Có bắt buộc phải có đề mục trong danh mục hồ sơ không? Sau khi đã có danh mục hồ sơ, việc lập và nộp lưu hồ sơ được quy định như thế nào?

Đối với hoạt động lập hồ sơ và công tác giao nộp lưu các hồ sơ, tài liệu vào cơ quan, thành phần danh mục hồ sơ có bao gồm đề mục không? Có bắt buộc phải có đề mục trong danh mục hồ sơ không? Danh mục hồ sơ do ai phê duyệt? Sau khi đã có danh mục hồ sơ, việc lập và nộp lưu hồ sơ được quy định như thế nào?

Có bắt buộc phải có đề mục trong danh mục hồ sơ không?

Tại Điều 28 Nghị định 30/2020/NĐ-CP có quy định về việc lập danh mục hồ sơ như sau:

"Điều 28. Lập Danh mục hồ sơ
... Mẫu Danh mục hồ sơ được thực hiện theo quy định tại Phụ lục V Nghị định này."

Dẫn chiếu đến quy định tại Mục I Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định 30/2020/NĐ-CP về việc xây dựng danh mục hồ sơ như sau:

"I. XÂY DỰNG DANH MỤC HỒ SƠ
Danh mục hồ sơ gồm các thành phần: Các đề mục, số và ký hiệu của hồ sơ, tiêu đề hồ sơ, thời hạn bảo quản của hồ sơ, người lập hồ sơ.
1. Đề mục trong Danh mục hồ sơ được xây dựng theo cơ cấu tổ chức (tên các đơn vị trong cơ quan, tổ chức) hoặc theo lĩnh vực hoạt động (tên các lĩnh vực hoạt động chủ yếu của cơ quan, tổ chức). Trong từng đề mục lớn được chia thành các đề mục nhỏ tương ứng với tên các đơn vị (theo cơ cấu tổ chức) hoặc chia thành các mặt hoạt động (theo lĩnh vực hoạt động). Trong các đề mục nhỏ, trật tự các hồ sơ được sắp xếp theo nguyên tắc từ chung đến riêng, từ tổng hợp đến cụ thể.
Các đề mục lớn được đánh số liên tục bằng chữ số La Mã. Các đề mục nhỏ (nếu có) trong từng đề mục lớn được đánh số riêng bằng chữ số Ả Rập. Chữ viết tắt của các đề mục lớn trong Danh mục hồ sơ do cơ quan, tổ chức quy định nhưng cần ngắn gọn, dễ hiểu.
2. Số, ký hiệu của hồ sơ bao gồm: số thứ tự (được đánh bằng chữ số Ả Rập) và ký hiệu (bằng các chữ viết tắt) của đề mục lớn.
Việc đánh số hồ sơ có thể áp dụng một trong hai cách sau: Số của hồ sơ được đánh liên tục trong toàn Danh mục, bắt đầu từ số 01 hoặc số của hồ sơ được đánh liên tục trong phạm vi từng đề mục lớn, bắt đầu từ số 01.
3. Tiêu đề hồ sơ: Cần viết ngắn gọn, rõ ràng nhưng phải khái quát được nội dung của các văn bản, tài liệu sẽ hình thành trong quá trình theo dõi, giải quyết công việc.
4. Thời hạn bảo quản của hồ sơ được xác định theo quy định hiện hành: Vĩnh viễn hoặc thời hạn bằng số năm cụ thể."

Căn cứ vào quy định trên, có thể thấy đề mục của hồ sơ là một trong những thành phần bắt buộc của danh mục hồ sơ. Việc lập đề mục hồ sơ nói riêng và danh mục hồ sơ nói chung được thực hiện cụ thể theo quy định trên.

Hồ sơ

Có bắt buộc phải có đề mục trong danh mục hồ sơ không?

Danh mục hồ sơ do ai phê duyệt?

Tại Điều 28 Nghị định 30/2020/NĐ-CP có quy định"

"Điều 28. Lập Danh mục hồ sơ
Danh mục hồ sơ do người đứng đầu cơ quan, tổ chức phê duyệt, được ban hành vào đầu năm và gửi các đơn vị, cá nhân liên quan làm căn cứ để lập hồ sơ. ..."

Như vậy, danh mục hồ sơ sẽ do người đứng đầu cơ quan, tổ chức phê duyệt và được ban hành vào đầu năm, gửi đến các đơn vị, cá nhân liên quan để làm căn cứ lập hồ sơ.

Sau khi đã có danh mục hồ sơ, việc lập và nộp lưu hồ sơ được quy định như thế nào?

Quá trình lập và nộp lưu hồ sơ được quy định cụ thể về trình tự thực hiện tại Điều 29 và Điều 30 Nghị định 30/2020/NĐ-CP như sau:

* Lập hồ sơ:

(1) Yêu cầu

a) Phản ánh đúng chức năng, nhiệm vụ của đơn vị, cơ quan, tổ chức.

b) Các văn bản, tài liệu trong một hồ sơ phải có sự liên quan chặt chẽ với nhau và phản ánh đúng trình tự diễn biến của sự việc hoặc trình tự giải quyết công việc.

(2) Mở hồ sơ

a) Cá nhân được giao nhiệm vụ giải quyết công việc có trách nhiệm mở hồ sơ theo Danh mục hồ sơ hoặc theo kế hoạch công tác.

b) Cập nhật những thông tin ban đầu về hồ sơ theo Danh mục hồ sơ đã ban hành.

c) Trường hợp các hồ sơ không có trong Danh mục hồ sơ, cá nhân được giao nhiệm vụ giải quyết công việc tự xác định các thông tin: Tiêu đề hồ sơ, số và ký hiệu hồ sơ, thời hạn bảo quản hồ sơ, người lập hồ sơ và thời gian bắt đầu.

(3) Thu thập, cập nhật văn bản, tài liệu vào hồ sơ

Cá nhân được giao nhiệm vụ có trách nhiệm thu thập, cập nhật tất cả văn bản, tài liệu hình thành trong quá trình theo dõi, giải quyết công việc vào hồ sơ đã mở, bao gồm tài liệu phim, ảnh, ghi âm (nếu có) bảo đảm sự toàn vẹn, đầy đủ của hồ sơ, tránh bị thất lạc.

(4) Kết thúc hồ sơ

a) Hồ sơ được kết thúc khi công việc đã giải quyết xong.

b) Người lập hồ sơ có trách nhiệm: Rà soát lại toàn bộ văn bản, tài liệu có trong hồ sơ; loại ra khỏi hồ sơ bản trùng, bản nháp; xác định lại thời hạn bảo quản của hồ sơ; chỉnh sửa tiêu đề, số và ký hiệu hồ sơ cho phù hợp; hoàn thiện, kết thúc hồ sơ.

c) Đối với hồ sơ giấy: Người lập hồ sơ thực hiện đánh số tờ đối với hồ sơ có thời hạn bảo quản từ 05 năm trở lên và viết Mục lục văn bản đối với hồ sơ có thời hạn bảo quản vĩnh viễn; viết chứng từ kết thúc đối với tất cả hồ sơ.

d) Đối với hồ sơ điện tử: Người lập hồ sơ có trách nhiệm cập nhật vào Hệ thống các thông tin còn thiếu. Việc biên mục văn bản trong hồ sơ được thực hiện bằng chức năng của Hệ thống.

* Nộp lưu hồ sơ vào Lưu trữ cơ quan

(1) Hồ sơ, tài liệu nộp lưu vào Lưu trữ cơ quan phải đủ thành phần, đúng thời hạn và thực hiện theo trình tự, thủ tục quy định.

(2) Thời hạn nộp lưu hồ sơ, tài liệu vào Lưu trữ cơ quan

a) Đối với hồ sơ, tài liệu xây dựng cơ bản: Trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày công trình được quyết toán.

b) Đối với hồ sơ, tài liệu khác: Trong thời hạn 01 năm kể từ ngày công việc kết thúc.

(3) Thủ tục nộp lưu

a) Đối với hồ sơ giấy

Khi nộp lưu tài liệu phải lập 02 bản “Mục lục hồ sơ, tài liệu nộp lưu” và 02 bản “Biên bản giao nhận hồ sơ, tài liệu” theo mẫu tại Phụ lục V Nghị định này. Đơn vị, cá nhân nộp lưu tài liệu và Lưu trữ cơ quan giữ mỗi loại 01 bản.

b) Đối với hồ sơ điện tử

Cá nhân được giao nhiệm vụ giải quyết công việc và lập hồ sơ thực hiện nộp lưu hồ sơ điện tử vào Lưu trữ cơ quan trên Hệ thống.

Lưu trữ cơ quan có trách nhiệm kiểm tra, nhận hồ sơ theo Danh mục; liên kết chính xác dữ liệu đặc tả với hồ sơ; tiếp nhận và đưa hồ sơ về chế độ quản lý hồ sơ lưu trữ điện tử trên Hệ thống.

Như vậy, đối với công tác lập và nộp lưu hồ sơ vào cơ quan, pháp luật hiện hành đã có những quy định tương đối chi tiết về quá trình, cách thức thực hiện để đảm bảo hoạt động này được diễn ra một cách thống nhất và đạt hiệu quả tối ưu.

Danh mục hồ sơ
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Danh mục hồ sơ phục vụ quản lý, vận hành và bảo trì công trình gồm những gì?
Pháp luật
Mẫu Danh mục hồ sơ lưu trữ cơ quan mới nhất theo Hướng dẫn 17? Tải ở đâu? Hướng dẫn cách ghi? Căn cứ và nội dung lập?
Pháp luật
Danh mục hồ sơ là gì? Mẫu Danh mục hồ sơ theo Nghị định 30? Cách xây dựng Danh mục hồ sơ chi tiết?
Pháp luật
Có bắt buộc phải có đề mục trong danh mục hồ sơ không? Sau khi đã có danh mục hồ sơ, việc lập và nộp lưu hồ sơ được quy định như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Danh mục hồ sơ
10,896 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Danh mục hồ sơ

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Danh mục hồ sơ

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào