao tốc như sau:

- Kiểm tra bên ngoài:

Kiểm tra phần kết cấu:

+ Kiểm tra phần móng, các trụ đỡ và liên kết giữa chúng.

+ Kiểm tra các mối ghép liên kết các bộ phận trong hệ thống bằng các dụng cụ chuyên dùng.

+ Các mối hàn quan trọng như ray, giá đỡ, kết cấu chịu lực chính phải được kiểm tra khuyết tật bằng phương pháp không phá hủy (thử thẩm thấu, siêu âm hay chụp phim).

Kiểm tra hệ dẫn động:

+ Tốc độ dài tại cabin phải tuân thủ: Không quá 45 km/h đối với tàu lượn dành cho người lớn và không quá 16 km/h đối với tàu lượn dành cho trẻ em.

+ Kiểm tra các thông số của hệ dẫn động bằng các thiết bị chuyên dùng.

+ Kiểm tra và đánh giá điện trở cách điện động cơ căn cứ theo cấp điện áp, cụ thể:

Điện áp định mức (V)

Điện áp thử (V)

Điện trở cách điện (MΩ)

≤250

250

≥0,25

≤500

500

≥0,5

>500

1000

≥1,0

+ Kiểm tra cơ cấu, bộ phận truyền động của hệ thống dẫn động tàu lên để đạt thế năng cần thiết.

+ Kiểm tra các hệ thống phanh.

Kiểm tra toa tàu:

+ Kiểm tra nhãn mác tại toa tàu: số lượng người tối đa, tải trọng tối đa.

+ Kiểm tra kết cấu toa tàu.

+ Kiểm tra hệ bánh xe.

+ Kiểm tra ghế ngồi của hành khách.

+ Kiểm tra gông bảo hiểm và dây an toàn trên xe.

+ Kiểm tra cơ cấu an toàn chống gãy trục bánh xe và văng toa tàu ra khỏi đường ray trong quá trình chuyển động.

+ Kiểm tra kết cấu nối ghép chính và dự phòng giữa các toa xe.

Kiểm tra nhà ga và hệ thống điện:

+ Kiểm tra các lan can, biển báo.

+ Kiểm tra mái che.

+ Kiểm tra phòng điều khiển

+ Kiểm tra sàn đỗ, lối tiếp cận từ sàn đỗ tới các toa tàu

+ Kiểm tra việc bố trí đường điện

+ Kiểm tra hệ thống nối đất, nối không bảo vệ thiết bị điện: giá trị đo không lớn hơn 4,0 Ω.

+ Kiểm tra mạch điều khiển.

+ Kiểm tra thiết bị chiếu sáng.

+ Kiểm tra hệ thống chống sét của thiết bị: giá trị đo không lớn hơn 10 Ω.

+ Phải đảm bảo quy định hiện hành về phòng cháy, chữa cháy.

Kiểm tra các hệ thống an toàn:

+ Kiểm tra các khóa an toàn lắp trên toa xe.

+ Kiểm tra dây an toàn.

+ Kiểm tra hệ thống chuông báo, tín hiệu điều khiển.

Đánh giá: Kết quả đạt yêu cầu khi không phát hiện các hư hỏng, khuyết tật; các bộ phận làm việc theo đúng tính năng thiết kế và đáp ứng yêu cầu mục 8.1.

- Kiểm tra kỹ thuật - Thử không tải:

+ Kiểm tra điện trở cách điện của thiết bị.

+ Thử không tải chỉ được tiến hành sau khi kiểm tra bên ngoài đạt yêu cầu.

+ Cho thiết bị chạy thử không tải 3 vòng, kiểm tra các thông số và tính năng của thiết bị.

Đánh giá: Kết quả đạt yêu cầu khi các cơ cấu và thiết bị an toàn của thiết bị khi thử hoạt động đúng thông số và tính năng thiết kế không phát hiện các hiện tượng bất thường.

- Thử quá tải - Phương pháp thử:

+ Tải thử 110% tải định mức.

+ Tải định mức của toa tầu bằng tải thử nhân sức chứa.

+ Tùy theo bố trí của các toa xe, chọn chất tải thử để tạo sự lệch tải ngẫu nhiên trên đoàn tàu về cả 4 phía (lệch tải về phía trước, phía sau, bên trái, bên phải). Tại mỗi vị trí lệch tải cho thiết bị chạy thử 3 vòng để đánh giá, kiểm tra sự vận hành của hệ thống, chú ý kiểm tra kỹ các cơ cấu, bộ phận ở vị trí chịu lực bất lợi.

Đánh giá: Kết quả đạt yêu cầu khi hệ thống hoạt động ổn định, không có biểu hiện bất thường hoặc hư hỏng ảnh hưởng đến độ an toàn của hệ thống, toa tàu dừng đúng vị trí.

- Kiểm tra thử cứu hộ:

+ Cho hệ thống hoạt động ở 100% tải định mức ở các vị trí bất lợi nhất để các biện pháp cứu hộ và thao tác của nhân viên cứu hộ. Kiểm tra việc tháo gỡ các cơ cấu an toàn để đưa hành khách về nhà ga an toàn.

+ Khi hệ thống có sử dụng máy phát điện dự phòng và bình ắc quy để tháo gỡ các cơ cấu an toàn đưa khách về nhà ga, phải kiểm tra hoạt động của máy phát dự phòng và khả năng trữ điện của bình ắc quy.

Kiểm định kỹ thuật
Tàu lượn cao tốc
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Thủ tục cấp Chứng chỉ hành nghề tư vấn kiểm tra, kiểm định kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy được quy định như thế nào?
Pháp luật
Sàn nâng người Gondola là gì? Mẫu biên bản kiểm định kỹ thuật đối với sàn nâng người Gondola là mẫu nào?
Pháp luật
Hệ thống đường ống bằng kim loại dẫn môi chất có các bộ phận gì? Hệ thống đường ống này được kiểm định kỹ thuật an toàn theo trình tự thế nào?
Pháp luật
Trường hợp nào phải kiểm định kỹ thuật an toàn bất thường hệ thống đường ống bằng kim loại dẫn khí nén, khí hóa lỏng?
Pháp luật
Việc cấp Giấy chứng nhận kết quả kiểm định kỹ thuật an toàn cho Máy trộn hỗn hợp thuốc nổ ướt sử dụng trong Bộ Quốc phòng thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Tiến hành kiểm định kỹ thuật an toàn lần đầu máy sàng thuốc TEN sử dụng trong Bộ Quốc phòng theo các bước như thế nào?
Pháp luật
Trước khi kiểm định kỹ thuật an toàn lần đầu máy sàng thuốc TEN sử dụng trong Bộ Quốc phòng cần chuẩn bị những công việc gì?
Pháp luật
Có những phương tiện nào phục vụ kiểm định kỹ thuật an toàn định kỳ máy sàng thuốc TEN sử dụng trong Bộ Quốc phòng?
Pháp luật
Tiến hành kiểm định kỹ thuật an toàn bất thường theo yêu cầu máy sàng thuốc TEN sử dụng trong Bộ Quốc phòng theo mấy bước?
Pháp luật
Thời hạn kiểm định kỹ thuật an toàn định kỳ máy thử chấn động đạn, hạt lửa sử dụng trong Bộ Quốc phòng bao nhiêu năm một lần?
Pháp luật
Có kiểm định kỹ thuật an toàn bất thường máy thử chấn động đạn, hạt lửa sử dụng trong Bộ Quốc phòng khi thay đổi vị trí lắp đặt không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Kiểm định kỹ thuật
2,252 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Kiểm định kỹ thuật Tàu lượn cao tốc

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Kiểm định kỹ thuật Xem toàn bộ văn bản về Tàu lượn cao tốc

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào