Có các trường hợp chuyển rủi ro nào khi mua bán đồ điện tử? Trường hợp nào rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hoá không được chuyển cho bên mua?
Có các trường hợp chuyển rủi ro nào khi mua bán đồ điện tử?
Căn cứ theo Điều 57 Luật Thương mại 2005, Điều 58 Luật Thương mại 2005, Điều 59 Luật Thương mại 2005, Điều 60 Luật Thương mại 2005, Điều 61 Luật Thương mại 2005 thì khi mua bán đồ điện tử có các trường hợp chuyển rủi ro như sau:
(1) Chuyển rủi ro trong trường hợp có địa điểm giao hàng xác định
Trừ trường hợp có thoả thuận khác, nếu bên bán có nghĩa vụ giao hàng cho bên mua tại một địa điểm nhất định thì rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hoá được chuyển cho bên mua khi hàng hoá đã được giao cho bên mua hoặc người được bên mua uỷ quyền đã nhận hàng tại địa điểm đó, kể cả trong trường hợp bên bán được uỷ quyền giữ lại các chứng từ xác lập quyền sở hữu đối với hàng hoá.
(2) Chuyển rủi ro trong trường hợp không có địa điểm giao hàng xác định
Trừ trường hợp có thoả thuận khác, nếu hợp đồng có quy định về việc vận chuyển hàng hoá và bên bán không có nghĩa vụ giao hàng tại một địa điểm nhất định thì rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hoá được chuyển cho bên mua khi hàng hoá đã được giao cho người vận chuyển đầu tiên.
(3) Chuyển rủi ro trong trường hợp giao hàng cho người nhận hàng để giao mà không phải là người vận chuyển
Trừ trường hợp có thoả thuận khác, nếu hàng hoá đang được người nhận hàng để giao nắm giữ mà không phải là người vận chuyển thì rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hoá được chuyển cho bên mua thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Khi bên mua nhận được chứng từ sở hữu hàng hoá;
- Khi người nhận hàng để giao xác nhận quyền chiếm hữu hàng hoá của bên mua.
(4) Chuyển rủi ro trong trường hợp mua bán hàng hoá đang trên đường vận chuyển
Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, nếu đối tượng của hợp đồng là hàng hoá đang trên đường vận chuyển thì rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hoá được chuyển cho bên mua kể từ thời điểm giao kết hợp đồng.
(5) Chuyển rủi ro trong các trường hợp khác
Trừ trường hợp có thoả thuận khác, thì trong trường hợp không được quy định tại các điều 57, 58, 59 và 60 của Luật này thì rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hoá được chuyển cho bên mua, kể từ thời điểm hàng hóa thuộc quyền định đoạt của bên mua và bên mua vi phạm hợp đồng do không nhận hàng.
Có các trường hợp chuyển rủi ro nào khi mua bán đồ điện tử? (Hình từ Internet)
Trường hợp nào rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hoá không được chuyển cho bên mua?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 61 Luật Thương mại 2005 có quy định như sau:
Chuyển rủi ro trong các trường hợp khác
Trừ trường hợp có thoả thuận khác, việc chuyển rủi ro trong các trường hợp khác được quy định như sau:
..
2. Rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hoá không được chuyển cho bên mua, nếu hàng hoá không được xác định rõ ràng bằng ký mã hiệu, chứng từ vận tải, không được thông báo cho bên mua hoặc không được xác định bằng bất kỳ cách thức nào khác.
Theo đó thì trường hợp hàng hoá không được xác định rõ ràng bằng ký mã hiệu, chứng từ vận tải, không được thông báo cho bên mua hoặc không được xác định bằng bất kỳ cách thức nào khác thì rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hoá không được chuyển cho bên mua (trừ trường hợp có thoả thuận khác).
Khi mua bán đồ điện tử trường hợp nào có thể ngừng thanh toán tiền mua hàng?
Căn cứ theo Điều 51 Luật Thương mại 2005 có nêu thì trừ trường hợp có thoả thuận khác, việc ngừng thanh toán tiền mua hàng được quy định như sau:
(1) Bên mua có bằng chứng về việc bên bán lừa dối thì có quyền tạm ngừng việc thanh toán;
(2) Bên mua có bằng chứng về việc hàng hóa đang là đối tượng bị tranh chấp thì có quyền tạm ngừng thanh toán cho đến khi việc tranh chấp đã được giải quyết;
(3) Bên mua có bằng chứng về việc bên bán đã giao hàng không phù hợp với hợp đồng thì có quyền tạm ngừng thanh toán cho đến khi bên bán đã khắc phục sự không phù hợp đó;
(4) Trường hợp tạm ngừng thanh toán theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 nêu trên mà bằng chứng do bên mua đưa ra không xác thực, gây thiệt hại cho bên bán thì bên mua phải bồi thường thiệt hại đó và chịu các chế tài khác theo quy định của Luật này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu văn bản đề nghị điều chỉnh và bồi hoàn hỗ trợ chi phí/chi phí đầu tư ban đầu theo Nghị định 182?
- Mục đích thành lập đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước là gì? Thành phần Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước bao gồm những ai?
- Chế độ họp, giao ban của Đoàn thanh tra Kiểm toán nhà nước được quy định như thế nào theo Quyết định 1962?
- Mẫu giấy phép xây dựng đối với công trình không theo tuyến mới nhất theo Nghị định 175 là mẫu nào?
- Chế độ ăn ở, đi lại của Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước được quy định như thế nào theo Quyết định 1962?