Có bắt buộc trao đổi thông tin trong giám sát bệnh lây truyền từ động vật sang người phải được thực hiện bằng văn bản không?

Xin cho hỏi hoạt động phối hợp giám sát bệnh lây truyền từ động vật sang người là thực hiện những công việc gì? Có bắt buộc trao đổi thông tin trong giám sát bệnh lây truyền từ động vật sang người phải được thực hiện bằng văn bản hay không? - Câu hỏi của chị Hoàng Mai (Bình Dương)

Hoạt động phối hợp phòng chống bệnh lây truyền từ động vật sang người cần đảm bảo nguyên tắc gì?

benh-lay-truyen-tu-dong-vat-sang-nguoi

Phối hợp giám sát bệnh lây truyền từ động vật sang người là thực hiện những công việc gì? (Hình từ internet)

Theo Điều 3 Thông tư liên tịch 16/2013/TTLT-BYT-BNNPTNT quy định như sau:

Nguyên tắc thực hiện phối hợp
1. Bình đẳng, tôn trọng và hỗ trợ lẫn nhau vì mục đích chung là bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân.
2. Bảo đảm tính chủ động, kịp thời và liên tục đối với tất cả các hoạt động phối hợp.

Theo đó, nguyên tắc thực hiện phối hợp phòng chống bệnh lây truyền từ động vật sang người được quy định như sau:

- Bình đẳng, tôn trọng và hỗ trợ lẫn nhau vì mục đích chung là bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân.

- Bảo đảm tính chủ động, kịp thời và liên tục đối với tất cả các hoạt động phối hợp.

Ngoài ra, theo Điều 2 Thông tư liên tịch 16/2013/TTLT-BYT-BNNPTNT quy định hoạt động phối hợp phòng chống bệnh lây truyền từ động vật sang người bao gồm những nội dung sau:

- Giám sát bệnh lây truyền từ động vật sang người.

- Tổ chức điều tra, xử lý ổ dịch bệnh lây truyền từ động vật sang người.

- Truyền thông phòng, chống bệnh lây truyền từ động vật sang người.

- Đào tạo và nghiên cứu khoa học về phòng, chống bệnh lây truyền từ động vật sang người.

Phối hợp giám sát bệnh lây truyền từ động vật sang người là thực hiện những công việc gì?

Theo Điều 4 Thông tư liên tịch 16/2013/TTLT-BYT-BNNPTNT quy định nội dung phối hợp trong giám sát bệnh lây truyền từ động vật sang người bao gồm:

(1) Trao đổi các thông tin về ca bệnh, ổ dịch trên động vật hoặc trên người:

* Các thông tin về trường hợp bệnh, ổ dịch trên động vật:

- Ngày phát hiện trường hợp bệnh, ổ dịch đầu tiên nghi ngờ mắc bệnh hoặc đã xác định mắc bệnh có thể lây sang người;

- Tên, loài động vật mắc bệnh;

- Địa điểm ghi nhận các trường hợp bệnh, ổ dịch trên động vật, số mắc, chết, số đàn lây nhiễm;

- Triệu chứng lâm sàng của động vật nghi ngờ hoặc xác định mắc bệnh lây truyền từ động vật sang người;

- Kết quả xét nghiệm: ngày xét nghiệm, phương pháp xét nghiệm, số mẫu xét nghiệm, số xét nghiệm dương tính, âm tính;

- Đặc điểm chăn nuôi động vật bị mắc bệnh;

- Các biện pháp phòng, chống đã triển khai;

- Đề xuất, kiến nghị các biện pháp giải quyết tiếp.

* Các thông tin về trường hợp bệnh, ổ dịch trên người:

- Ngày khởi phát, ngày ghi nhận trường hợp bệnh, ổ dịch trên người đầu tiên bị nghi ngờ hoặc đã xác định là mắc bệnh lây truyền từ động vật sang người;

- Địa điểm, số trường hợp mắc, chết;

- Triệu chứng chính của các trường hợp mắc, chết;

- Kết quả xét nghiệm: ngày xét nghiệm, phương pháp xét nghiệm, số mẫu xét nghiệm, số xét nghiệm dương tính, âm tính;

- Các yếu tố nguy cơ;

- Các biện pháp phòng, chống đã triển khai;

- Đề xuất, kiến nghị các biện pháp giải quyết tiếp.

