Có bắt buộc phải mở phiên điều trần trước khi ra quyết định xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh hay không?
Có bắt buộc phải mở phiên điều trần trước khi ra quyết định xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh hay không?
Căn cứ khoản 4 Điều 91 Luật Cạnh tranh 2018 quy định về xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh như sau:
Xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh
1. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ việc, báo cáo điều tra và kết luận điều tra, Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia phải ra quyết định thành lập Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh để xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh.
2. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được thành lập, Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh có thể yêu cầu Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh tiến hành điều tra bổ sung trong trường hợp nhận thấy các chứng cứ thu thập chưa đủ để xác định hành vi vi phạm quy định của pháp luật về cạnh tranh. Thời hạn điều tra bổ sung là 60 ngày kể từ ngày yêu cầu.
3. Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày được thành lập hoặc ngày nhận được báo cáo điều tra và kết luận điều tra bổ sung, Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh phải ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ việc cạnh tranh theo quy định tại Điều 92 của Luật này hoặc ra quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh theo quy định tại Điều 94 của Luật này.
4. Trước khi ra quyết định xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh, Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh phải mở phiên điều trần theo quy định tại Điều 93 của Luật này.
5. Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh ra quyết định xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh trên cơ sở thảo luận, bỏ phiếu kín và quyết định theo đa số.
Như vậy, theo quy định, trước khi ra quyết định xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh, Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh phải mở phiên điều trần.
Có bắt buộc phải mở phiên điều trần trước khi ra quyết định xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh hay không? (Hình từ Internet)
Phiên điều trần trong tố tụng cạnh tranh có bắt buộc phải tổ chức công khai không?
Căn cứ khoản 2 Điều 93 Luật Cạnh tranh 2018 quy định về phiên điều trần như sau:
Phiên điều trần
1. Chậm nhất là 15 ngày trước ngày kết thúc thời hạn quy định tại khoản 3 Điều 91 của Luật này, Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh phải mở phiên điều trần.
2. Phiên điều trần được tổ chức công khai. Trường hợp nội dung điều trần có liên quan đến bí mật nhà nước, bí mật kinh doanh thì có thể được tổ chức kín.
3. Quyết định mở phiên điều trần và giấy triệu tập tham gia phiên điều trần phải được gửi cho bên khiếu nại, bên bị điều tra và các tổ chức, cá nhân liên quan chậm nhất là 05 ngày làm việc trước ngày mở phiên điều trần; trường hợp đã được Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh triệu tập tham gia phiên điều trần mà vắng mặt không có lý do chính đáng hoặc đã được triệu tập tham gia phiên điều trần hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt thì Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh vẫn tiến hành xử lý vụ việc cạnh tranh theo quy định.
...
Như vậy, theo quy định, phiên điều trần không bắt buộc phải được tổ chức công khai.
Trường hợp nội dung điều trần có liên quan đến bí mật nhà nước, bí mật kinh doanh thì có thể được tổ chức kín.
Người tham gia phiên điều trần trong tố tụng cạnh tranh bao gồm những ai?
Căn cứ khoản 4 Điều 93 Luật Cạnh tranh 2018 quy định về phiên điều trần như sau:
Phiên điều trần
...
3. Quyết định mở phiên điều trần và giấy triệu tập tham gia phiên điều trần phải được gửi cho bên khiếu nại, bên bị điều tra và các tổ chức, cá nhân liên quan chậm nhất là 05 ngày làm việc trước ngày mở phiên điều trần; trường hợp đã được Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh triệu tập tham gia phiên điều trần mà vắng mặt không có lý do chính đáng hoặc đã được triệu tập tham gia phiên điều trần hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt thì Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh vẫn tiến hành xử lý vụ việc cạnh tranh theo quy định.
4. Những người tham gia phiên điều trần bao gồm:
a) Thành viên Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh;
b) Bên khiếu nại;
c) Bên bị điều tra;
d) Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bên khiếu nại, bên bị điều tra;
đ) Thủ trưởng Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh và điều tra viên vụ việc cạnh tranh đã điều tra vụ việc cạnh tranh;
e) Thư ký phiên điều trần;
g) Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và những người khác được ghi trong quyết định mở phiên điều trần.
5. Tại phiên điều trần, người tham gia phiên điều trần trình bày ý kiến và tranh luận để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Các ý kiến và tranh luận tại phiên điều trần phải được ghi vào biên bản.
Như vậy, người tham gia phiên điều trần trong tố tụng cạnh tranh bao gồm:
(1) Thành viên Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh;
(2) Bên khiếu nại;
(3) Bên bị điều tra;
(4) Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bên khiếu nại, bên bị điều tra;
(5) Thủ trưởng Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh và điều tra viên vụ việc cạnh tranh đã điều tra vụ việc cạnh tranh;
(6) Thư ký phiên điều trần;
(7) Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và những người khác được ghi trong quyết định mở phiên điều trần.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ hoạt động trong những lĩnh vực nào thì được giảm thuế TNDN?
- Cơ sở lưu trú du lịch đáp ứng tối thiểu bao nhiêu lượt khách lưu trú thì được công nhận khu du lịch cấp tỉnh?
- Thông thầu bao gồm các hành vi nào? Người có hành vi thông thầu bị đi tù không? Mức phạt tù cao nhất đối với hành vi thông thầu?
- Thông quan là gì? Hàng hóa được thông quan khi nào? Cụ thể quyền, nghĩa vụ người khai hải quan?
- Tổ chức Đảng vi phạm về giải quyết khiếu nại, tố cáo gây hậu quả ít nghiêm trọng bị kỷ luật bằng hình thức khiển trách trong trường hợp nào?