Có bắt buộc phải được chủ nợ có bảo đảm bằng tài sản đồng ý khi phương án phục hồi hoạt động kinh doanh có sử dụng tài sản bảo đảm đó không?
- Chủ nợ có bảo đảm có thể là cá nhân không?
- Có bắt buộc phải được chủ nợ có bảo đảm bằng tài sản đồng ý khi phương án phục hồi hoạt động kinh doanh có sử dụng tài sản bảo đảm đó không?
- Khi có bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật và có quyết định kê biên tài sản của doanh nghiệp để bảo đảm thi hành án thì người được thi hành án được thanh toán như thế nào?
Chủ nợ có bảo đảm có thể là cá nhân không?
Chủ nợ có bảo đảm được giải thích tại khoản 5 Điều 4 Luật Phá sản 2014 thì chủ nợ có bảo đảm là cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền yêu cầu doanh nghiệp, hợp tác xã phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ được bảo đảm bằng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã hoặc của người thứ ba.
Như vậy, chủ nợ có bảo đảm có thể là cá nhân. Cá nhân này có quyền yêu cầu doanh nghiệp, hợp tác xã phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ được bảo đảm bằng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã hoặc của người thứ ba.
Chủ nợ có bảo đảm (Hình từ Internet)
Có bắt buộc phải được chủ nợ có bảo đảm bằng tài sản đồng ý khi phương án phục hồi hoạt động kinh doanh có sử dụng tài sản bảo đảm đó không?
Có bắt buộc phải được chủ nợ có bảo đảm bằng tài sản đồng ý khi phương án phục hồi hoạt động kinh doanh có sử dụng tài sản bảo đảm đó không, thì theo khoản 4 Điều 91 Luật Phá sản 2014, Công văn 2573/UBPL13 năm 2014 như sau:
Nội dung và trình tự Hội nghị chủ nợ thông qua phương án phục hồi hoạt động kinh doanh
...
4. Nghị quyết của Hội nghị chủ nợ thông qua phương án phục hồi hoạt động kinh doanh khi được quá nửa tổng số chủ nợ không có bảo đảm có mặt và đại diện cho từ 65% tổng số nợ không có bảo đảm trở lên biểu quyết tán thành.
Trường hợp phương án phục hồi hoạt động kinh doanh có sử dụng tài sản bảo đảm thì phải quy định rõ thời gian sử dụng tài sản có bảo đảm, phương án xử lý tài sản bảo đảm và phải được chủ nợ có bảo đảm bằng tài sản đó đồng ý.
5. Nghị quyết của Hội nghị chủ nợ có hiệu lực ràng buộc đối với tất cả các chủ nợ.
6. Trường hợp không tổ chức lại được Hội nghị chủ nợ hoặc Hội nghị chủ nợ không thông qua được Nghị quyết theo khoản 5 Điều này thì Tòa án nhân dân tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản.
Như vậy, phương án phục hồi hoạt động kinh doanh có sử dụng tài sản bảo đảm thì bắt buộc phải có sự đồng ý của chủ nợ có bảo đảm bằng tài sản đó.
Và phương án này phải quy định rõ thời gian sử dụng tài sản có bảo đảm, phương án xử lý tài sản bảo đảm.
Khi có bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật và có quyết định kê biên tài sản của doanh nghiệp để bảo đảm thi hành án thì người được thi hành án được thanh toán như thế nào?
Khi có bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật và có quyết định kê biên tài sản của doanh nghiệp để bảo đảm thi hành án thì người được thi hành án được thanh toán theo điểm b khoản 1 Điều 72 Luật Phá sản 2014 như sau:
Giải quyết việc đình chỉ thi hành án dân sự, giải quyết vụ việc
1. Trường hợp đình chỉ thi hành án theo quy định tại khoản 2 Điều 71 của Luật này thì tùy từng trường hợp, Tòa án nhân dân đang tiến hành thủ tục phá sản xử lý như sau:
a) Trường hợp bản án, quyết định của Tòa án nhân dân đã có hiệu lực pháp luật và không có quyết định kê biên tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã để bảo đảm thi hành án thì người được thi hành án được thanh toán như một chủ nợ không có bảo đảm;
b) Trường hợp bản án, quyết định của Tòa án nhân dân đã có hiệu lực pháp luật và có quyết định kê biên tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã để bảo đảm thi hành án thì người được thi hành án được thanh toán như một chủ nợ có bảo đảm.
2. Trường hợp đình chỉ giải quyết vụ việc theo quy định tại khoản 2 Điều 71 của Luật này thì ngay sau khi nhận được hồ sơ vụ việc do Tòa án nhân dân ra quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ việc chuyển đến, Tòa án nhân dân đang tiến hành thủ tục phá sản phải xem xét, quyết định nghĩa vụ tài sản mà doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán phải thực hiện hoặc nghĩa vụ tài sản mà đương sự khác phải thực hiện đối với doanh nghiệp, hợp tác xã như sau:
a) Trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán phải thực hiện nghĩa vụ về tài sản thì người được doanh nghiệp, hợp tác xã thực hiện nghĩa vụ về tài sản có quyền yêu cầu được thanh toán trong khối tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã như một chủ nợ;
b) Trường hợp bên đương sự phải thực hiện nghĩa vụ về tài sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán thì phải thanh toán cho doanh nghiệp, hợp tác xã giá trị tương ứng với nghĩa vụ tài sản đó.
...
Như vậy, khi có bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật và có quyết định kê biên tài sản của doanh nghiệp để bảo đảm thi hành án thì người được thi hành án được thanh toán như một chủ nợ có bảo đảm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quyền khác đối với tài sản là gì? Gồm những quyền nào? Quyền khác đối với tài sản có bị hạn chế, bị tước đoạt?
- Mốc giới ngăn cách các bất động sản được quy định như thế nào? Các trường hợp được miễn giấy phép xây dựng?
- Tải bảng tổng hợp chi phí tư vấn đầu tư xây dựng mới nhất? Công thức xác định chi phí tư vấn đầu tư xây dựng?
- Tổng hợp cách tra cứu phạt nguội toàn quốc 2025 nhanh chóng? Cách kiểm tra phạt nguội online toàn quốc chi tiết thế nào?
- Bản tự đánh giá xếp loại hạnh kiểm của học sinh cuối kì 1 năm học 2024 2025? Viết bản tự xếp loại hạnh kiểm học sinh cuối kì 1?