Có căn cứ vào trình độ đào tạo để bổ nhiệm cao hơn chức danh đã trúng tuyển đối với giáo viên dự bị đại học tuyển dụng mới không?
Có căn cứ vào trình độ đào tạo để bổ nhiệm cao hơn chức danh đã trúng tuyển đối với giáo viên dự bị đại học tuyển dụng mới không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 7 Thông tư 22/2023/TT-BGDĐT quy định về nguyên tắc bổ nhiệm theo chức danh nghề nghiệp đối với giáo viên dự bị đại học như sau:
Nguyên tắc bổ nhiệm theo chức danh nghề nghiệp đối với giáo viên dự bị đại học
1. Việc bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp đối với giáo viên dự bị đại học quy định tại Thông tư này phải căn cứ vào vị trí việc làm đang đảm nhận và bảo đảm đạt các tiêu chuẩn hạng chức danh nghề nghiệp được quy định tại Thông tư này.
2. Khi bổ nhiệm từ chức danh nghề nghiệp viên chức hiện giữ vào chức danh nghề nghiệp giáo viên dự bị đại học tương ứng không được kết hợp nâng bậc lương hoặc thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức.
3. Không căn cứ vào trình độ được đào tạo để bổ nhiệm vào hạng chức danh nghề nghiệp cao hơn hạng chức danh nghề nghiệp đã trúng tuyển đối với giáo viên dự bị đại học mới được tuyển dụng.
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì không căn cứ vào trình độ được đào tạo để bổ nhiệm vào hạng chức danh nghề nghiệp cao hơn hạng chức danh nghề nghiệp đã trúng tuyển đối với giáo viên dự bị đại học mới được tuyển dụng.
Có căn cứ vào trình độ đào tạo để bổ nhiệm cao hơn chức danh đã trúng tuyển đối với giáo viên dự bị đại học tuyển dụng mới không? (Hình từ internet)
Nhiệm vụ của giáo viên dự bị đại học là gì?
(1) Giáo viên dự bị đại học hạng III - Mã số: V.07.07.19:
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư 22/2023/TT-BGDĐT quy định nhiệm vụ của giáo viên dự bị đại học hạng III như sau:
- Tham gia xây dựng kế hoạch giáo dục của tổ bộ môn; tham gia xây dựng tài liệu, học liệu để triển khai chương trình giáo dục dự bị đại học;
- Dạy học và tổ chức các hoạt động giáo dục học sinh theo kế hoạch giáo dục được duyệt;
- Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy năng lực, phẩm chất, hình thành năng lực tự học của học sinh;
- Thực hiện các hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của học sinh theo quy định; tham gia quản lý học sinh nội trú; tham gia công tác tuyển sinh của nhà trường;
- Tham gia thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học; vận dụng các kết quả nghiên cứu khoa học vào thực tế dạy học, giáo dục học sinh;
- Tham gia tư vấn tâm lý, hướng nghiệp cho học sinh; tham gia tổ chức các hoạt động giữ gìn và phát triển di sản văn hóa dân tộc, các hội thi trong nhà trường; tham gia tổ chức các cuộc thi hoặc hội thi của học sinh hoặc giáo viên;
- Hoàn thành các chương trình bồi dưỡng theo quy định; tự bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ;
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do hiệu trưởng phân công.
(2) Giáo viên dự bị đại học hạng II - Mã số: V.07.07.18:
Căn cứ tại khoản 1 Điều 5 Thông tư 22/2023/TT-BGDĐT quy định nhiệm vụ giáo viên dự bị đại học hạng II như sau:
- Các nhiệm vụ của giáo viên hạng III
- Tham gia xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường hoặc tham gia đánh giá, thẩm định tài liệu, học liệu của nhà trường để triển khai chương trình giáo dục dự bị đại học;
- Tham gia công tác kiểm tra chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên dự bị đại học trong trường dự bị đại học;
- Chủ trì các nội dung bồi dưỡng, sinh hoạt chuyên đề ở tổ bộ môn;
- Chủ trì thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường; tham gia đánh giá hoặc hướng dẫn đồng nghiệp nghiên cứu khoa học cấp trường;
- Hỗ trợ đồng nghiệp trong hoạt động tư vấn tâm lý, hướng nghiệp cho học sinh dự bị đại học; chủ động đề xuất các hoạt động giữ gìn và phát triển di sản văn hóa dân tộc trong nhà trường; tham gia đánh giá, hướng dẫn học sinh hoặc giáo viên trong các cuộc thi hoặc hội thi trong trường dự bị đại học.
(3) Giáo viên dự bị đại học hạng I - Mã số: V.07.07.17:
Căn cứ tại khoản 1 Điều 6 Thông tư 22/2023/TT-BGDĐT quy định nhiệm vụ giáo viên dự bị đại học hạng I như sau:
- Các nhiệm vụ của giáo viên hạng II
- Chủ trì biên soạn hoặc thẩm định kế hoạch giáo dục hoặc tài liệu, học liệu của nhà trường để triển khai chương trình giáo dục dự bị đại học;
- Chủ trì công tác kiểm tra chuyên môn, nghiệp vụ giáo viên trong trường dự bị đại học;
- Chủ trì xây dựng các nội dung bồi dưỡng, sinh hoạt chuyên đề của nhà trường; làm báo cáo viên các lớp hoặc khóa bồi dưỡng giáo viên dự bị đại học;
- Chủ trì đánh giá, thẩm định đề tài nghiên cứu khoa học;
- Chủ trì tổ chức các hoạt động giữ gìn và phát triển di sản văn hóa dân tộc trong nhà trường;
- Tham gia đánh giá kết quả bồi dưỡng, tự bồi dưỡng của giáo viên dự bị đại học.
Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng đối với giáo viên dự bị đại học như thế nào?
(1) Đối với giáo viên dự bị đại học hạng III - Mã số: v.07.07.19:
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư 22/2023/TT-BGDĐT quy định tiêu chuẩn về trình trình độ đào tạo, bồi dưỡng đối với giáo viên dự bị đại học hạng III như sau:
- Có bằng cử nhân trở lên thuộc ngành đào tạo giáo viên đối với giáo viên trung học phổ thông; hoặc có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dành cho giáo viên trung học phổ thông theo chương trình do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành;
- Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên dự bị đại học hoặc có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông.
(2) Đối với giáo viên dự bị đại học hạng II - Mã số: v.07.07.18:
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Thông tư 22/2023/TT-BGDĐT quy định tiêu chuẩn về trình trình độ đào tạo, bồi dưỡng đối với giáo viên dự bị đại học hạng II như sau:
- Có bằng cử nhân trở lên thuộc ngành đào tạo giáo viên đối với giáo viên trung học phổ thông; hoặc có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dành cho giáo viên trung học phổ thông theo chương trình do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành;
- Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên dự bị đại học hoặc có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông.
(3) Đối với giáo viên dự bị đại học hạng I - Mã số: v.07.07.17
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Thông tư 22/2023/TT-BGDĐT quy định tiêu chuẩn về trình trình độ đào tạo, bồi dưỡng đối với giáo viên dự bị đại học hạng I như sau:
- Có bằng thạc sĩ trở lên các ngành lí luận và phương pháp dạy học, lí luận và phương pháp dạy học bộ môn đối với giáo viên trung học phổ thông hoặc có bằng thạc sĩ trở lên ngành phù hợp với môn học giảng dạy hoặc ngành quản lý giáo dục;
- Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên dự bị đại học hoặc có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông.
Thông tư 22/2023/TT-BGDĐT có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/01/2024.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải về mẫu quyết định thưởng lương tháng 13? Công ty có nghĩa vụ thưởng lương tháng 13 cho người lao động?
- Mẫu quyết định phê duyệt nhiệm vụ và dự toán kinh phí NSNN để mua sắm tài sản trang thiết bị mới nhất?
- Danh sách kết quả kiểm tra tập sự hành nghề luật sư đợt 2 năm 2024 chính thức? Xem toàn bộ danh sách ở đâu?
- Loại gỗ nào thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu? Ai có thẩm quyền cho phép xuất khẩu loại gỗ này?
- Thưởng cuối năm là gì? Công ty phải thưởng cuối năm cho nhân viên? Tiền thưởng cuối năm có đóng thuế TNCN?