(2) Chia sẻ mẫu bệnh phẩm:

- Tất cả các mẫu bệnh phẩm của động vật nghi ngờ mắc bệnh có thể lây truyền sang người hoặc của người nghi ngờ mắc bệnh lây truyền từ động vật được thu thập trong quá trình giám sát, điều tra ổ dịch phải được cung cấp cho cơ quan thú y hoặc y tế khi có yêu cầu bằng văn bản của cơ quan thú y hoặc y tế cùng cấp;

- Thời gian thực hiện việc chia sẻ mẫu bệnh phẩm: trong vòng 48 giờ kể từ khi nhận được yêu cầu.

Có bắt buộc trao đổi thông tin trong giám sát bệnh lây truyền từ động vật sang người phải được thực hiện bằng văn bản không?

Theo Điều 5 Thông tư liên tịch 16/2013/TTLT-BYT-BNNPTNT quy định như sau:

Phương thức, thời hạn trao đổi thông tin trong giám sát bệnh lây truyền từ động vật sang người
1. Việc trao đổi thông tin trong giám sát bệnh lây truyền từ động vật sang người trong trường hợp đột xuất hoặc theo định kỳ phải được thực hiện bằng văn bản.
2. Trường hợp khẩn cấp có thể trao đổi trực tiếp, điện thoại, fax hoặc thư điện tử nhưng trong vòng 24 giờ kể từ khi phát hiện ca bệnh, ổ dịch ở người hoặc động vật nghi ngờ mắc bệnh lây truyền từ động vật sang người phải gửi văn bản theo Phụ lục 2 hoặc theo Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Việc trao đổi thông tin theo định kỳ tháng, quý, năm về tình hình bệnh lây truyền từ động vật sang người thực hiện theo Phụ lục 4 hoặc theo Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này.

Theo đó, việc trao đổi thông tin trong giám sát bệnh lây truyền từ động vật sang người trong trường hợp đột xuất hoặc theo định kỳ phải được thực hiện bằng văn bản.

Tuy nhiên, trường hợp khẩn cấp có thể trao đổi trực tiếp, điện thoại, fax hoặc thư điện tử nhưng trong vòng 24 giờ kể từ khi phát hiện ca bệnh, ổ dịch ở người hoặc động vật nghi ngờ mắc bệnh lây truyền từ động vật sang người phải gửi văn bản theo Phụ lục 2 hoặc theo Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch 16/2013/TTLT-BYT-BNNPTNT.

Như vậy, không bắt buộc mọi trường hợp phải trao đổi thông tin trong giám sát bệnh lây truyền từ động vật sang người trong trường hợp đột xuất hoặc theo định kỳ được thực hiện bằng văn bản.

Dịch bệnh động vật Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Dịch bệnh động vật
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Thông tin dịch bệnh động vật được lưu trữ như thế nào theo quy định của luật?
Pháp luật
Tập trung phòng chống dịch bệnh gia súc gia cầm trong tháng 6 2024 được Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo như thế nào?
Pháp luật
Chủ cơ sở chăn nuôi xử lý ổ dịch bệnh động vật trên cạn khi vệ sinh, khử trùng cần thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Việc công bố vùng bị dịch uy hiếp đối với trường hợp vùng biên giới nước láng giềng có dịch bệnh động vật trong phạm vi bao nhiêu km?
Pháp luật
Sử dụng thuốc thú y hết hạn sử dụng để phòng bệnh động vật thì bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Muốn đăng ký chứng nhận an toàn dịch bệnh cần chuẩn bị hồ sơ như thế nào? Trong thời hạn bao lâu sẽ tiếp nhận và xử lý hồ sơ đăng ký chứng nhận an toàn dịch bệnh?
Pháp luật
Ổ dịch bệnh động vật là gì? Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm như thế nào trong việc xử lý ổ dịch bệnh động vật trên cạn?
Pháp luật
Vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật là gì? Để được công nhận vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật cần phải đáp ứng những điều kiện nào?
Pháp luật
Dịch bệnh động vật là gì? Chủ cơ sở chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản khi giám sát dịch bệnh động vật thực hiện các hoạt động nào?
Pháp luật
Mẫu văn bản đăng ký công nhận vùng an toàn dịch bệnh động vật mới nhất hiện nay quy định thế nào?
Pháp luật
Giám sát dịch bệnh động vật là gì? Kế hoạch giám sát dịch bệnh động vật gồm những nội dung nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Dịch bệnh động vật
1,155 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Dịch bệnh động vật

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Dịch bệnh động vật

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào