Có bắt buộc phải vận hành thử nghiệm trong công trình xử lý chất thải không? Thời gian vận hành là bao lâu?
Có bắt buộc công trình xử lý chất thải phải thực hiện vận hành thử nghiệm không?
Căn cứ khoản 1 Điều 46 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định về công trình bảo vệ môi trường của dự án đầu tư như sau:
“Điều 46. Công trình bảo vệ môi trường và vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải của dự án đầu tư sau khi được cấp giấy phép môi trường
1. Công trình bảo vệ môi trường của dự án đầu tư bao gồm:
a) Công trình xử lý chất thải là công trình, thiết bị xử lý nước thải, bụi, khí thải, chất thải rắn và chất thải nguy hại;
b) Công trình thu gom, lưu giữ chất thải rắn là công trình, thiết bị thu gom, lưu giữ chất thải rắn thông thường, chất thải rắn y tế, chất thải rắn nguy hại để đáp ứng yêu cầu phân loại, thu gom, lưu giữ, tái sử dụng, tái chế, vận chuyển chất thải rắn đến địa điểm xử lý hoặc tái sử dụng, tái chế;
c) Công trình bảo vệ môi trường khác.”
Và theo quy định tại khoản 1 Điều 31 Nghị định 08/2022/NĐ-CP thì công trình xử lý chất thải không phải thực hiện vận hành thử nghiệm, bao gồm:
- Hồ lắng của dự án khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, đá vôi;
- Hồ sự cố của hệ thống xử lý nước thải (trừ hồ sự cố kết hợp hồ sinh học);
- Hệ thống thoát bụi, khí thải đối với các trường hợp không yêu cầu có hệ thống xử lý bụi, khí thải, bao gồm cả hệ thống kiểm soát khí thải lò hơi sử dụng nhiên liệu là khí gas, dầu DO; hệ thống xử lý khí thải lò hỏa táng;
- Công trình, thiết bị xử lý nước thải tại chỗ theo quy định tại khoản 3 Điều 53 Luật Bảo vệ môi trường 2020 (bao gồm cả bể tự hoại, bể tách mỡ nước thải nhà ăn và các công trình, thiết bị hợp khối đáp ứng yêu cầu theo quy định);
- Hệ thống xử lý nước làm mát có sử dụng Clo hoặc hóa chất khử trùng để diệt vi sinh vật;
- Công trình xử lý chất thải của dự án mở rộng, nâng cao công suất nhưng không có thay đổi so với giấy phép môi trường đã cấp;
- Công trình xử lý chất thải của các đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 39 Luật Bảo vệ môi trường 2020 khi đề nghị cấp điều chỉnh giấy phép môi trường;
- Công trình xử lý chất thải của cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp khi đề nghị cấp lại giấy phép môi trường nhưng không có thay đổi so với giấy phép môi trường thành phần hoặc giấy phép môi trường đã cấp.
Như vậy, không phải công trình xử lý chất thải nào cũng phải thực hiện vận hành thử nghiệm.
Vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải được thực hiện như thế nào?
Căn cứ khoản 2, 3, 4 và khoản 5 Điều 31 Nghị định 08/2022/NĐ-CP thì vận hành thử nghiệm được thực hiện như sau:
- Chủ dự án đầu tư không thuộc đối tượng phải đánh giá tác động môi trường nhưng phải có giấy phép môi trường và có công trình xử lý chất thải không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này có trách nhiệm vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải đó đồng thời với quá trình vận hành thử nghiệm toàn bộ dự án hoặc cho từng phân kỳ đầu tư của dự án (nếu dự án có phân kỳ đầu tư theo từng giai đoạn) hoặc cho hạng mục công trình xử lý chất thải độc lập của dự án khi đã hoàn thành việc thực hiện các nội dung sau đây:
+ Xây dựng các công trình xử lý chất thải theo giấy phép môi trường; lập hồ sơ hoàn thành công trình xử lý chất thải theo quy định của pháp luật về xây dựng (có biên bản bàn giao nghiệm thu giữa chủ đầu tư, nhà thầu thi công, giám sát thi công công trình xử lý chất thải) và có quy trình vận hành bảo đảm đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường. Chủ dự án đầu tư chịu trách nhiệm trước pháp luật về hồ sơ hoàn thành công trình xử lý chất thải;
+ Lắp đặt các thiết bị, hệ thống quan trắc nước thải, bụi, khí thải tự động, liên tục (đối với trường hợp phải lắp đặt) để giám sát chất lượng nước thải, khí thải theo quy định tại Nghị định này.
- Chủ dự án đầu tư thuộc đối tượng phải đánh giá tác động môi trường và phải có giấy phép môi trường và có công trình xử lý chất thải không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này có trách nhiệm vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải đó đồng thời với quá trình vận hành thử nghiệm toàn bộ dự án hoặc cho từng phân kỳ đầu tư của dự án (nếu dự án có phân kỳ đầu tư theo từng giai đoạn) hoặc cho hạng mục công trình xử lý chất thải độc lập của dự án theo giấy phép môi trường đã được cấp. Trường hợp có thay đổi kế hoạch vận hành thử nghiệm theo giấy phép môi trường đã được cấp thì phải thực hiện trách nhiệm quy định tại khoản 5 Điều này.
- Chủ cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp quy định tại khoản 2 Điều 39 Luật Bảo vệ môi trường 2020 phải thực hiện vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải của cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp theo quy định tại Điều này sau khi được cấp giấy phép môi trường, trừ trường hợp đã có giấy phép môi trường thành phần.
- Chủ dự án đầu tư quy định tại khoản 2 Điều này thông báo kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình, hạng mục công trình xử lý chất thải của dự án cho cơ quan cấp giấy phép môi trường trước ít nhất 10 ngày kể từ ngày vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải để theo dõi, giám sát; trường hợp cơ quan cấp giấy phép môi trường là Bộ Tài nguyên và Môi trường thì phải gửi thêm cho cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh để phối hợp, kiểm tra, giám sát việc thực hiện.
Có bắt buộc phải vận hành thử nghiệm trong công trình xử lý chất thải không?
Thời gian vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải là bao lâu?
Căn cứ khoản 6 Điều 31 Nghị định 08/2022/NĐ-CP thì thời gian vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải được tính từ thời điểm bắt đầu vận hành thử nghiệm được quy định như sau:
- Từ 03 đến 06 tháng đối với trường hợp dự án là khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp và dự án đầu tư thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với công suất lớn quy định tại Cột 3 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 08/2022/NĐ-CP;
- Thời gian vận hành thử nghiệm đối với các dự án khác do chủ dự án đầu tư quyết định và tự chịu trách nhiệm nhưng không quá 06 tháng và phải bảo đảm đánh giá được hiệu quả của công trình xử lý chất thải theo quy định;
- Trường hợp phải gia hạn quá trình vận hành thử nghiệm, chủ dự án đầu tư phải có văn bản thông báo, nêu rõ lý do gia hạn và thời gian gia hạn không quá 06 tháng. Đối với các dự án đầu tư có quy mô lớn, đầu tư theo từng giai đoạn, thời gian vận hành có thể được kéo dài theo quy định của cơ quan cấp phép.
Như vậy, bạn kinh doanh về sản xuất mía đường, đây là loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường thuộc mức II quy định tại phụ lục II kèm theo Nghị định 08/2022/NĐ-CP và thuộc công trình phải vận hành thử nghiệm theo quy định. Trong trường hợp, sản xuất mía đường của bạn có công suất từ 10.000 tấn sản phẩm/năm trở lên thì thời gian vận hành thử nghiệm từ 03 đến 06 tháng. Còn nếu công suất bạn thấp hơn thì thời gian vận hành thử nghiệm sẽ không quá 06 tháng do bạn quyết định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Gợi ý kết quả khắc phục những hạn chế khuyết điểm của chi bộ tại báo cáo kiểm điểm chi bộ mới nhất?
- Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm 2021 2030 nêu phương hướng nhiệm vụ giải pháp: Xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, phòng thủ quân khu thành khu vực gì?
- Báo cáo thành tích cá nhân Bí thư chi bộ cuối năm 2024? Tải báo cáo thành tích của Bí thư chi bộ thôn cuối năm?
- Hộ gia đình bị thu hồi đất phi nông nghiệp không phải đất ở có thể được bồi thường bằng đất ở hoặc nhà ở không?
- Mẫu Bản kiểm điểm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân mới nhất? Hướng dẫn viết bản kiểm điểm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân?