Có bắt buộc phải có chứng chỉ chứng nhận chuyên môn về y tế lao động đối với người làm công tác y tế doanh nghiệp không?
- Có bắt buộc phải có chứng chỉ chứng nhận chuyên môn về y tế lao động đối với người làm công tác y tế doanh nghiệp không?
- Việc cấp chứng chỉ chứng nhận chuyên môn về y tế lao động được quy định như thế nào?
- Nội dung chi tiết của đào tạo cấp chứng chỉ chứng nhận chuyên môn về y tế lao động được quy định như thế nào?
Có bắt buộc phải có chứng chỉ chứng nhận chuyên môn về y tế lao động đối với người làm công tác y tế doanh nghiệp không?
Theo quy định tại Nghị định 140/2018/NĐ-CP thì không phải đều bỏ tất cả những quy định liên quan đến chứng chỉ chứng nhận chuyên môn về y tế lao động, tại khoản 20 Điều 1 (nội dung sửa đổi khoản 1 và khoản 2 Điều 40 Nghị định 44/2016/NĐ-CP) vẫn còn quy định:
"Điều 40. Trách nhiệm của Bộ Y tế
1. Chủ trì quản lý, hướng dẫn, kiểm tra về công tác cấp chứng chỉ chứng nhận chuyên môn về y tế lao động, huấn luyện sơ cứu, cấp cứu tại nơi làm việc. Tổ chức tiếp nhận thông tin và công bố trên cổng thông tin điện tử của Bộ Y tế về thông tin của các đơn vị y tế cấp chứng chỉ chứng nhận chuyên môn về y tế lao động, thực hiện huấn luyện sơ cứu, cấp cứu tại nơi làm việc theo thẩm quyền quản lý.
Chỉ đạo Sở Y tế thực hiện công tác quản lý, kiểm tra, tiếp nhận thông tin và công bố trên cổng thông tin điện tử của Sở Y tế về thông tin của các đơn vị y tế thực hiện huấn luyện sơ cứu, cấp cứu tại nơi làm việc, cấp chứng chỉ chứng nhận chuyên môn về y tế lao động...."
Tuy nhiên, căn cứ theo khoản 4 Điều 73 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 thì có quy định như sau:
"Người làm công tác y tế ở cơ sở phải có trình độ chuyên môn về y tế và chứng chỉ chứng nhận chuyên môn về y tế lao động."
Đồng thời, tại khoản 3 Điều 37 Nghị định 39/2016/NĐ-CP quy định điều kiện về người làm công tác y tế ở cơ sở phải đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định như:
"a) Có trình độ chuyên môn y tế bao gồm: bác sỹ, bác sỹ y tế dự phòng, cử nhân Điều dưỡng, y sỹ, Điều dưỡng trung học, hộ sinh viên;
b) Có chứng chỉ chứng nhận chuyên môn về y tế lao động."
Như vậy thì người làm công tác y tế doanh nghiệp vẫn bắt buộc phải có chứng chỉ chứng nhận chuyên môn về y tế lao động theo quy định.
Chứng chỉ chứng nhận chuyên môn về y tế lao động (Hình từ Internet)
Việc cấp chứng chỉ chứng nhận chuyên môn về y tế lao động được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 4 Thông tư 29/2021/TT-BYT quy định về quản lý đào tạo cấp chứng chỉ chứng nhận chuyên môn về y tế lao động như sau:
"1. Người tham gia đào tạo để được cấp chứng chỉ chuyên môn về y tế lao động phải tham dự đủ thời gian đào tạo quy định tại Khoản 3 Điều 3 Thông tư này.
2. Cơ sở đào tạo cấp chứng chỉ chứng nhận chuyên môn về y tế lao động cho người tham dự khóa đào tạo tham khảo Mẫu Chứng chỉ chứng nhận chuyên môn về y tế lao động quy định tại Phụ lục số 02 ban hành kèm theo Thông tư này để thực hiện thống nhất sau khi người tham gia đào tạo được kiểm tra, đánh giá đạt yêu cầu theo quy định của pháp luật về giáo dục và quy chế đào tạo của cơ sở đào tạo.
3. Cơ sở đào tạo lập sổ theo dõi, quản lý việc cấp chứng chỉ chứng nhận chuyên môn về y tế lao động theo mẫu quy định tại Phụ lục số 03 ban hành kèm theo Thông tư này."
Nội dung chi tiết của đào tạo cấp chứng chỉ chứng nhận chuyên môn về y tế lao động được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Phụ lục số 01 Nội dung chi tiết đào tạo cấp chứng chỉ chứng nhận chuyên môn về y tế lao động ban hành kèm theo Thông tư 29/2021/TT-BYT như sau:
Bài 1: Tổng quan các văn bản quy phạm pháp luật về vệ sinh lao động, chăm sóc sức khỏe người lao động;
Bài 2: Quản lý yếu tố có hại tại cơ sở sản xuất, kinh doanh và quan trắc môi trường lao động;
Bài 3: Bệnh nghề nghiệp và bệnh liên quan đến nghề nghiệp;
Bài 4: Sơ cứu, cấp cứu tại nơi làm việc;
Bài 5: Phòng chống dịch bệnh và các bệnh không lây nhiễm tại nơi làm việc;
Bài 6: An toàn thực phẩm và dinh dưỡng tại nơi làm việc;
Bài 7: Truyền thông giáo dục về vệ sinh lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp, chăm sóc, nâng cao sức khỏe tại nơi làm việc;
Bài 8: Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác vệ sinh lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp tại cơ sở lao động;
Bài 9: Quản lý hồ sơ vệ sinh lao động, sức khỏe người lao động.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Các yếu tố chi phí đầu vào đại diện để xác định chỉ số giá xây dựng là những chi phí như thế nào?
- Cơ sở dữ liệu về hội là gì? Thông tin trong cơ sở dữ liệu về hội được xác lập từ những nguồn nào?
- Quy đổi vốn đầu tư xây dựng cần phải phản ánh yếu tố nào? Có bao nhiêu phương pháp quy đổi vốn đầu tư xây dựng?
- Thử nghiệm khả năng chịu lực của kết cấu công trình được thực hiện trước hay sau khi nghiệm thu giai đoạn thi công xây dựng?
- Hợp đồng bảo đảm là gì? Hợp đồng bảo đảm bao gồm hợp đồng nào? Hợp đồng bảo đảm phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ 3?