Có các trường hợp nào được thực hiện nổ mìn công nghiệp thăm dò địa chấn? Quy định cụ thể các trường hợp ra sao?

Cho tôi hỏi về các trường hợp thực hiện nổ mìn công nghiệp để thực hiện thăm dò địa chấn và các quy định cụ thể đối với các trường hợp nổ mìn công nghiệp này như thế nào? Mong được giải đáp, tôi cảm ơn.

Có các trường hợp thực hiện nổ mìn công nghiệp thăm dò địa chấn nào?

Theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 39 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01:2019/BCT về An toàn trong sản xuất, thử nghiệm, nghiệm thu, bảo quản, vận chuyển, sử dụng, tiêu hủy vật liệu nổ công nghiệp và bảo quản tiền chất thuốc nổ, thì có 2 trường hợp thực hiện nổ mìn thăm dò địa chấn gồm:

- Nổ mìn công nghiệp thăm dò địa chấn ở đất liền

- Nổ mìn công nghiệp thăm dò địa chấn trên sông biển

Có các trường hợp nào được thực hiện nổ mìn công nghiệp thăm dò địa chấn? Quy định cụ thể các trường hợp ra sao?

Có các trường hợp nào được thực hiện nổ mìn công nghiệp thăm dò địa chấn? Quy định cụ thể các trường hợp ra sao? (Hình từ Internet)

Quy định về nổ mìn công nghiệp thăm dò địa chấn ở đất liền như thế nào?

Việc thực hiện nổ mìn công nghiệp thăm dò địa chấn ở đất liền thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 39 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01:2019/BCT như sau:

- Khi nổ đồng thời một số lỗ khoan lớn trong đất đá không ổn định, cho phép nạp mìn vào lỗ khoan ngay sau khi hoàn thành việc khoan lỗ khoan.

- Khoảng cách giữa các lỗ khoan được xác định trong thiết kế hoặc hộ chiếu nổ mìn. Phải bố trí thợ mìn canh gác, bảo vệ các lỗ khoan đã nạp vậy liệu cháy nổ công nghiệp. Trong thời gian nạp, người không liên quan đến việc nạp mìn phải rút ra ngoài giới hạn vùng nguy hiểm.

- Chỉ cho phép những người của đội mìn có mặt ở trong trạm khởi nổ. Trường hợp trạm khởi nổ đặt trên ôtô, máy kéo, rơ moóc, cho phép người điều khiển phương tiện ngồi trong buồng lái.

- Trạm khởi nổ phải cách vị trí nổ theo quy định tại khoản 7 Điều 5 của Quy chuẩn này, trạm phải được bảo vệ thường xuyên. Không được để các vật dụng không có liên quan tới việc nổ mìn ở trong trạm.

- Cho phép đặt các trạm vô tuyến trong 01 ngăn riêng sử dụng để thăm dò địa chấn trong trạm khởi nổ. Trạm vô tuyến có công suất lớn, kiểu thông thường cùng với máy phát điện phải đặt ở ngoài giới hạn vùng nguy hiểm theo quy định tại Phụ lục 6 của Quy chuẩn này.

Trước lúc trạm vô tuyến bắt đầu làm việc, phải kiểm tra xem xét để không có hiện tượng rò điện.

- Chỉ được sử dụng máy nổ mìn chuyên dùng để khởi nổ các phát mìn.

- Sau khi chuẩn bị xong các phát mìn, dây dẫn của kíp điện phải quấn chặt xung quanh phát mìn.

- Chỉ được sử dụng dây điện mềm có 02 lõi để làm đường dây dẫn mạng điện nổ mìn và phải được nối với nhau sau khi đã đưa phát mìn xuống lỗ khoan.

- Khi tiến hành công tác nổ mìn, thăm dò địa chấn chỉ được sử dụng 01 đường dây nổ mìn chính. Ở cả hai đầu phải có dấu hiệu để phân biệt với các đường dây khác.

- Phải dùng dây ròng hoặc sào có móc làm bằng vật liệu không phát sinh tia lửa để đưa các phát mìn xuống lỗ khoan, không được quẳng vứt làm va đập các phát mìn, phải theo quy định tại Điều 34 của Quy chuẩn này. Không được để dây dẫn chính bị căng khi đưa phát mìn xuống lỗ.

Trước khi đưa phát mìn xuống lỗ khoan, phải sử dụng dưỡng đo để kiểm tra đường kính toàn bộ lỗ khoan. Đường kính của dưỡng đo phải lớn hơn đường kính thỏi thuốc nổ.

Trường hợp nạp phát mìn xuống lỗ khoan bị kẹt, phải lựa chiều kéo lên và chỉ sau khi thông lỗ và kiểm tra, mới được nạp lại phát mìn. Trong khi thông lỗ phải ngắt phát mìn ra khỏi đường dây dẫn chính và đưa đến chỗ an toàn. Trường hợp không thể lấy phát mìn lên, phải thủ tiêu phát mìn này theo quy định tại điểm s khoản này.

- Những công việc có liên quan tới việc nổ phát mìn treo trong không khí, đặt trên mặt đất hoặc trong hồ chứa nước phải tiến hành theo thiết kế được phê duyệt theo quy định và thực hiện bảo vệ hải sản theo quy định tại Luật Thủy sản.

* Những việc không được làm trong khu vực nổ mìn gồm:

- Không được đưa đường dây điện của mạng nổ mìn vào buồng đặt trạm vô tuyến.

- Không được để vật liệu cháy nổ công nghiệp tại vị trí khu vực thi công nổ lớn hơn yêu cầu sử dụng trong một ca của đội thăm dò. Cho phép bảo quản vật liệu cháy nổ công nghiệp sử dụng trong 03 ngày đêm ở ngoài giới hạn vùng nguy hiểm và phải được canh gác, bảo vệ theo quy định.

- Không được sử dụng các dây dẫn (dây của mạng nổ mìn, dây điện thoại...) có vỏ bọc cách điện đã bị hư hỏng, dây đấu vào máy không có phích cắm chuyên dùng.

- Không được quấn dây dẫn chính xung quanh kíp điện, trừ trường hợp sử dụng 01 kíp nổ điện đặt trên mặt đất để đánh dấu thời điểm nổ.

- Không được để người đi đến lỗ khoan trước 05 min kể từ lúc phát mìn trong lỗ khoan nổ.

- Không được để người xuống giếng hoặc hào sâu hơn 3,0 m trước lúc thông gió hoàn toàn, không được sớm hơn 30 min sau khi nổ mìn.

- Không được hoan tiếp vào lỗ khoan sau khi nổ hoặc khi có mìn câm trong lỗ đó.

* Khi có mìn câm tiến hành xử lý như sau:

- Cẩn thận lấy phát mìn ra khỏi lỗ và đem hủy bằng cách nổ ở chỗ an toàn;

- Trường hợp không lấy được phát mìn ra, nạp thêm phát mìn vào lỗ khoan và cho nổ theo quy định;

- Các phát mìn bị câm do ẩm ướt phải được xử lý theo quy định tại Điều 30 của Quy chuẩn này.

Thực hiện nổ mìn công nghiệp thăm dò địa chấn trên sông, biển như thế nào?

Tại khoản 2 Điều 39 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01:2019/BCT quy định việc nổ mìn thăm dò địa chấn trên biển phải thực hiện bảo vệ hải sản theo quy định tại Luật Thủy sản, trừ việc thăm dò được tiến hành bằng phương pháp kích thích sóng địa chấn. Và thực hiện như sau:

- Không được tiến hành công tác nổ mìn thăm dò địa chấn trong lúc có sương mù, lúc trời tranh tối tranh sáng, ban đêm (trừ trường hợp sử dụng đường dây chính kiểu nổi) và khi có sóng trên cấp 4.

- Các tàu thuyền sử dụng trong công tác thăm dò địa chấn có sử dụng nổ mìn phải đăng ký tại cơ quan đăng kiểm theo quy định hiện hành.

- Cho phép tàu đặt trạm địa chấn kéo theo trạm khởi nổ đặt trên các thuyền có mái chèo hoặc các loại tàu khác. trên mỗi trạm khởi nổ phải có phao cấp cứu cá nhân đủ cho số người có mặt trên trạm.

- Khoảng cách an toàn (Rat) tính theo tác động của sóng va đập đối với trạm khởi nổ khi nổ mìn tính theo công thức: nổ mìn

trong đó q là khối lượng của phát mìn, tính bằng kg.

Trong mọi trường hợp Rat không được nhỏ hơn 50 m. Khi làm việc trên biển khoảng cách từ tàu đặt trạm địa chấn đến vị trí nổ mìn không được nhỏ hơn 150 m.

- Trong thời gian trạm khởi nổ nổi làm việc, chỉ cho phép các tàu thuyền khác đến trạm khởi nổ theo tín hiệu của người thợ mìn. Người thợ mìn chỉ được phát tín hiệu này trong lúc trạm nổ không nổ mìn hoặc không làm các công việc khác có liên quan tới vật liệu nổ công nghiệp.

- Chỉ bốc dỡ vật liệu nổ công nghiệp từ phương tiện thủy sang phương tiện thủy khác khi sóng nhỏ hơn cấp 4 và các phương tiện đã liên kết và neo đậu chắc chắn.

- Người không có liên quan tới công việc của trạm nổ phải rời khỏi trạm nổ khi tiến hành thi công nổ mìn để thăm dò địa chấn.

- Trong thời gian làm việc phải đảm bảo liên lạc thông suốt giữa trạm địa chấn và trạm khởi nổ.

- Các thiết bị dùng để nổ mìn phải được bảo vệ để tránh nước ngấm vào, vật liệu nổ công nghiệp phải được bảo quản ở ngăn riêng đặc biệt.

- Trạm khởi nổ không được di chuyển khỏi vị trí khi phát mìn chưa chìm đến độ sâu quy định. Không được kéo lê phát mìn theo đáy sông, hồ, biển.

- Chỉ được tiến hành kiểm tra mạng điện nổ mìn, nối đường dây chính với nguồn điện và khởi nổ sau khi trạm khởi nổ đã đến vị trí an toàn tính theo tác động của sóng va đập nhưng không nhỏ hơn 50 m.

* Khi sử dụng đường dây nổ mìn loại nổi phải thực hiện các quy định sau:

- Cả hai bên mạn tàu đặt trạm địa chấn phải có cầu thao tác để tiến hành lắp kíp vào phát mìn, nối phát mìn với vòng tiếp xúc và đưa phát mìn xuống nước. Sử dụng các máng đặc biệt từ cầu để phát mìn trượt xuống nước được dễ dàng;

- Đường dây chính mạng nổ mìn và đường dây của máy ghi địa chấn phải luôn cách nhau không dưới 10 m;

- Trên cầu thao tác chỉ được để một phát mìn;

- Phải sử dụng đường dây điện riêng để cấp điện cho đường dây chính nổ mìn, khoảng thời gian đóng điện không quá 10 s;

- Đường dây chính nổ mìn phải có công tắc nổ đặt trên cầu thao tác;

- Phải kiểm tra tính toán lại đường dây chính nổ mìn sau 10 ngày làm việc. Số liệu kiểm tra ghi vào sổ công tác của đội;

- Khi sử dụng đường dây chính nổ mìn kiểu nổi, cho phép sử dụng tuyến nổ mìn chỉ có 01 dây.

* Khi sử dụng sự kích nổ bằng chất khí hoặc năng lượng của khí nén để làm nguồn kích thích dao động đàn hồi, khoảng cách an toàn sẽ được quy định trong một quy trình riêng.

Nổ mìn
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Thiết bị giám sát nổ mìn công nghiệp phải đạt được các yêu cầu gì? Nội dung báo cáo giám sát được quy định thế nào?
Pháp luật
Có các trường hợp nào được thực hiện nổ mìn công nghiệp thăm dò địa chấn? Quy định cụ thể các trường hợp ra sao?
Pháp luật
Có thể thực hiện nổ mìn công nghiệp theo các phương pháp nào? Quy định về an toàn khi nổ mìn công nghiệp ra sao?
Pháp luật
Tín hiệu và biển báo khi thực hiện nổ mìn là vật liệu cháy nổ công nghiệp được quy định cụ thể thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Nổ mìn
1,198 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Nổ mìn

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Nổ mìn

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào